XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích công ty CP 1369 (c69) (Trang 58)

DOANH

4.1. Ma trận SWOT

a. Các điểm mạnh – Strengths

- Năng lực thi công và sản xuất tốt: Công ty cổ phần xây dựng 1369 là

doanh nghiệp có gần 20 năm hoạt động, là một trong những cơng ty uy tín trên thị trường trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng và cả nước nói chung. Trong quá trình hoạt động, cơng ty ln chú trọng việc đổi mới máy móc, trang thiết bị để nâng cao cơng tác quản lý và năng suất lao động, nâng cơng suất tồn bộ Cơng ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

- Lợi thế về nguyên liệu: Năm 2016, Công ty đã thực hiện ký hợp đồng Hợp tác kinh doanh với Chi nhánh Công ty Cổ phần Xây dựng Đơng Hải Quảng Ninh - Xí nghiệp đá Thống nhất để thực hiện dự án khai thác đá làm vật liệu xây dựng, với thời hạn khai thác 15 năm. Mỏ đá khai thác có vị trí thuận lợi cho giao thơng đường thủy, dễ dàng tiếp cận các cảng như: Cái Lân, Cẩm Phả, Hịn Gai,… Sản lượng khai thác có thể đạt tới 3500 m3/tháng. Chất lượng đá tốt nhất toàn miền Bắc với hàm lượng CaCO3 lớn hơn 54%.

- Hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực: là một Doanh nghiệp hoạt động trên

nhiều lĩnh vực gồm bất động sản, xây dựng, xuất khẩu khoáng sản mà cụ thể là vật liệu xây dựng và các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ khác khi nắm giữ các thương hiệu có uy tín trên thị trường với các mặt hàng như ôtô, vật liệu xây dựng. Với việc kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đã đem lại cho Công ty cổ phần xây dựng 1369 nhiều nguồn tạo ra doanh thu, hạn chế rủi ro phụ thuộc vào một lĩnh vực. Tuy nhiên, các lĩnh vực này đều có liên quan và bổ trợ cho nhau, do đó càng nâng cao thế mạnh của Cơng ty cổ phần xây dựng 1369 trên thị trường bất động sản

và xây dựng, vật liệu xây dựng. Công ty cổ phần xây dựng 1369 luôn bám sát, linh hoạt trong áp dụng các chiến lược kinh doanh phù hợp đối với các lĩnh vực cốt lõi, ln có sự điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế chuyển dịch của từng lĩnh vực qua các thời kỳ.

- Chất lượng cơng trình tốt:

- Công tác quản trị tốt - nền tảng của sự phát triển bền vững luôn được

chú trọng Công tác quản trị trong doanh nghiệp luôn được Công ty cổ phần xây dựng 1369 chú trọng nâng cao và bồi dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển khơng chỉ nhanh mà cịn bền vững. Công ty cổ phần xây dựng 1369 ln duy trì cơng tác quản trị rủi ro, áp dụng nhiều biện pháp quản lý, ứng phó với những tình huống bất ngờ. Về vấn đề nguồn lực, C69 có hệ thống quản trị tốt, nguồn tài chính được sử dụng hiệu quả. Công ty cổ phần xây dựng 1369 cũng luôn không ngừng cập nhật sự thay đổi của pháp luật liên quan đến quản trị Công ty và tham khảo những mơ hình quản trị tiến bộ từ các doanh nghiệp khác.

- Uy tín tốt, được khách hàng tin, đối tác và các nhà đầu tư tin tưởng;

b. Các điểm yếu – Weakness

- Quy mơ Cơng ty cịn nhỏ so với mặt bằng chung của ngành: mặc dù có bề dày hoạt động gần 20 năm nhưng Công ty cổ phần xây dựng 1369 tuy nhiên quy mơ vốn hóa và hoạt động sản xuất của cơng ty vẫn cịn nhỏ so với nhiều đối thủ cùng ngành, điều này làm mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt hơn trong ngành.

- Địa bàn hoạt động còn hạn chế: hiện tại thị trường của Công ty vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc, do đó chưa khai thác tối đa được cơ hội phát triển cũng như khai phá thêm năng lực hoạt động của Cơng ty. Cơng ty sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm khách hàng, mở rộng thêm các cơ hội kinh doanh để khai thác thêm các thị trường mới.

