Ảnh hưởng của nồngđộ và thời điểm phun chế phẩm EM đến tốc độ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (em) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kim tuyên tại phú thọ (Trang 46 - 123)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.1.Ảnh hưởng của nồngđộ và thời điểm phun chế phẩm EM đến tốc độ

trưởng chiều cao cây và độ rộng tán

Chiều cao cây và chiều rộng tán chè là rất khác nhau tùy từng giống chè, điều kiện sinh thái, kỹ thuật canh tác..., và do đặc điểm sinh trưởng của thân, cành chi phối. Trong giai đoạn chè kiến thiết cơ bản sự sinh trưởng của thân và cành giúp tạo nên bộ khung tán chè quyết định đến khả năng tạo hình cho nương chè, khi chuyển sang giai đoạn chè kinh doanh thì sự sinh trưởng của thân và cành chè hay chính là sự sinh trưởng về chiều cao cây và chiều rộng tán có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất nương chè.

Thân cành sinh trưởng cân đối, mức tăng trưởng chiều cao cây và chiều rộng tán vừa phải, hợp lý sẽ dẫn tới số lượng mầm phân hóa nhiều, khối lượng búp lớn, là cơ sở cho năng suất cao. Chiều cao cây và rộng tán chè sinh trưởng tốt còn biểu hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Kết quả theo dõi thể hiện tại bảng 3.7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.7. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều cao cây và độ rộng tán

Đơn vị: cm

Thời gian Nồng độ Thời điểm

Chiều cao cây Độ rộng tán Tháng 2 Tháng 8 Tháng 2 Tháng 8

A0(Đ/C)

B1(sau hái 3 ngày) 47,90 76,33 77,20 95,60

B2(bật mầm) 46,70 75,68 77,80 91,80

B3(lá thật xuất hiện) 48,70 75,03 76,90 94,50

A1-0,1%

B1(sau hái 3 ngày) 47,30 79,63 77,30 94,30

B2(bật mầm) 47,60 78,60 77,20 91,17

B3(lá thật xuất hiện) 47,10 79,20 77,80 95,63

A2-0,2%

B1(sau hái 3 ngày) 47,40 79,58 76,50 97,53

B2(bật mầm) 47,00 80,03 77,90 100,50

B3(lá thật xuất hiện) 48,10 84,50 78,30 97,53

A3-0,3%

B1(sau hái 3 ngày) 46,50 80,07 77,10 98,53

B2(bật mầm) 48,10 85,37 77,80 105,53

B3(lá thật xuất hiện) 48,60 82,73 78,20 96,50

A4-0,5%

B1(sau hái 3 ngày) 48,30 79,53 78,40 96,37

B2(bật mầm) 47,20 85,00 75,80 97,50

B3(lá thật xuất hiện) 46,80 79,50 77,60 97,17

Chỉ tiêu Cao cây Rộng tán

Tháng Tháng 2 Tháng 8 Tháng 2 Tháng 8

P nồng độ* thời điểm phun >0,05 <0,01 >0,05 <0,01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

P nồng độ >0,05 >0,05 >0,05 >0,05

P thời điểm phun >0,05 >0,05 >0,05 <0,01

LSD05nồng độ 1,59 5,22 1,61 4,31

LSD05 thời điểm 1,29 2,02 3,61 1,74

LSD05 nồng độ* thời điểm phun 2,88 4,52 8,06 3,89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.1.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều cao cây

- Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cây làm nhiệm vụ vận chuyển sản phẩm quang hợp từ lá xuống rễ và vận chuyển dinh dưỡng khoáng từ rễ lên lá. Sự tăng trưởng chiều cao cây là do sinh trưởng của cành là. Thân cây sinh trưởng cân đối, số lượng mầm đỉnh phân hóa nhiều là cơ sở cho năng suất cao. Nếu thân cây sinh trưởng kém, số lượng cành ít, làm giảm mật độ và khối lượng búp do đó sẽ làm giảm năng suất.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 A0 A1 A2 A3 A4 Công thức cm Tháng 2 Tháng 8

Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến chiều cao cây

Kết quả bảng cho thấy:

- Vào thời điểm tháng 2: Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa nồng độ và thời điểm phun tới chiều cao cây (P nồng độ*thời điểm phun>0,05), vì vậy ta phân tích riêng tác động của từng yếu tố.

Về nồng độ: Các nồng độ phun EM khác nhau không ảnh hưởng tới chiều cao cây (P nồng độ >0,05). Chiều cao cây ở các nồng độ phun là tương đương nhau.

Về thời điểm phun: Thời điểm phun EM khác nhau không làm ảnh hưởng tới chiều cao cây (P thời điểm>0,05). Chiều cao cây ở các thời điểm phun là tương đương nhau.

