Các chỉ tiêu về năng suất chè

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (em) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kim tuyên tại phú thọ (Trang 32 - 123)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.2.Các chỉ tiêu về năng suất chè

- Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm đếm số

búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đường chéo góc của ô thí nghiệm).

- Khối lượng búp một tôm hai lá, một tôm ba lá (g)

+ Thời điểm theo dõi: Khi hái búp.

+ Cách theo dõi: Hái mỗi điểm theo dõi 30 búp một tôm hai lá (hoặc một tôm ba lá), chia làm 3 lần cân, mỗi lần 10 búp, tính giá trị trung bình.

- Năng suất tươi trong mỗi lứa hái (kg/lứa): Cân toàn bộ búp chè hái được,

tính trung bình năng suất 03 lần nhắc lại là năng suất bình quân ở mỗi lứa hái ở mỗi công thức.

- Năng suất thực thu (kg/ha) 2.4.3. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu

- Thành phần cơ giới búp: Trong mỗi ô thí nghiệm hái 10 búp một tôm ba

lá, tách riêng búp, lá một, lá hai, lá ba, cuộng sau đó cân lấy khối lượng và tính tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ tôm(%) = 100 P P 1 Tỷ lệ lá 1(%) = 100 P P2  Tỷ lệ lá 3(%) = 100 P P3  Tỷ lệ cuộng(%) = 100 P P4 

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong đó: P1, P2, P3, P4 lần lượt là khối lượng tôm, lá một, lá hai, lá 3 và cuộng. P là khối lượng của 10 búp một tôm 3 lá.

- Xác định tỷ lệ bánh tẻ: Lấy mẫu của lô búp theo phương pháp đường chéo 5

điểm.

Phương pháp xác định: Dùng phương pháp xác định bấm bẻ để xác định độ non già của búp chè. Mỗi lần nhắc cân 50g mẫu thực hiện bấm bẻ số búp của mẫu. Đối với cuống bẻ ngược từ cuống hái đến đỉnh búp, đối với lá bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ là phần bánh tẻ có trong lượng P1, phần non có trọng lượng P2 (trong đó: P1 +P2=50g)

Tỷ lệ (%) búp bánh tẻ = P1:50x100 Tỷ lệ (%) búp non = P2:50x100

- Căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ để đánh giá phẩm cấp búp theo từng công thức. Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau (theo TCVN 1053-71):

Loại chè A B C D

Tỷ lệ bánh tẻ (%) 0- 10% 11- 20% 21- 30% >30%

Tỷ lệ các thành phần búp TB là bình quân lần lượt các giá trị ở 3 lần nhắc lại

- Tỉ lệ búp mù xoè (%)

Phương pháp xác định: Mỗi công thức chọn 5 cây, hái tổng số búp của cây, rồi đếm số búp mù có trong tổng số búp của 5 cây

BM% = Tổng số búp mù x 100

Tổng số búp

2.4.4. Các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu - Các chỉ tiêu sinh hóa - Các chỉ tiêu sinh hóa

+ Phân tích hàm lượng tanin theo LeWenthal với K = 0,582 (1964). + Xác định hàm lượng chất tan (HCT) theo Vonronxop. V. E (1946)

+ Định lượng chất thơm theo Kharepbava (1960), tính bằng ml KMnO4 0,01N/100g chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Hàm lượng catechin tổng số theo phương pháp sắc ký lớp mỏng của Djinjolia (1971)

+ Xác định hàm lượng đường khử theo Betrand

+ Xác định hàm lượng axitamin theo V.R.Papove (1966) + Xác định hàm lượng đạm tổng số theo Kjeldal với K = 1,42. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.5. Các chỉ tiêu về khả năng chống chịu của cây chè

- Mức độ gây hại của rầy xanh (con/khay): Định kỳ theo dõi 10 ngày một

lần (vào các ngày 9, 19, 29). Dùng khay có kích thước 35x25x5cm, đáy khay có tráng một lớp dầu hỏa. Đặt nghiêng khay dưới tán chè, dùng tay đập mạnh 5 cái trên tán chè theo phương vuông góc với khay từ trên xuống, đếm số rầy xanh rơi vào khay.

Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) = Tổng số rầy xanh điều tra Tổng số khay điều tra

- Mức độ gây hại của bọ cánh tơ (con/búp): Tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu

nhiên 25 búp cho vào túi nilon sau đó đem vào phòng dùng kính lúp đếm số bọ cánh tơ trên búp.

Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) = Tổng số bọ cánh tơ điều tra Tổng số búp điều tra (25 búp)

- Mức độ gây hại của nhện đỏ nâu (con/lá): Tại mỗi điểm điều tra hái ngẫu

nhiên 25 lá (bao gồm lá non, lá bánh tẻ và lá già) cho vào túi nilon sau đó đem vào phòng dùng kính lúp đếm số nhện đỏ trên lá.

Cách tính: Mật độ nhện đỏ (con/lá) = Tổng số nhện điều tra

Tổng số lá điều tra (25 lá)

2.4.6. Tính hiệu quả của phun chế phẩm

- Lợi nhuận (RVAC) được tính bằng tổng thu nhập (GR) trừ đi tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.5. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng phần mềm IRRISTAT và EXCEL.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHẦN III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hƣởng của điều kiện thời tiết khí hậu trong thời gian nghiên cứu

Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động của các điều kiện sinh thái trong quá trình sống của nó. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới. Tuy vậy, cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ tuyến nam đến 45 vĩ tuyến bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên sản. Trong những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh tác. Những công trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xô cho thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất chè.

Kết quả điều kiện thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài thể hiện tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu trong thời điểm nghiên cứu tại Phú Hộ - Phú Thọ năm 2011 Tháng Nhiệt độ TB (0C) Nhiệt độ tối cao (0C) Nhiệt độ tối thấp (0C) Độ ẩm KK TB (%) Độ ẩm KK tối thấp (%) Tổng lƣợng mƣa (mm) Tổng giờ nắng (giờ) 1 12,0 21,7 7,8 79,0 27,9 28,2 9,5 2 17,1 27,0 9,5 86,0 32,9 27,6 24,8 3 16,5 24,3 9,1 86,0 31,9 140,5 12,6 4 23,1 31,0 14,0 83,0 70,4 71,4 102,2 5 23,1 34,8 20,0 81,0 65,0 329,7 134,4 6 28,5 36,0 23,8 81,0 60,5 187,1 146,1 7 34,4 25,7 29,2 89,2 67,9 205,7 147,3 Nguồn: Trạm khí tượng Phú Hộ, 8/2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất định. Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956) thì cây chè bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 10oC. Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5oC và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 - 23oC. Giới hạn độ nhiệt thấp đối với sinh trưởng của chè biểu hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trưởng trong mùa đông và sinh trưởng trở lại khi có độ nhiệt ấm áp của mùa xuân trong những vùng khí hậu á nhiệt đới. Đối với sinh trưởng của cây trong thời kỳ này thì độ nhiệt không khí trở thành nhân tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ - 5oC đến -25o

C hoặc thấp hơn. Nhiệt độ thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù. Nhiệt độ là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm.

Kết quả theo dõi thu thập điều kiện khí hậu cho thấy: Nhìn chung điều kiện khí hậu 2011 vẫn đảm bảo sinh trưởng phát triển của cây chè. Trong các tháng 1, tháng 2 và tháng 3 ngưỡng nhiệt độ thấp (nhiệt dộ <100

C) làm ảnh hưởng đến khả năng bật mầm muộn và thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp đầu tiên chậm hơn.