- Hoạt động Marketing chưa tốt, thương hiệu chưa mạnh: các kênh Marketing phù hợp với ngành xây dựng là Marketing Online trên Website, Search Engine Marketing, Viral Marketing liên quan chủ yếu đến danh tiếng, thương hiệu và chất lượng của những cơng trình đã thi cơng. Tuy nhiên việc ứng dụng Digital Marketing của Công ty cổ phần xây dựng 1369 hiện tại là chưa tốt, chưa lên được top các doanh nghiệp xây dựng trên các cơng cụ tìm kiếm trên internet khi chưa áp dụng công cụ SEO, Adsword, các thông tin về chất lượng cơng trình hay uy tín từ thương hiệu vẫn chủ yếu từ website chính thức của cơng ty nên ít có sự đánh giá khách quan dành cho khách hàng, các Website uy tín liên quan đến hoạt động tài chính, xây dựng chưa có nhiều thơng tin, dự án của cơng ty.

c. Các cơ hội – Opotunities

- Thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển: Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây, thúc đẩy tăng mọi nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu mua sắm bất động sản.

- Mơi trường chính trị pháp luật Việt Nam ổn định: tính ổn định này cịn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Đây cũng là yếu tố quan trọng tác động đến niềm tin cho các doanh nghiệp Việt Nam cho việc tạo lập và triển khai các chiến lược dài hạn.

- Số lượng khách hàng nhiều, cơ hội hợp tác nhiều đối tác.

- Công nghệ xây dựng ngày càng hiện đại.

- Đầu tư nước ngồi trực tiếp tăng mạnh: Với những chính sách mới mở

cửa thị trường hứa hẹn những nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài như ODA, FDI sẽ tiếp tục chảy vào Việt Nam đặc biệt là lĩnh vực bất động sản và xây dựng tạo cơ hội giúp việc huy động vốn dễ dàng hơn, mở rộng doanh nghiệp.

- Tình hình dịch bệnh diễn ra khó lường và phức tạp: đến nay WHO

thông báo đã ghi nhận biến chủng Omicron tại 90 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và cả Việt Nam. Do đó, hệ thống y tế vẫn đứng trước nguy cơ quá tải, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Nhiều nước trên thế giới phải tăng cường các biện pháp hạn chế các hoạt động tập trung đơng người để phịng, chống dịch COVID-19.

- Giá thành nguyên vật liệu tăng cao: Theo Báo cáo ngành vật liệu xây

dựng từ VIRAC Research, dịch COVID-19 được kiểm soát nhờ độ tiêm phủ vaccine sẽ khiến các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn. Các dự án đầu tư công được triển khai mạnh mẽ, những dự án bất động sản trên tồn quốc cũng sơi động hơn, tạo đà tiêu thụ mạnh vật liệu xây dựng như xi-măng, sắt thép khiến giá các mặt hàng này sẽ tiếp tục neo cao. Hệ quả của đà tăng giá các mặt hàng vật liệu thiết yếu là đẩy giá cơng trình xây dựng lên mặt bằng mới. Việc giá thép tăng mạnh trong những tháng đầu năm và tiếp đà tăng giá trong quý IV đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các chủ đầu tư. Khơng ít chủ đầu tư đã khơng thể tiếp tục thi cơng vì tiếp tục làm thì lỗ, thậm chí nhiều chủ đầu tư đành bng xuôi để mặc dự án “đắp chiếu”.

Thực tế, đà tăng của giá xi-măng, sắt thép khơng khó hiểu, đặc biệt trong những ngày gần đây, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, tác động trực tiếp đến giá nhập khẩu. Giá các loại quặng sắt, giá thép phế liệu nhập khẩu về để sản xuất trong nước đang tăng, đặc biệt, giá than bán cho hộ tiêu thụ lớn tăng 7-10% so cùng kỳ. Cụ thể, giá than trên thị trường thế giới tăng liên tiếp từ tháng 7 đến nay. Tháng 7/2021, giá than là 125,25 USD/tấn; tháng 8/2021 là 150,15 USD/tấn; tháng 9/2021 là 172 USD/tấn; tháng 10/ 2021 là 230 USD/tấn.

- Lãi suất cho vay trong nước thường biến động: áp lực lạm phát khi giá

nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại tồn bộ nền kinh tế có thể sẽ khiến Ngân hàng Nhà nước phải tăng lãi suất huy

động, điều này khiến các doanh nghiệp lo ngại chi phí lãi vay sẽ tăng theo, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh đang từng bước hồi phục sau dịch.

- Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành xây dựng: đối với ngành

xây dựng, bất động sản, dù có nhiều yếu tố vĩ mơ thuận lợi nhưng cũng có những rủi ro về cạnh tranh từ những doanh nghiệp lớn và đã có nhiều kinh nghiệm. Do đó Cơng ty cần có những chiến lược phù hợp để phát huy tối đa những điểm mạnh của mình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh khi mở rộng thị trường.

- Khách hàng yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ.

Từ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đã nêu trên, có thể xây dựng được ma trận SWOT của Công ty Cổ phần 1369 như sau:

CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG

Cơ hội (O):

1. Thị trường xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển 2. Mơi trường chính trị pháp luật Việt Nam ổn định

3. Số lượng khách hàng nhiều, cơ hội hợp tác nhiều đối tác.

4. Công nghệ xây dựng ngày càng hiện đại.

5. Đầu tư nước ngồi trực tiếp tăng mạnh

Thách thức (T):

1. Tình hình dịch bệnh diễn ra khó lường và phức tạp

2. Giá thành nguyên vật liệu tăng cao

3. Lãi suất cho vay trong nước thường biến động 4. Cạnh tranh ngày càng gay gắt trong ngành xây dựng 5. Khách hàng yêu cầu cao về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật và tiến độ.

Điểm mạnh (S):

1. Năng lực thi công và sản xuất tốt.

2. Lợi thế về nguyên liệu. 3. Hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực.

4. Chất lượng cơng trình tốt.

Chiến lược kết hợp S+O:

S1, S2, S3, S4, S5 + O1, O4, O5: Tận dụng điểm mạnh về năng lực thi công, nguồn ngun liệu tìm kiếm cơ hội đón đầu khi thị trường xây dựng tăng trưởng lại.

Chiến lược kết hợp S+T:

S1, S2, S3, S4, S5 + T4, T5: trước sự cạnh tranh gay gắt của ngành, tận dụng thế mạnh về kỹ thuật, kinh nghiệm, uy tín, nhân lực để hồn thành cơng trình có chất lượng cao,

5. Công tác quản trị tốt. =>1. Chiến lược thâm nhập thị trường.

S1, S2, S3, S4, S5 + O1, O3, O5: Tận dụng điểm mạnh, tìm kiếm cơ hội để mở rộng phát triển thị trường.

=> 2. Chiến lược phát triển thị trường

rút ngắn tiến độ tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ.

=>1. Chiến lược phát triển sản phẩm với chất lượng cao. S1, S2, S3, S4, S5 + T1, T2, T3: tận dụng thế mạnh về hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực, đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng nhằm tránh khỏi đe dọa, nguy cơ ảnh hưởng từ bên ngồi.

=>2. Chiến lược đa dạng hóa kinh doanh.

Điểm yếu (W):

1. Quy mơ Cơng ty cịn nhỏ so với mặt bằng chung của ngành

2. Địa bàn hoạt động còn hạn chế

3. Hoạt động Marketing chưa tốt, thương hiệu chưa mạnh

Chiến lược kết hợp W+O:

W1, W2, W3 + O1, O4: xây dựng hoàn thiện bộ máy tổ chức, cũng cố các phòng ban, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng để nâng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ.

=>1. Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chiến lược kết hợp W+T:

W1, W2 + T1, T2, T3: liên kết nhà cung cấp giữ vững ổn định nguyên vật liệu và giá cả, thanh tốn chậm để giảm chi phí đầu vào tăng khả năng cạnh tranh. =>1. Chiến lược hội nhập về phía sau.

W1, W2, W3 + T4, T5: Để cải thiện điểm yếu bên trong về quy mô, địa bàn hoạt động, Marketing

=>2. Chiến lược liên kết ngang

Qua phân tích và kết hợp các yếu tố trong ma trận SWOT, nhóm các chiến lược cơ bản được xây dựng cho Công ty Cổ phần 1369 được tổng hợp lại qua bảng sau:

STT Nhóm

kết hợp Tên chiến lược Nội dung

1 S+O Chiến lược thâm

nhập thị trường Để thực hiện chiến lược này, công ty cần nỗ lựcmạnh mẽ trong cơng tác Marketing, trong đó chú trọng các khâu như: sản phẩm, giá… nhằm lôi kéo khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh

Chiến lược phát triển thị trường

Để thực hiện chiến lược này, công ty cần đầu tư hệ thống chi nhánh, kênh phân phối để tìm kiếm địa bàn và khách hàng mục tiêu mới.

