Nghiên cứu về việc cho ong ăn phấn hoa và chất thay thế phấn hoa

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất, chất lượng đàn ong mật apis cerana nuôi tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 115)

Theo Crane (1990 [5], khi nuôi dưỡng ấu trùng đàn ong cần lấy phấn về tổ một cách liên tục. Ở nhiều nơi của vùng ôn đới có nhiều thực vật có hoa cho ong phấn để nuôi dưỡng ấu trùng trong suốt mùa hoạt động. Nhưng ở một số nơi, đặc biệt là nơi đất dùng cho nông nghiệp có ít các thực vật nở hoa vào mùa xuân, có thể có thời kỳ không có phấn cung cấp cho đàn ong phát triển một cách nhanh chóng. Vụ mật vào mùa sau này lấy từ dịch tiết côn trùng và một số mật hoa không trùng với mùa phấn. Có thể khắc phục tình trạng này bằng cách cho đàn ong ăn phấn hoa do ong thu được trước đó bằng cách gạt phấn. Không phải các loại phấn đều có giá trị dinh dưỡng như nhau đối với ong. Có thể lần lượt cho ăn chất thay thế phấn hoa hoặc hỗn hợp của chất thay thế phấn. Thuật ngữ phấn hoa bổ sung…đôi khi được dùng liên quan với hỗn hợp như vậy. Crane cũng cho biết: để thành công, chất thay thế phấn hoa phải có đủ dinh dưỡng ấu trùng, cung cấp protein, lipid và các vitamin như là phấn hoa nguồn cung cấp duy nhất những chất đó… Trong chất thay thế phấn hoa cũng phải có chất kích thích ăn, để hấp dẫn ong đến ăn khi đặt ở trong tổ và cho đường vào trong chất thay thế phấn hoa tăng sự hấp dẫn ong đến và tăng việc tiêu thụ chất này, tuy nhiên đường không phải là chất kích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

thích duy nhất. Chất thay thế phấn hoa hoặc chất bổ sung thường cho ăn ở trong đàn dưới dạng dẹt mềm được đậy bằng tấm phim hoặc lá sáp mỏng đặt lên trên xà cầu. Lớp đậy cần thiết để cho các chất cho ăn không bị khô, vì khi khô ong sẽ không ăn nữa. Cho ong ăn các chất trên ở dạng bột để ở máng đặt ngoài thùng mà ong có thể đến đó lấy cho vào giỏ đựng phấn mang về sẽ cho hiệu quả kém hơn.

Ở các nước khác nhau người ta đề xuất các công thức khác nhau cho chất thay thế phấn hoa tùy thuộc theo thành phần thích hợp dễ kiếm, rẻ và có sẵn hơn. Rất nhiều chất được sử dụng có một số kết quả trong thành phần hỗn hợp. Ví dụ như nấm men khô, bột đậu tương đã khử mỡ, sữa khô đã khử bơ, lòng đỏ trứng gà. Ở một số đảo Thái Bình Dương của Canada nguồn protein rẻ tiền nhất là bột cá, Chalmers (1980) đã thử nghiệm và có kết quả với ong (dẫn theo Crane, 1990) [27].