3.2. Ảnh hƣởng của nồng độ phun chế phẩm đến thời gian bật mầm sau đốn của chè Kim Tuyên chè Kim Tuyên

Thời gian bật mầm sau đốn (hay khả năng bật mầm) phản ánh khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây chè. Cây bật mầm nhanh có thể tận dụng thời gian cho nhiều lứa hái trong năm, từ đó làm tăng năng suất. Kết quả theo dõi khả năng bật mầm của các công thức được thể hiện ở bảng 3.2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2: Kết quả ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm đến thời gian bật mầm sau đốn

Thời gian theo dõi Nồng độ phun

Thời gian bật mầm sau đốn (ngày)

A0 (Đ/C) 50 A1 - 0,1% 49 A2 - 0,2% 47 A3 - 0,3% 45 A4 - 0,5% 47

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Các nồng độ phun khác nhau thời gian bật mầm sau đốn dao động trong khoảng từ 45- 50 ngày. Trong đó, phun EM ở nồng độ 0,3% thời gian bật mầm sau đốn là 45 ngày, không sử dụng chế phẩm EM thời gian bật mầm sau đốn 50 ngày.

3.2.1. Ảnh hưởng của nông độ chế phẩm đến thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp và tốc độ tăng trưởng búp trưởng búp và tốc độ tăng trưởng búp

3.2.1.1.Thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng

Búp chè là sản phẩm thu hoạch của sản xuất chè. Từ nguyên liệu búp 1 tôm 2 - 3 lá người ta chế biến ra các loại chè khác nhau. Chất lượng chè thành phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật chế biến, kỹ thuật canh tác và giống.

Thời gian hoàn thành đợt búp đủ tiêu chuẩn hái được tính từ khi xuất hiện mầm rõ rệt đến khi búp có 1 tôm, 5 lá thật (vụ xuân). Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, đánh giá khả năng cho năng suất của chè. Mặt khác, thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp phụ thuộc vào giống, dinh dưỡng và điều kiện ngoại cảnh. Thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng càng ngắn, chứng tỏ cây chè sinh trưởng mạnh, tốc độ ra lá nhanh, là cơ sở để đạt năng suất cao. Đặc biệt vụ xuân, nếu thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng ngắn có nghĩa là cây có khả năng sinh trưởng tốt ngay trong điều kiện lạnh. Theo dõi thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng vụ xuân chúng tôi thu được số liệu ở bảng 3.3:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp đầu tiên (vụ xuân 2/2011)

Nồng độ phun A0 (đ/c) A1 – 0,1% A2-0,2% A3-0,3% A4-0,5%

Thời gian (ngày) 50 47 45 45 47

Số liệu bảng cho thấy: thời gian hoàn thành đợt búp ở các nồng độ phun biến động từ 45 đến 50 ngày. Các nồng độ phun chế phẩm có thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp 45-47 ngày. Phun ở nồng độ 0,2% và 0,3% thời gian hoàn thành đợt sinh trưởng búp đầu tiên (45 ngày).

3.2.1.2. Tốc độ sinh trưởng búp

Trong quá trình sinh trưởng búp cây chè sinh trưởng búp không liên tục, mà sinh trưởng thành các đợt sinh trưởng và ngừng sinh trưởng xen kẽ lẫn nhau. Các nhà khoa học Trung Quốc, Việt Nam khi nghiên cứu về sinh trưởng búp chè đều thống nhất rằng, hàng năm trong điều kiện tự nhiên cây chè có từ 3 đến 5 đợt sinh trưởng búp, trong điều kiện có đốn, hái búp thì số đợt sinh trưởng búp có thể tăng lên nhiều, tuỳ theo từng kỹ thuật hái.

Hàng năm, cây chè bắt đầu sinh trưởng búp vào mùa xuân, ra hoa, kết quả và kết thúc sinh trưởng búp vào mùa đông, khi nhiệt độ, lượng mưa giảm thấp. Tùy thuộc vào giống và các biện pháp kỹ thuật tác động như bón phân, tưới nước, ... thời gian sinh trưởng búp khác nhau.