- Vào thời điểm tháng 8: Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự tương tác giữa nồng độ và thời điểm phun (P nồng độ * thời điểm phun <0,01).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

So với đối chứng (không phun), phun EM với nồng độ 0,3% vào thời điểm bật mầm và lá thật xuất hiện, nồng độ 0,2% vào thời điểm lá thật xuất hiện và nồng độ 0,5% vào thời điểm bật mầm có chiều cao cây cao hơn. Phun ở nồng độ 0,1% phun vào thời điểm sau hái 3 ngày, bật mầm và lá thật xuất hiện; nồng độ 0,2% phun vào thời điểm sau hái 3 ngày, bật mầm; nồng độ 0,3% phun vào thời điểm sau hái 3 ngày và nồng độ 0,5% phun vào thời điểm sau hái 3 ngày, khi lá thật xuất hiện có chiều cao cây tương đương đối chứng.

Phun EM ở nồng độ 0,3% vào thời điểm bật mầm chiều cao cây cao nhất (85,37cm), tiếp theo là nồng độ 0,5% phun vào thời điểm bật mầm (85,00cm), nồng độ 0,2% phun vào thời điểm lá thật xuất hiện (84,50cm) và sau đó là nồng độ 0,3% phun vào thời điểm lá thật xuất hiện (82,73cm).

3.3.1.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến độ rộng tán chè

Độ rộng tán cây quyết định đến diện tích bề mặt cho búp và tác động đến các hoạt động sinh lý khác của cây. Tán cây càng rộng, khả năng cho búp càng cao. Tuy nhiên, độ rộng tán phải phù hợp với các chỉ tiêu sinh trưởng khác của cây mới phát huy được hiệu quả tối đa.

0 20 40 60 80 100 120 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 B1 B2 B3 A0 A1 A2 A3 A4 Công thức cm Tháng 2 Tháng 8

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến độ rộng tán chè

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả phân tích cho thấy:

- Tháng 2: Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa nồng độ và thời điểm phun đến độ rộng tán chè vào tháng 2 (P nồng độ*thời điểm>0,05) vì vậy ta phân tích tác động riêng lẽ của từng yếu tố.

Về nồng độ: Các nồng độ phun khác nhau không ảnh hưởng tới chiều cao cây (P nồng độ>0,05). Chiều cao cây ở các nồng độ phun là tương đương nhau.

Về thời điểm phun: Các thời điểm phun khác nhau không làm ảnh hưởng tới chiều cao cây (P thời điểm>0,05). Chiều cao cây ở các thời điểm phun là tương đương nhau.

- Tháng 8: Kết quả phân tích thống kê cho thấy có sự tương tác giữa nồng độ và thời điểm phun EM tới chiều cao cây (P nồng độ*thời điểm phun <0,01). So với đối chứng (không phun), phun ở nồng độ 0,2% và 0,3% vào thời điểm bật mầm độ rộng tán chè cao hơn. Phun nồng độ 0,1%; 0,5% vào 3 thời điểm sau hái 3 ngày, bật mầm và lá thật xuất hiện; nồng độ 0,2% và 0,3% phun vào 2 thời điểm sau hái 3 ngày và lá thật xuất hiện có độ rộng tán tương đương đối chứng. Phun ở nồng độ 0,3% phun vào thời điểm bật mầm có độ rộng tán lớn nhất (105,53cm), tiếp theo là nồng độ 0,2% phun vào thời điểm bật mầm (100,50cm).

3.3.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Năng suất là yếu tố hàng đầu trong sản xuất chè. Năng suất búp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh tế của một giống chè. Năng suất chè được cấu thành bởi hai yếu tố cơ bản là mật độ và khối lượng búp. Ngoài yếu tố di truyền của giống, thì năng suất chè chịu ảnh hưởng chặt chẽ bởi mức độ thâm canh và việc đốn hái. Bón phân với liều lượng và tỷ lệ thích hợp là một biện pháp quan trọng nhằm nâng cao năng suất chè lên một cách đáng kể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.3.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều dài búp và khối lượng búp

Chiều dài búp và khối lượng búp có mối tương quan chặt. Khối lượng búp lớn hay nhỏ là do chiều dài búp quyết định (với điều kiện trong cùng một giống). Chiều dài búp càng nhỏ thì khối lượng búp càng nhỏ và ngược lại chiều dài búp càng lớn thì khối lượng búp càng lớn. Chiều dài búp có ảnh hưởng theo chiều hướng tích cực đối với năng suất búp thu hoạch nhưng lại có ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng nguyên liệu chế biến chè xanh cao cấp. Chiều dài búp càng lớn thì sản lượng búp càng cao nhưng chất lượng nguyên liệu búp càng giảm. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến chiều dài búp và khối lượng búp thể hiện tại bảng 3.8 và 3.9

