PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty TNHH TM – SX hồng minh châu (Trang 38 - 43)

3.1 Phương pháp nghiên cứu:

3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu thứ cấp: dựa trên các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, những tài liệu trên website và ý kiến của các anh chị cán bộ từ các phòng ban trong cơng ty.

3.1.2 Phương pháp phân tích số liệu:

Khi tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận của cơng ty, ta chủ yếu dựa vào các phương pháp phân tích sau:

3.1.2.1 Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Đối chiếu giữa các chỉ tiêu, nhằm xác định xu hướng và mức độ biến động các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất.

Có ba ngun tắc cơ bản khi sử dụng phương pháp này, đó là:

Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, tiêu chuẩn đó có thể là:

- Tài liệu của năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực tế so với kế hoạch, dự tốn, định mức.

- Các chỉ tiêu của kỳ này được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.

- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh.

Điều kiện so sánh được

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế, thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm hơn cả là về thời gian và không gian.

Về mặt thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hoạch toán (tháng, quý, năm) phải thống nhất trên ba mặt sau:

- Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế. - Phải cùng một phương pháp phân tích.

- Phải cùng một đơn vị đo lường.

Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều

kiện kinh doanh tương tự nhau.

Tuy nhiên, thực tế ít có các chỉ tiêu đồng nhất được với nhau. Để đảm bảo tính thống nhất người ta cần phải quan tâm tới phương diện được xem xét mức độ đồng nhất có thể chấp nhận được, độ chính xác cần phải có, thời gian phân tích được cho phép.

Kỹ thuật so sánh

Các kỹ thuật so sánh cơ bản là:

- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ

gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số của kỳ phân tích so với

kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

- So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối,

biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung, có cùng một tính chất.

- So sánh mức biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô được điều

chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mơ chung.

Q trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo ba hình thức:

- So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo kế tốn – tài chính, nó cịn gọi là phân tích theo chiều dọc (cùng cột của báo cáo).

- So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động các kỳ trên báo cáo kế tốn tài chính, nó cịn gọi là phân tích theo chiều ngang (cùng hàng trên báo cáo).

- So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem trên mối quan hệ

với các chỉ tiêu phản ánh quy mơ chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hoặc lâu hơn) để cho ta thấy rõ xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.

3.1.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích. Q trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.

- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất. - Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước (lần trước của nhân tố đầu tiên là so với gốc) ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích.

Mơ hình tổng qt:

Nếu có chỉ tiêu Q = a.b.c.d thì Q0 = a0.b0.c0.d0 và Q1 = a1.b1.c1.d1 Suy ra đối tượng phân tích:

Q = Q1 – Q0 = a1.b1.c1.d1 - a0.b0.c0.d0

- Chỉ tiêu phân tích: Q

- Chỉ tiêu hình thành: 4 nhân tố a, b, c, d được sắp xếp từ lượng đến chất - Đối tượng phân tích: Q = Q1 – Q0

- Chỉ tiêu kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1 Xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố:

Từ Q0 = a0.b0.c0.d0 thay a0 bằng a1 rồi tính Q’ = a1.b0.c0.d0. Lấy Q’ – Q0 ta xác định được mức độ ảnh hưởng của biến động nhân tố a đến biến động của chỉ tiêu Q:

Qa = a1.b0.c0.d0 - a0.b0.c0.d0

Qb = a1.b1.c0.d0 – a1.b0.c0.d0

Qc = a1.b1.c1.d0 – a1.b1.c0.d0

Qd = a1.b1.c1.d1 – a1.b1.c1.d0

Tổng các nhân tố ảnh hưởng: Q = Qa + Qb + Qc + Qd

3.1.2.3 Phương pháp phân tích số chênh lệch:

Phương pháp phân tích số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hồn, nhằm phân tích các nhân tố thuận, ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp phân tích số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn. Chúng chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ áp dụng được trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ chỉ tiêu bằng thương số. Phương pháp tính:  (a1 – a0).b0.c0.d0  a1.(b1 – b0).c0.d0  a1.b1.(c1 – c0).d0  a1.b1.c1.(d1 – d0)

3.2 Dữ liệu nghiên cứu:

3.2.1 Nguồn dữ liệu:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Đây là báo cáo tài chính hết sức quan trọng, nó phản ánh tổng qt tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện của doanh nghiệp đối với Nhà nước về các khoản phải nộp khác. Để phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận cần phải dùng đến tất cả các chỉ tiêu có trên báo cáo này của doanh nghiệp.

- Bảng cân đối kế toán:

Bảng cân đối kế tốn là một loại báo cáo tài chính mơ tả tình hình tài chính của một doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán bao gồm hai phần:

phần tài sản và phần nguồn vốn, phản ánh tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Bảng cân đối kế tốn là nguồn thơng tin quan trọng cho những ai quan tâm đến tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong q trình phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, ta sẽ dùng đến một vài chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán.

- Thuyết minh báo cáo tài chính:

Đây là một loại báo cáo tài chính được lập để giải thích và bổ sung thơng tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác khơng thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính ta có thể nắm bắt được đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, chế độ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp, chi tiết về một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính từ đó giúp cho việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận được chính xác và rõ ràng.

3.2.2 Cách lấy dữ liệu:

Số liệu thứ cấp. Phân tích, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, sàng lọc lại các yếu tố cần thiết cho đề tài báo cáo như: doanh thu , giá vốn, chi phí,…

3.2.3 Mẫu nghiên cứu:

Căn cứ vào các dữ liệu trong bảng báo cáo tài chính và các dữ liệu thực tiễn từ năm 2011 đến năm 2014.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty TNHH TM – SX hồng minh châu (Trang 38 - 43)