Sự sinh trưởng của búp chè chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác (nước, dinh dưỡng) và giống chè, trong đó điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên, trong cùng điều kiện canh tác thì yếu tố dinh dưỡng có tác động rõ rệt nhất đến tốc độ tăng trưởng búp. Nghiên cứu tốc độ sinh trưởng búp của các nồng độ phun chế phẩm vụ xuân 2011, thu được số liệu bảng 3.4:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.4:Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến động thái tăng

trưởng búp ở vụ Xuân

Đơn vị: cm/5ngày

Thời gian Nồng độ

Sau phun (ngày)

0-5 5-10 10-15 15-20 20-25 25-30 30-35 A0- đối chứng 0,68 0,70 0,93 1,36 1,87 2,33 3,14 A1- 0,1% 0,75 0,75 0,95 1,48 1,93 2,46 3,18 A2-0,2% 0,82 0,74 0,90 1,68 2,36 2,76 3,25 A3-0,3% 0,85 0,98 0,96 1,81 2,41 2,81 3,37 A4-0,5% 0,72 0,84 0,89 1,46 2,04 2,67 3,15

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến động thái tăng trưởng búp của chè Kim Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả theo dõi cho thấy: Các công thức phun chế phẩm có động thái tăng trưởng búp cao hơn so với công thức đối chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giai đoạn đầu (0-15 ngày) động thái tăng trưởng búp chậm chỉ dao động trong khoảng 0,68-0,96 cm/5 ngày. Nguyên nhân, một mặt do yếu tố di truyền mặt khác do ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ thấp và hạn, cây chè sinh trưởng kém tốc độ tăng trưởng búp chậm.

- Giai đoạn (15-35 ngày) động thái tăng trưởng búp mạnh hơn dao động trong khoảng 1,34-3,77cm/5 ngày tăng 1,97 - 3,93 lần so với giai đoạn (0-15 ngày) và giữa các công thức có sự biến động.

Tuy nhiên, ở nồng độ phun 0,2% và 0,3% động thái tăng trưởng búp có xu hướng cao hơn so với các công thức còn lại.

3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ chế phẩm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của chè Kim Tuyên

Năng suất là yếu tố hàng đầu trong sản xuất chè. Năng suất búp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh tế của một giống chè. Năng suất chè được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là số búp và khối lượng búp. Ngoài yếu tố di truyền của giống, thì năng suất chè chịu ảnh hưởng chặt chẽ bởi mức độ thâm canh và việc đốn hái. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất chè lên một cách đáng kể. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất chè vụ xuân kết quả thể hiện tại bảng sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.5: Kết quả ảnh hưởng của nồng độ phun chế phẩm EM đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất vụ xuân của chè Kim tuyên tuổi 4

Chỉ tiêu Công thức Khối lƣợng búp (g/búp) Mật độ búp (Búp/m2) Năng suất (tấn/ha/lứa) 1 tôm 2 lá 1 tôm 3 lá A0 (đ/c) 0,78 1,07 137 0,30 A1 -0,1% 0,81 1,08 146 0,33 A2-0,2% 0,81 1,23 148 0,34 A3-0,3% 0,82 1,23 158 0,36 A4 – 0,5% 0,80 1,17 149 0,34 P >0,05 <0,01 <0,01 <0,01 LSD05 0,13 0,10 7,20 0,34E-01 CV% 9,20 5,50 2,60 9,30 Khối lượng búp

Kết quả phân tích số liệu cho thấy:

Nồng độ phun không làm ảnh hưởng tới khối lượng búp một tôm 2 lá (P >0,05). Khối lượng búp một tôm hai lá ở các nồng độ phun là tương đương nhau, dao động trong khoảng từ 0,78-0,82g/búp.

Nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau tới khối lượng búp 1 tôm 3 lá (P<0,01). So với đối chứng (không phun), phun EM ở nồng độ 0,2%; 0,3% và 0,5% có khối lượng búp 1 tôm 3 lá cao hơn. Phun EM nồng độ 0,1% khối lượng búp 1 tôm 3 lá tương đương đối chứng. Phun ở nồng độ 0,2% và 0,3% có khối lượng búp 1 tôm 3 lá cao nhất (1,23g/búp), tiếp theo là nồng độ phun 0,5% (1,17g/búp).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mật độ búp

Nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau tới mật độ búp chè vụ xuân (P<0,01). So với đối chứng (không phun), phun EM ở các nồng độ 0,1%-0,5% đều

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (em) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kim tuyên tại phú thọ (Trang 32 - 123)