Tình hình nuôi ong trên địa bàn huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất, chất lượng đàn ong mật apis cerana nuôi tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 115)

Nuôi ong ở Đại Từ là nghề có từ lâu đời, song nghề nuôi ong mới thực sự được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ban ngành đoàn thể, đã có nhiều chương trình dự án đưa con ong vào việc phục vụ cho chương trình bảo vệ rừng đầu nguồn (ở các xã thuộc khu vực chân núi Tam Đảo, nuôi ong tạo công ăn việc làm mới để người dân không lên rừng khai thác cây bừa bãi) xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đã có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong cho người dân, điều đó thể hiện ở số lượng đàn ong trên địa bàn huyện Đại Từ tăng dần qua các năm: 2008 có 2586 đàn, năm 2009 có 2931 đàn, năm 2010 có 3262 đàn. Năng suất mật bình quân là 14,5 kg/đàn/năm, sản lượng đạt khoảng 100 tấn.

Nuôi ong được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, song tập nhiều hơn ở các xã có diện tích cây nguồn mật lớn và tập trung như: Hùng Sơn, Tiên Hội, Mỹ Yên, Văn Yên, Quân Chu; Từ chỗ nuôi ong với hình thức tự cung tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, hiện nay trên địa bàn huyện đã có nhiều gia đình nuôi ong theo hình thức trang trại, có quy mô đàn ong lớn.

Từ những bước nhảy vọt trong chăn nuôi ong, các sản phẩm của nghề nuôi ong đã được cung ứng ra thị trường, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Sản phẩm chính của nghề nuôi ong mật là mật ong. Mật ong được cung cấp ra thị trường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm thuốc chữa bệnh theo kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm dân gian như chữa bệnh dạ dày: nghệ mật ong, tam thất mật ong; thuốc chữa ho: mật ong nguyên chất, quất mật ong; hay một số sản phẩm khác phục vụ cho việc bồi bổ sức khỏe của con người như rượu mật ong, dấm chuối mật ong, dấm mật ong nguyên chất…).

Bên cạnh sản phẩm chính là mật ong, một số hộ nuôi ong nhiều, có nhiều kinh nghiệm trong nghề và được tập huấn kỹ thuật nuôi ong qua những chương trình, dự án đã cung cấp giống ong và các vật tư nuôi ong cho những người có nhu cầu nuôi ong trên địa bàn toàn huyện, toàn tỉnh và một số tỉnh bạn như: Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội, Hòa Bình.

Với những điều kiện tự nhiên sẵn có, với nguồn lao động phục vụ cho nghề nuôi ong dồi dào (không phân biệt tuổi tác già hay trẻ, không biệt giới tính nam hay nữ) cùng với những lợi ích về kinh tế mà con ong đem lại (vốn đầu tư thấp, sản phẩm được mọi lứa tuổi ưa chuộng, …), hiện nay nghề nuôi ong ở huyện Đại Từ đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để nghề nuôi ong phát triển “bền vững” thì rất cần có những chính sách của các cấp chính quyền, đoàn thể hỗ trợ cho người nuôi ong về vốn, kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất, thu hoạch các sản phẩm từ nghề nuôi ong, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi ong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

Giống ong nội Apis cerana nuôi tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Huyện Đại Từ - Thái Nguyên

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2008 đến tháng 01/2011

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Tình hình thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến nghề nuôi ong mật nghề nuôi ong mật

2.2.2. Biến động số lượng đàn ong của huyện Đại Từ trong 3 năm (từ năm 2008 - 2010)

2.2.3. Một số cây nguồn mật chủ yếu tại huyện Đại Từ

2.2.4. Thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung bột đậu xanh và bột đậu tương tới năng suất, chất lượng đàn ong và mật ong nội Apis cerana nuôi tại huyện Đại Từ

- Thành phần hóa học của thức ăn bổ sung

- Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được theo mùa vụ

+Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong vụ Xuân Hè + Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong vụ Thu Đông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khối lượng các cấp ong: + Ong chúa

+ Ong đực + Ong thợ

- Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong - Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong

+ Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong vụ Xuân Hè + Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong vụ Thu Đông - Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong

+ Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa vải + Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa nhãn + Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa bạch đàn - Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng kháng bệnh trên các đàn ong

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu đến nghề nuôi ong

Căn cứ vào số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên về nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa, giờ nắng.