Bảng 3.8: Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến khối lượng búp một tôm hai lá và một tôm ba lá

Đơn vị: g/búp

Thời điểm

Nồng độ

Một tôm hai lá Một tôm ba lá

B1 (sau hái 3 ngày) B2 (bật mầm) B3 (lá thật xuất hiện) B1 (sau hái 3 ngày) B2 (bật mầm) B3 (lá thật xuất hiện) A0(Đ/C) 0,54 0,53 0,54 0,75 0,75 0,76 A1-0,1% 0,55 0,56 0,54 0,78 0,79 0,80 A2-0,2% 0,59 0,58 0,58 0,80 0,81 0,81 A3-0,3% 0,61 0,62 0,60 0,81 0,80 0,82 A4-0,5% 0,58 0,59 0,58 0,76 0,78 0,77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KL búp 1 tôm 2 lá KL búp 1 tôm 3 lá

P nồng độ * thời điểm >0,05 >0,05

P nồng độ <0,01 <0,01

P thời điểm >0,05 >0,05

LSD05 nồng độ*thời điểm 0,58E-01 0,42E-01

LSD05 nồng độ 0,26E-01 0,24E-01

LSD05 thời điểm 0,28E-01 0,19E-0,1

CV% 6,30 5,70

Khối lượng búp 1 tôm 2 lá

Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa nồng độ phun và thời điểm phun tới khối lượng búp 1 tôm 2 lá (P nồng độ*thời điểm phun > 0,05). Do vậy, ta xét riêng ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá.

* Nồng độ phun: Các nồng độ phun EM có ảnh hưởng khác nhau khối lượng búp 1 tôm 2 lá (P nồng độ < 0,01). So với đối chứng (không phun), phun ở nồng độ 0,2%; 0,3% và 0,5% có khối lượng búp 1 tôm 2 lá cao hơn. Phun ở nồng độ 0,1% khối lượng búp 1 tôm 2 lá tương đương đối chứng.

Phun EM ở nồng độ 0,3% khối lượng búp cao nhất (0,60-0,62 g/búp), tiếp theo là nồng độ 0,2% và 0,5% khối lượng búp là 0,58-0,59g/búp.

* Thời điểm phun: Các thời điểm phun khác nhau không ảnh hưởng đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá (P thời điểm phun > 0,05). Khối lượng búp 1 tôm 2 lá ở các thời điểm phun EM là tương đương nhau.

Khối lượng búp 1 tôm 3 lá

Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa nồng độ phun và thời điểm phun tới khối lượng búp 1 tôm 3 lá (P nồng độ*thời điểm phun >

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

0,05). Vì vậy, ta xét riêng ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá.

* Nồng độ phun: Các nồng độ phun EM có ảnh hưởng khác nhau khối lượng búp 1 tôm 3 lá (P nồng độ < 0,01). So với đối chứng (không phun), phun ở nồng độ 0,2%; 0,3% có khối lượng búp 1 tôm 3 lá cao hơn. Phun ở nồng độ 0,1% và 0,5% khối lượng búp 1 tôm 3 lá tương đương đối chứng.

Phun EM ở nồng độ 0,3% khối lượng búp cao nhất (0,80-0,82 g/búp), tiếp theo là nồng độ 0,2% khối lượng búp là 0,80-0,81/búp.

* Thời điểm phun: Các thời điểm phun khác nhau không ảnh hưởng đến khối lượng búp 1 tôm 2 lá (P thời điểm phun > 0,05). Khối lượng búp 1 tôm 3 lá ở các thời điểm phun EM là tương đương nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.9. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến chiều dài búp

Đơn vị: cm

Thời điểm Nồng độ

B1

(sau hái 3 ngày)

B2 (bật mầm) B3 (lá thật xuất hiện) A0(Đ/C) 5,72 5,61 5,74 A1-0,1% 5,73 5,83 5,80 A2-0,2% 5,85 5,84 6,01 A3-0,3% 6,10 6,29 6,32 A4-0,5% 5,82 5,79 5,97 P nồng độ * thời điểm >0,05 P nồng độ <0,01 P thời điểm >0,05 LSD05 nồng độ 0,15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LSD05 thời điểm 0,21

CV% 4,70

Chiều dài búp

Kết quả phân tích thống kê cho thấykhông có sự tương tác giữa nồng độ và thời điểm phun chế phẩm tới chiều dài búp (P nồng độ*thời điểm >0,05). Do đó, chúng ta phân tích riêng tác động của từng yếu tố nồng độ và thời điểm phun.

