hình thành như: du lịch lặn biển, du lịch xuyên Việt trên các địa hình hiểm trở, thám hiểm hang động...
+ Các loại hình khác: Tổ chức các tour cấp khu vực hay xuyên quốc gia để tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam.
1.5. Một số nguyên nhân cơ bản hạn chế sự phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam Việt Nam
+ Du lịch cộng đồng là loại hình mới cả về khái niệm, về tổ chức, quy hoạch đầu tư và khai thác ở nước ta.
+ Chưa tạo được hành lang pháp lý với những cơ chế,chính sách hấp dẫn và đảm bào cho những tổ chức đang quản lý nguồn tài nguyên sinh thái và các thành phần kinh tế trong, ngoài nước tham gia vào quá trình đầu tư, khai thác du lịch trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử và Vịnh Hạ Long.
+ Lực lượng quản lý các Vườn quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích và vùng Vịnh cịn thiếu về số lượng và đào tạo cịn chưa đầy đủ, vì vậy ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý cũng như khả năng tiếp nhận khách đến tham quan du lịch.
Mặt khác, hiện nay hệ thống quản lý không được thống nhất: khoảng một nửa các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích và vùng Vịnh của nước ta được đặt dưới sự quản lý của bộ NN – PTNT, bộ VHTT&DL , số còn lại do địa phương cấp tỉnh quản lý. Do vậy, rất khó có được sự thống nhất trong quản lý dựa trên một chính sách quản lý chung và thống nhất trên toàn quốc. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành một cơ chế thống nhất khai thác tiềm năng các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, vùng Vịnh phục vụ
+ Chưa có được những đánh giá cần thiết về tiềm năng du lịch sinh thái và quy hoạch du lịch trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích và vùng Vịnh làm cơ sở pháp lý và khoa học cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo sự phát triển bền vững cửa các hệ sinh thái rừng, biển.
+ Chưa có được những thơng tư liên nghành giữa Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng Cục du lịch nhằm đảm bảo việc phối hợp khai thác có hiệu quả các tiềm năng sinh thái rừng vào mục đích phát triển du lịch.
+ Chưa giải quyết tốt việc đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tạo hành lang lưu thông liên kết giữa hệ thống giao thông quốc gia với các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử và một số điểm tại vùng Vịnh cịn chưa có điện.
+ Tính chất xen kẽ quyền sử dụng, sở hữu đất đai, tài nguyên ở nhiều khu bảo tồn thiên nhiên cịn phức tạp, nhưng chưa có những chính sách, giải pháp đảm bảo công bằng xã hội và lợi ích kinh tế giữa các chủ sở hữu, sử dụng tài nguyên sinh thái rừng, biển với cộng đồng dân cư địa phương với những tổ chức khai thác du lịch. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mội trường sinh thái nói chung và du lịch nói riêng.
+ Chưa có đội ngũ hướng dẫn viên chun nghiệp, thơng thạo ngoại ngữ, có kinh nghiệm, kiến thức về tự nhiên, mơi trường sinh thái, am hiểu văn hoá của cộng đồng dân cư địa phương để tổ chức được các tour du lịch cộng đồng hấp dẫn.
+ Công tác tuyên truyền nâng cao dân trí trong việc bảo vệ phát triển mơi trường sinh thái, gìn giữ văn hố bản địa trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử đối với cộng đồng và khách du lịch còn nhiều hạn chế.
Ngồi ra cịn thiếu những nội quy quy định cụ thể trong việc bảo vệ tài nguyên sinh thái rừng, biển đối với hoạt động du lịch trong các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, khu di tích lịch sử và vùng Vịnh.
+ Cuối cùng là các hoạt động trong du lịch cộng đồng còn hết sức đơn giản, chưa tạo ra sự hấp dẫn với khách du lịch, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh du lịch để từ đó có được những nguồn đầu tư bảo vệ và phát triển sinh thái rừng, biển, khu di tích, phát triển bản sắc văn hố bản địa.