2 S+T Chiến lược phát triển sản phẩm

Để thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm với chất lượng cao, công ty phải đầu tư nhân lực, thiết bị máy móc hiện đại, kỹ thuật tiên tiến và từng

bước nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng lực cạnh tranh trên thị trường.

Chiến lược đa dạng

hóa kinh doanh Để thực hiện chiến lược, công ty cần hướng đếnsản phẩm, ngành mới, trong đó chú trọng đến các ngành có sự tương đồng trọng hoạt động kinh doanh hiện tại.

3 W+O Chiến lược nâng cao

năng lực cạnh tranh

Thực hiện chiến lược này bằng cách hoàn thiện bộ máy tổ chức, cũng cố các phòng ban, đào tạo nguồn nhân lực, giữ chân nhân tài, chỉnh đốn hệ thống quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh với đối thủ.

4 W+T Chiến lược hội nhập

về phía sau Để thực hiện được, cơng ty cần xây dựng tốt mốiquan hệ với nhà cung cấp như có chính sách chế độ ưu đãi và hợp tác lâu dài.

Chiến lược liên kết ngang

Để thực hiện chiến lược này công ty cần thông qua tiến trình mua bán hoặc sáp nhập với đối thủ cạnh tranh với mong muốn đạt được quy mô và phạm vi lớn hơn.

4.2. Ma trận QSPM

Mục đích của việc thiết lập ma trận QSPM nhằm lựa chọn được chiến lược theo thứ tự ưu tiên về mặt phù hợp, tốt nhất cho doanh nghiệp.

Qua phân tích ma trận SWOT ở trên, có thể thấy nhóm kết hợp W+O là nhóm chỉ có 01 phương án chiến lược nên không thiết lập ma trận QSPM mà trực tiếp chọn nó; cịn 03 nhóm kết hợp S+O, S+T, W+T thì cần phải thiết lập ma trận QSPM để chọn lựa chiến lược.

- Ma trận QSPM nhóm kết hợp S+O:

Ma trận QSPM được lập nhằm so sánh và lựa chọn giữa hai chiến lược là Chiến lược thâm nhập thị trường và chiến lược phát triển thị trường. Chiến lược nào có tổng điểm hấp dẫn lớn hơn sẽ được lựa chọn thực hiện.

Stt Các yếu tố quan trọng

Chiến lược có thể thay thế Phân loại Chiến lược thâm nhập thị trường Chiến lược phát triển thị trưởng

Các yếu tố bên trong (S) AS TAS AS TAS

1 Năng lực thi công và sản xuất tốt 3 3 9 3 9

3 Hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực. 4 3 12 3 12

4 Chất lượng cơng trình tốt 3 3 9 3 9

5 Công tác quản trị tốt 3 3 9 2 6

Các yếu tố bên ngoài (O)

1 Thị trường xây dựng Việt Nam ngày càngphát triển 4 3 12 3 12 2 Mơi trường chính trị pháp luật Việt Nam ổnđịnh 4 3 12 3 12 3 Số lượng khách hàng nhiều, cơ hội hợp tácnhiều đối tác 4 4 16 3 12

4 Công nghệ xây dựng ngày càng hiện đại 4 3 12 3 12

5 Đầu tư nước ngoài trực tiếp tăng mạnh 4 3 12 3 12

Tổng cộng 119 108

Qua phân tích ma trận QSPM của nhóm S+O, chiến lược thâm nhập thị trường có tổng số điểm hấp dẫn là 119, chiến lược phát triển thị trường có tổng điểm là 108 điểm.

Vì vậy, cơng ty nên ưu tiên lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường để thực hiện, bên cạnh đó cơng ty cũng cần chú trọng nghiên cứu phát triển thị trường đến các địa phương khác thay vì chỉ tập trung vào các địa phương phía bắc như hiện tại.

- Ma trận QSPM nhóm kết hợp S+T:

Ma trận QSPM được lập nhằm so sánh và lựa chọn giữa hai chiến lược là

Một phần của tài liệu Luận văn phân tích công ty CP 1369 (c69) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w