2.3.2. Biến động số lƣợng đàn ong của huyện Đại Từ trong 3 năm (2008-2010)

Biến động số lượng các đàn ong, dựa vào số liệu điều tra của phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm: năm 2008 – 2010 và điều tra trực tiếp tại khu vực thực hiện thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi tiến hành điều tra ghi chép cụ thể đối với các cây tự nhiên, thu thập số liệu từ phòng Thống kê của huyện Đại Từ đối với cây trồng và xác định thời gian nở hoa, khả năng cho mật và phấn của cây nguồn mật.

2.3.4. Thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung bột đậu xanh và bột đậu tƣơng tới năng suất, chất lƣợng đàn ong và mật ong nội

Apis cerana nuôi tại huyện Đại Từ

Chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm như sau:

Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm

TT Chỉ tiêu Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2

1 Số thùng (thùng) 10 10 10 2 Số cầu/thùng (cầu) 4 4 4 3 Thức ăn thí nghiệm Thức ăn tự nhiên Thức ăn tự nhiên + Bột đậu xanh + Xirô đường Thức ăn tự nhiên + Bột đậu tương + Xirô đường

4 Phương thức bổ sung Ăn tự do Cho ăn tự do Cho ăn tự do

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quá trình tạo hỗn hợp thức ăn cho ong được mô tả cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Biểu diễn quy trình tạo hỗn hợp thức ăn bổ sung cho ong 2.3.4.1. Thành phần hóa học của thức ăn bổ sung bột đậu xanh và bột đậu tƣơng

Bột đậu xanh và bột đậu tương được chúng tôi phân tích tại Viện khoa học sự sống. Các chỉ tiêu theo dõi cụ thể:

- Protein (%): theo TCVN 4328:2001(ISO 5983:1997) - Lipid (%): theo TCVN 4331:2001 (ISO 6492:1999) - Khoáng (%): theo TCVN 4327 - 1:2007 (ISO 5984:2002) - Đường tổng số (%): theo phương pháp Bertrand

Thức ăn bổ sung

Bột đậu tương Đậu xanh chín

nguyên hạt Đậu tương chín nguyên hạt Đậu tương sống

nguyên hạt Đậu xanh sống

nguyên hạt

Bột đậu xanh

Thức ăn bổ sung cho lô thí nghiệm 2 Thức ăn bổ sung cho

Lô thí nghiệm 1

Rang, t0

Nghiền

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Vật chất khô( %): theo TCVN 4326-2001 (ISO 6496:1999) - Xi rô đường: Đường Hoa Mai (đường vàng) + nước (tỷ lệ 1:1) - Tỷ lệ hỗn hợp thức ăn 1: dùng cho lô thí nghiệm 1

Bột đậu xanh + Xi rô đường theo tỷ lệ 1:1

- Tỷ lệ hỗn hợp thức ăn 2: dùng cho lô thí nghiệm 2 Bột đậu tương + Xi rô đường theo tỷ lệ 1:1

2.3.4.2. Lƣợng thức ăn bổ sung ong thu nhận theo mùa vụ

Vào mỗi mùa vụ khác nhau thì đàn ong sử dụng lượng thức ăn khác nhau. Lượng thức ăn bột đậu xanh và bột đậu tương ong thu nhận được tính theo 2 vụ là Xuân Hè và Thu Đông. Các chỉ tiêu theo dõi cụ thể cho mỗi vụ:

- Số lần cho ong ăn TĂ bổ sung: 6 lần/vụ - Số ngày cho ong ăn/lần : 4 ngày/lần - Số cầu/đàn : 4 cầu

- Lượng TĂ ong thu nhận

bình quân/đàn/lần (g) = Lượng TĂ cho ong ăn - Lượng TĂ dư lại - Lượng TĂ ong thu nhận

bình quân/đàn/ngày (g)

Lượng TĂ ong thu nhận bình quân/đàn/lần =

4 (số ngày cho ong ăn/lần)

- Lượng TĂ ong thu nhận bình quân/cầu/ngày (g)

Lượng TĂ ong thu nhận bình quân/đàn/ngày =

4 (số cầu/đàn)

- Lượng TĂ ong thu nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.4.3. Phƣơng pháp cân khối lƣợng các cấp ong

Ong chúa: Cân ong chúa đang đẻ của mỗi đàn trong từng lô thí nghiệm. Cân ong chúa trên cân điện tử có độ chính xác ± 0,1mg, sau đó tính khối lượng trung bình của ong chúa cho từng lô thí nghiệm.

Ong thợ, ong đực: Cân ong thợ và ong đực 1 ngày tuổi. Mỗi đàn cân 10 ong, 10 ong đực trên cân điện tử có độ chính xác ± 0,1mg, sau đó tính khối lượng trung bình của ong thợ và ong đực cho mỗi đàn theo từng lô thí nghiệm.

2.3.4.4. Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong

Để đánh giá ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu theo hai vụ Xuân Hè và Thu Đông:

- Số lần nhân cầu/đàn: Theo dõi số lần nhân cầu của từng đàn, sau đó tính số lần nhân cầu bình quân/đàn theo từng lô thí nghiệm.

- Số cầu nhân được/đàn/lần (cầu)

Số cầu nhân được/đàn =

Số lần nhân cầu/đàn

- Số cầu nhân được/đàn/vụ (cầu)

= Số cầu nhân được/đàn/lần x Số lần nhân cầu/đàn

- Hệ số nhân đàn/vụ (lần)

Số đàn ong nhân được/vụ =

Số đàn đầu thí nghiệm/vụ

2.3.4.5. Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong

Năng suất mật ong phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời tiết khí hậu, nguồn hoa (thức ăn), mùa vụ… Để đánh giá sự ảnh hưởng của thức ăn tới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng suất mật ong, chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu theo từng lô thí nghiệm và theo 2 vụ là Xuân Hè và Thu Đông:

- Năng suất mật bình quân/đàn = Nắng suất mật BQ/cầu x số cầu/đàn - Năng suất mật bình quân/vụ = Năng suất bình quân/đàn x tổng số đàn

2.3.4.6. Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung tới chất lƣợng mật ong

Mỗi loại hoa nở vào một thời điểm khác nhau, để đánh giá được ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong, chúng tôi tiến hành theo dõi, phân tích thành phần hóa học của 3 loại mật là mật ong hoa vải, hoa nhãn và hoa bạch đàn. Chất lượng của 3 loại mật được phân tích tại Viện khoa học sự sống, cụ thể:

- Sacaroza (%): theo phương pháp Bertrand

- Đường khử TD (%): theo phương pháp Bertrand - Axit TS (%): theo phương pháp chuẩn độ

- Chất rắn không hòa tan trong nước (%): theo TCVN 4326-2001 (ISO 6496:1999)

- Tỷ lệ nước (%): theo TCVN 4326-2001 (ISO 6496:1999)