Rất nhiều chất thay thế phấn hoa được bán với các tên thương mại hấp dẫn, nhưng thành phần của chúng không được như trong nhãn đã ghi. Ví dụ thức ăn cho ong Beltsville của Mỹ mà thành phần của nó đã được biết (Habert và Shimanuki, 1980). Chất này dựa vào hỗn hợp của abumin sữa lấy từ nước sữa (1 phần) và nấm men Torula (2 phần). Hỗn hợp này có chứa 66% protein. Và chất này được kết hợp (35 phần) với đường saccaro (65 phần) và lượng nước vừa đủ để tạo thành dạng mỏng đủ ẩm, nó chỉ chứa 13% protein. Goimerac (1980) thích tấm mỏng làm từ hỗn hợp phấn hoa với hoặc là bột đậu tương khử mỡ hoặc là nấm men bia (tỉ lệ 1:3) với xi rô đường đặc. Một công thức với bột cá, bột cá trích, nấm men bia và đường (tỉ lệ 1:1:2,5) trộn với nước để hình thành tấm dẹt, thức ăn này không làm mật có mùi (dẫn theo Crane, 1990) [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nói chung khi phấn hoa tươi có sẵn, ong sẽ lấy và dùng phấn hơn bất cứ loại thức ăn thay thế nào, trong trường hợp đó việc cung cấp các chất thay thế là vô nghĩa. Nhưng Giomerac (1980) ở Winsconsin, Hoa Kỳ (dẫn theo Crane, 1990) [5] cho rằng có khả năng kích thích việc nuôi ấu trùng 6 – 8 tuần trước khi ong bắt đầu lấy phấn, bằng cách cung cấp cho đàn ong tấm mỏng thức ăn thay thế đã nêu trên và có thể cho ăn lại nếu cần thiết. Một đàn ong có thể tiêu thụ hoàn toàn hết 3kg, và có thể ăn thêm kể cả sau khi ong đi lấy phấn tự nhiên.

1.3. Điều kiện tự nhiên và tình hình nuôi ong tại huyện Đại Từ 1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Đại Từ là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong tọa độ từ 21030’ đến 21050’ Vĩ Bắc và từ 105032’ đến 105042’ Kinh Đông; Phía Bắc giáp huyện Định Hóa, phía Đông Nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía Đông Bắc giáp huyện Phú Lương, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.

1.3.1.2. Địa hình đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Đại Từ là 57.415 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 26,87%; đất lâm nghiệp chiếm 45,13%; còn lại là đất phi nông nghiệp chiếm 28%. Trong tổng diện tích hiện có thì diện tích đất chưa sử dụng chiếm 17,35%, chủ yếu là đất đồi núi và sông suối. Trên địa bàn huyện đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là: Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%, đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14 %, đất Feralit phát triển trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55 %, đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94 %.

1.3.1.3. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn

Khí hậu huyện Đại Từ mang những nét chung của nền khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 02 mùa rõ rệt:

+ Mùa nóng: bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm. Trong thời gian này, gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 7 (trung bình từ 320

C – 370C), nhiệt độ trung bình khoảng 260

C-270C, độ ẩm trung bình từ 80% đến 85%.

+ Mùa lạnh: bắt đầu từ cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể, khí hậu khô hanh, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 01 (10C) nhiệt độ trung bình 130

C – 140C, độ ẩm trung bình từ 70% đến 75%.

Đại Từ có lượng mưa lớn (trung bình 1.700-1.800 mm/năm), phân bố theo mùa vụ và có sự chênh lệch lớn giữa hai mùa. Mùa nóng cũng là mùa mưa nhiều, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa của cả năm. Mùa lạnh là mùa khô hanh, tổng lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa của cả năm.

Nhìn chung, với nền khí hậu đặc trưng của vùng Đông Bắc – Bắc Bộ là nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện Đại Từ có các loại cây trồng phong phú, đa dạng. Đây là cơ sở rất tốt, là tiền đề cơ bản thuận lợi cho nghề nuôi ong phát triển. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hệ quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu nói chung và khí hậu của huyện Đại Từ nói riêng có những diễn biến phức tạp. Có những đợt nắng nóng kéo dài gây nên tình trạng hạn hán và tiếp theo là những đợt rét đậm rét hại, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệp nói chung và ảnh hưởng tới nghề nuôi ong nói riêng, đặc biệt là nguồn thức ăn tự nhiên cho ong. Do vậy, việc tìm hiểu về các cây nguồn mật có ở huyện Đại Từ sẽ giúp cho người nuôi ong xác định được nguồn thức ăn tự nhiên cho ong, từ đó xác định được mô hình nuôi ong phù hợp và bổ sung thức ăn nhân tạo cho ong theo từng thời điểm.

