2.1.3. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior) và Mơ hình chấp nhận cơng nghệ (Technology Acceptance Model)
Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu là ý định tham gia, sử dụng, đề tài trình bày 2 học thuyết
rất quan trọng đối với ý định và hành vi của mỗi cá nhân và đã được kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu. Đó là lý thuyết hành vi dự định và mơ hình chấp nhận công nghệ.
2.1.3.1. Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior)
Cho vay cá nhân trên các platforms đã trở nên một nền tảng cơ bản của các tổ chức tài
chính trung gian trực tuyến, hình thức này ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ người đi vay và người cho vay không ngừng gia tăng theo thời gian. Tuy nhiên, tỷ lệ người tham gia Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, để thu hút người thiếu vốn và nhà đầu tư tham gia cho vay ngang hàng nhiều hơn thì việc nhận biết được các yếu tố tác động đến sự tham gia của khách hàng là rất cần thiết đối với các tổ chức cho vay ngang hàng trực tuyến. Bởi vì ý định tham gia thường được xem là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hành vi tham gia của người tiêu dùng.
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia đã được các tác giả trước dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau. Trong đó lý thuyết hành vi dự định đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và áp dụng thành công khung lý thuyết để dự đoán ý định và hành vi tham gia. Thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991), được phát triển từ lý thuyết
hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được
dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó. Các xu hướng
hành vi được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ mà ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa như là mức độ nổ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen,
Xu hướng hành vi lại là một hàm của ba nhân tố. Thứ nhất, các thái độ được khái niệm như là đánh giá tích cực hay tiêu cực về hành vi thực hiện. Nhân tố thứ hai là ảnh hưởng
xã hội mà đề cập đến sức ép xã hội được cảm nhận để thực hiện hay khơng thực hiện
hành vi đó. Cuối cùng, thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour) được
Ajzen xây dựng bằng cách bổ sung thêm yếu tố kiểm sốt hành vi cảm nhận vào mơ hình TRA. Thành phần kiểm soát hành vi cảm nhận phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Ajzen đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến
xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm
sốt của mình, thì kiểm sốt hành vi cịn dự báo cả hành vi.