* Về nồng độ: Các nồng độ phun có ảnh hưởng rất khác nhau đến chiều dài búp (P nồng độ < 0,01). So với công thức đối chứng (không phun), phun ở nồng độ 0,3% có chiều dài búp cao nhất (6,10-6,32cm/búp). Phun ở nồng 0,1%; 0,2% và 0,5% chiều dài búp tương đương đối chứng.

* Về thời điểm phun: Thời điểm phun khác nhau không làm ảnh hưởng đến chiều dài búp (P thời điểm >0,05). Chiều dài búp ở các thời điểm phun là tương đương nhau.

3.3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến mật độ búp

Theo nghiên cứu của Bakhơtatje (1947) cho thấy tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị diện tích và năng suất là một tương quan rất chặt chẽ r = 0,956.

Mặt khác, khả năng sinh trưởng mạnh hay yếu của cây chè được thể hiện qua chỉ tiêu mật độ búp. Cây sinh trưởng phát triển mạnh sẽ có khả năng bật búp mạnh. Do vậy, mật độ búp không những là một chỉ tiêu cấu thành nên năng suất cây chè mà còn phản ánh rõ nét tình hình sinh trưởng của cây chè. Do vậy, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, kịp thời là một trong những biện pháp thúc đẩy búp chè sinh trưởng tốt, không sâu bệnh sẽ giúp cho quá trình thu hái được thuận tiện hơn và sản phẩm chè khô khi làm ra có cánh chè xoăn đẹp, chất lượng thơm ngon sẽ cho giá trị kinh tế cao.

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun đến mật độ búp chè thể hiện tại bảng 3.10.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.10: Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến mật độ búp

Đơn vị: Búp/m2

Thời điểm Nồng độ

B1

(sau hái 3 ngày)

B2 (bật mầm) B3 (lá thật xuất hiện) A0(Đ/C) 238 220 236 A1-0,1% 240 238 240 A2-0,2% 242 248 246 A3-0,3% 252 272 260 A4-0,5% 256 260 256 P nồng độ * thời điểm >0,05 P nồng độ <0,01 P thời điểm >0,05 LSD05 nồng độ 9,74 LSD05 thời điểm 15,27 CV% 8,10

Kết quả phân tích thống kê cho thấy không có sự tương tác giữa nồng độ và thời điểm phun tới mật độ búp chè (P nồng độ*thời điểm phun>0,05). Vì vậy, ta phân tích riêng tác động của từng yếu tố đến mật độ búp chè.

* Về nồng độ: Các nồng độ phun EM có ảnh hưởng rất khác nhau đến mật độ búp (P nồng độ <0,01). So với đối chứng (không phun), phun ở nồng độ 0,2%; 0,3% và 0,5% cho mật độ búp cao hơn. Phun ở nồng độ 0,1% mật độ búp chè tương đương đối chứng.

Phun nồng độ 0,3% có mật độ búp cao nhất (252-272 búp/m2), tiếp theo là

phun ở nồng độ 0,2% (242-248 búp/m2), sau đó là phun ở nồng độ 0,5% (256-260

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Về thời điểm phun: Các thời điểm phun EM khác nhau không ảnh hưởng đến mật độ búp (P thời điểm > 0,05). Mật độ búp ở các thời điểm phun là tương đương nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến năng suất

Năng suất là yếu tố hàng đầu trong sản xuất nó phụ thuộc rất lớn vào giống, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật thâm canh (đốn hái, bón phân, tưới nước,...). Trong điều kiện thí nghiệm các yếu tố về giống và điều kiện khác như nhau thì sự sai khác về năng suất là do sự tác động của chế phẩm vi sinh vật. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm đến năng suất chè Kim Tuyên tuổi 4 thể hiện tại bảng sau:

Bảng 3.11. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ và thời điểm phun chế phẩm EM đến năng suất Nồng độ Thời điểm A0 (Đ/C) A1-0,1% A2-0,2% A3-0,3% A4-0,5% B1 (sau hái 3 ngày) Năng suất (kg/ha) 3593,96 3758,22 3824,00 3928,44 3742,40 % so với A0 100,00 104,57 106,40 109,31 104,13 % so với B1 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 B2 (Bật mầm) Năng suất (kg/ha) 3663,11 3783,11 3903,91 4040,27 3775,60 % so với A0 100,00 103,28 106,57 110,30 103,07 % so với B1 100,00 100,66 102,09 102,85 100,89 B3 (lá thật xuất hiện) Năng suất (kg/ha) 3638,13 3769,69 3828,53 3957,60 3772,90 % so với A0 100,00 103,62 105,23 108,78 103,70 % so với B1 101,23 100,31 100,00 100,74 100,81

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (em) đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè kim tuyên tại phú thọ (Trang 46 - 123)