1.3.2. Các cây hoa nguồn mật chính ở huyện Đại Từ

Huyện Đại Từ có các loại cây nguồn mật phong phú như: vải, nhãn, keo, bạch đàn, càng cua, cỏ lào… Theo số liệu điều tra của phòng Thống kê huyện Đại Từ năm 2010, toàn huyện có tổng diện tích cây ăn quả là 2.074 ha trong đó cây nhãn là 162 ha, vải thiều là 452 ha; Cây công nghiệp hàng năm là 500 ha (trong đó đậu đỗ chiếm 146 ha); Diện tích đất trồng cây lâm nghiệp là 27.823 ha (trong đó cây bạch đàn 131 ha, cây keo 1.479 ha); Diện tích trồng cây chè là 5.196 ha; Đất chưa sử dụng là 680 ha (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá không có rừng cây), đây là diện tích có nhiều cây cỏ lào, càng cua và một số cây hoa dại khác.

Các loại cây nguồn mật trên có diện tích khác nhau và cho nguồn mật vào những thời điểm khác nhau trong năm nên đã tạo ra các vụ thu hoạch mật khác nhau. Vụ hoa vải thiều, nhãn: từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ hoa bạch đàn, keo: từ tháng 5 đến tháng 9. Đây là hai vụ thu hoạch mật chính cho người nuôi ong mật. Ngoài hai vụ mật chính, người nuôi ong còn có thể khai thác mật thêm một vụ nữa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau gồm các hoa như: hoa cỏ lào, hoa càng cua và một hoa dại khác.

Qua quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông – lâm nghiệp, kết hợp với giao đất giao rừng đến từng hộ; Thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã tạo ra vùng chuyên canh cây ăn quả (như vải nhãn ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

các xã Hùng Sơn, Tiên Hội, Hoàng Nông), cây chè ở các xã Tân Linh, La Bằng; Các chương trình, dự án trồng rừng phòng hộ ở các xã Mỹ Yên, Văn yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của con ong và nghề nuôi ong mật tại huyện Đại Từ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.3. Tình hình nuôi ong trên địa bàn huyện Đại Từ

Nuôi ong ở Đại Từ là nghề có từ lâu đời, song nghề nuôi ong mới thực sự được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ban ngành đoàn thể, đã có nhiều chương trình dự án đưa con ong vào việc phục vụ cho chương trình bảo vệ rừng đầu nguồn (ở các xã thuộc khu vực chân núi Tam Đảo, nuôi ong tạo công ăn việc làm mới để người dân không lên rừng khai thác cây bừa bãi) xóa đói, giảm nghèo cho người dân, đã có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật nuôi ong cho người dân, điều đó thể hiện ở số lượng đàn ong trên địa bàn huyện Đại Từ tăng dần qua các năm: 2008 có 2586 đàn, năm 2009 có 2931 đàn, năm 2010 có 3262 đàn. Năng suất mật bình quân là 14,5 kg/đàn/năm, sản lượng đạt khoảng 100 tấn.

Nuôi ong được phân bố rộng khắp trên địa bàn huyện, song tập nhiều hơn ở các xã có diện tích cây nguồn mật lớn và tập trung như: Hùng Sơn, Tiên Hội, Mỹ Yên, Văn Yên, Quân Chu; Từ chỗ nuôi ong với hình thức tự cung tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, hiện nay trên địa bàn huyện đã có nhiều gia đình nuôi ong theo hình thức trang trại, có quy mô đàn ong lớn.