2.3.4.7. Ảnh hƣởng của thức ăn bổ sung tới tình hình dịch bệnh trên các đàn ong

Chúng tôi tiến hành theo dõi, quan sát các hiện tượng bên trong và bên ngoài các đàn ong trong từng lô thí nghiệm; quan sát hình dạng, màu sắc ấu trùng, tuổi ấu trùng bị bệnh để biết được loại bệnh đàn ong mắc phải. Các loại bênh chúng tôi theo dõi gồm: bệnh thối ấu trùng châu Âu (thối ấu trùng tuổi nhỏ), bệnh ấu trùng túi, bệnh sâu ăn sáp và bệnh ỉa chày.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo dõi, ghi chép các đàn ong bị bệnh, tỷ lệ mắc bệnh được tính theo công thức:

Số đàn mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

Tổng số đàn theo dõi

Cách xác định từng bệnh:

- Bệnh thối ấu trùng châu Âu: Thường mắc ở ấu trùng từ 3-5 ngày tuổi. Đàn ong mắc bệnh có hiện tượng thưa quân, ấu trùng mới chết có mầu trắng bệch sau vàng nhạt rồi mầu nâu đậm, xác chết thối rữa sau khô như một cái vẩy, mới chết không có mùi sau có mùi chua như dấm, đàn ong có nhiều ong thợ già (đen bóng) và không có ong non kế tiếp do ấu trùng chết.

- Bệnh ấu trùng túi: Phần lớn ấu trùng chết ở giai đoạn mới vít nắp và tiền nhộng. Đàn ong mắc bệnh thường có biểu hiện thưa quân, trên bánh tổ bị bệnh, một số vít nắp hơi lõm xuống có lỗ nhỏ như chân kim, một số lỗ bị cắn nham nhở. Ấu trùng bị bệnh có mầu từ trắng ngà chuyển sang trắng bệch, vạch phân đốt không rõ; khi gắp ấu trung lên, phía đuôi ấu trùng hình thành túi nhỏ, có dịch trong suốt hoặc vàng nhạt. Ấu trùng chết không có mùi, khi khô thành vẩy cứng dễ lấy ra khỏi tổ.

- Bệnh sâu ăn sáp: Thường xảy ra ở những thời điểm nguồn thức ăn bị cạn kiệt. Sâu ong đục bánh tổ thành đường hầm, tiết tơ bao bọc ngăn cản ong thợ tấn công sâu. Bánh tổ bị bệnh thường có những lỗ tổ mầu tối vì có nhiều áo kén.

- Bệnh ỉa chảy: Bụng ong mắc bệnh chướng to, nhiều ong bò lết dưới đất trước cửa thùng, trước cửa tổ, trong vách thùng ong có nhiều vết phân vàng hoặc mầu đen.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (2002) [13] và tính toán bằng Microsoft Excel 2003.

Với các tham số được sử dụng:

- Số trung bình cộng (X): n X X n i i   1

- Sai số của số trung bình ( m ): X

1    n x S mX (n ≤ 30) n x S mX  (n > 30) - Độ lệch tiêu chuẩn:   1 2 1 1 2         n n X X x S n i i n i i (n ≤ 30) (n > 30) Trong đó: X : số trung bình n : dung lượng mẫu

X

m : sai số của số trung bình x

S : độ lệch tiêu chuẩn

Xi : giá trị của mẫu (i = 1, 2, 3…n)

 n i 1 : tổng giá trị X.   n n X X x S n i i n i i 2 1 1 2       

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn - Giá trị t thực nghiệm (tTN) + Trường hợp mẫu nhỏ và n1 + n2 < 30; n1 ≠ n2 tTN=                    n n n n s n s n X X x x x 2 1 2 1 2 2 2 2 1 1 2 1 1 1 2 1 1

Trong đó: X1 và X2: số trung bình của nhóm 1 và 2

n1 và n2 : dung lượng mẫu của nhóm 1 và 2

S1 và S2 : độ lệch tiêu chuẩn của nhóm 1 và 2 + Trường hợp n1 + n2 > 30 hoặc n1 = n2 tTN = m m X X x x 2 2 2 1 2 1   Trong đó: m2x1

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất, chất lượng đàn ong mật apis cerana nuôi tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)