Huyện Đại Từ có các loại cây nguồn mật phong phú như: vải, nhãn, keo, bạch đàn, càng cua, cỏ lào… Theo số liệu điều tra của phòng Thống kê huyện Đại Từ năm 2010, toàn huyện có tổng diện tích cây ăn quả là 2.074 ha trong đó cây nhãn là 162 ha, vải thiều là 452 ha; Cây công nghiệp hàng năm là 500 ha (trong đó đậu đỗ chiếm 146 ha); Diện tích đất trồng cây lâm nghiệp là 27.823 ha (trong đó cây bạch đàn 131 ha, cây keo 1.479 ha); Diện tích trồng cây chè là 5.196 ha; Đất chưa sử dụng là 680 ha (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và đất núi đá không có rừng cây), đây là diện tích có nhiều cây cỏ lào, càng cua và một số cây hoa dại khác.
Các loại cây nguồn mật trên có diện tích khác nhau và cho nguồn mật vào những thời điểm khác nhau trong năm nên đã tạo ra các vụ thu hoạch mật khác nhau. Vụ hoa vải thiều, nhãn: từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ hoa bạch đàn, keo: từ tháng 5 đến tháng 9. Đây là hai vụ thu hoạch mật chính cho người nuôi ong mật. Ngoài hai vụ mật chính, người nuôi ong còn có thể khai thác mật thêm một vụ nữa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau gồm các hoa như: hoa cỏ lào, hoa càng cua và một hoa dại khác.
Qua quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông – lâm nghiệp, kết hợp với giao đất giao rừng đến từng hộ; Thực hiện chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã tạo ra vùng chuyên canh cây ăn quả (như vải nhãn ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
các xã Hùng Sơn, Tiên Hội, Hoàng Nông), cây chè ở các xã Tân Linh, La Bằng; Các chương trình, dự án trồng rừng phòng hộ ở các xã Mỹ Yên, Văn yên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của con ong và nghề nuôi ong mật tại huyện Đại Từ.