Từ những bước nhảy vọt trong chăn nuôi ong, các sản phẩm của nghề nuôi ong đã được cung ứng ra thị trường, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Sản phẩm chính của nghề nuôi ong mật là mật ong. Mật ong được cung cấp ra thị trường phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân với nhiều mục đích sử dụng khác nhau (làm thuốc chữa bệnh theo kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

nghiệm dân gian như chữa bệnh dạ dày: nghệ mật ong, tam thất mật ong; thuốc chữa ho: mật ong nguyên chất, quất mật ong; hay một số sản phẩm khác phục vụ cho việc bồi bổ sức khỏe của con người như rượu mật ong, dấm chuối mật ong, dấm mật ong nguyên chất…).

Bên cạnh sản phẩm chính là mật ong, một số hộ nuôi ong nhiều, có nhiều kinh nghiệm trong nghề và được tập huấn kỹ thuật nuôi ong qua những chương trình, dự án đã cung cấp giống ong và các vật tư nuôi ong cho những người có nhu cầu nuôi ong trên địa bàn toàn huyện, toàn tỉnh và một số tỉnh bạn như: Tuyên Quang, Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hà Nội, Hòa Bình.

Với những điều kiện tự nhiên sẵn có, với nguồn lao động phục vụ cho nghề nuôi ong dồi dào (không phân biệt tuổi tác già hay trẻ, không biệt giới tính nam hay nữ) cùng với những lợi ích về kinh tế mà con ong đem lại (vốn đầu tư thấp, sản phẩm được mọi lứa tuổi ưa chuộng, …), hiện nay nghề nuôi ong ở huyện Đại Từ đang ngày càng phát triển. Tuy nhiên, để nghề nuôi ong phát triển “bền vững” thì rất cần có những chính sách của các cấp chính quyền, đoàn thể hỗ trợ cho người nuôi ong về vốn, kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như giám sát chất lượng trong quá trình sản xuất, thu hoạch các sản phẩm từ nghề nuôi ong, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi ong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu:

Giống ong nội Apis cerana nuôi tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu

Huyện Đại Từ - Thái Nguyên

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2008 đến tháng 01/2011

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Tình hình thời tiết khí hậu của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến nghề nuôi ong mật nghề nuôi ong mật

2.2.2. Biến động số lượng đàn ong của huyện Đại Từ trong 3 năm (từ năm 2008 - 2010)

2.2.3. Một số cây nguồn mật chủ yếu tại huyện Đại Từ

2.2.4. Thí nghiệm nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung bột đậu xanh và bột đậu tương tới năng suất, chất lượng đàn ong và mật ong nội Apis cerana nuôi tại huyện Đại Từ

- Thành phần hóa học của thức ăn bổ sung

- Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được theo mùa vụ

+Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong vụ Xuân Hè + Lượng thức ăn bổ sung ong thu nhận được trong vụ Thu Đông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khối lượng các cấp ong: + Ong chúa

+ Ong đực + Ong thợ

- Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng nhân đàn ong - Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong

+ Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong vụ Xuân Hè + Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất mật ong vụ Thu Đông - Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa vải + Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa nhãn + Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới chất lượng mật ong hoa bạch đàn - Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới khả năng kháng bệnh trên các đàn ong

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Ảnh hƣởng của thời tiết khí hậu đến nghề nuôi ong

Căn cứ vào số liệu của Trung tâm khí tượng thuỷ văn Thái Nguyên về nhiệt độ, ẩm độ và lượng mưa, giờ nắng.

2.3.2. Biến động số lƣợng đàn ong của huyện Đại Từ trong 3 năm (2008-2010)

Biến động số lượng các đàn ong, dựa vào số liệu điều tra của phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ qua 3 năm: năm 2008 – 2010 và điều tra trực tiếp tại khu vực thực hiện thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chúng tôi tiến hành điều tra ghi chép cụ thể đối với các cây tự nhiên, thu thập số liệu từ phòng Thống kê của huyện Đại Từ đối với cây trồng và xác định thời gian nở hoa, khả năng cho mật và phấn của cây nguồn mật.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn bổ sung tới năng suất, chất lượng đàn ong mật apis cerana nuôi tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 115)