Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty:
4.1.4 Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận:
Xét về góc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nói khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải có. Các doanh nghiệp ln ln quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đó. Do vậy mà phân tích lợi nhuận được tiến hành thường xuyên, cụ thể để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác.
Phân tích lợi nhuận trong mối liên hệ với doanh thu và chi phí khơng chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh, kết quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mà cịn là phương pháp phân tích những dữ liệu mang tính dự báo, phục vụ cho các quyết định quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại và hoạch định những kế hoạch trong tương lai.
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
Bảng 4.4. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu) CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 2013/2012 CHÊNH LỆCH 2014/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
DT 3.484.388.930 4.605.890.769 6.373.365.540 6.877.097.039 1.121.501.839 32,19 1.767.474.771 38,37 503.731.499 7,9
CP 3.474.184.404 4.476.304.910 6.205.214.940 6.846.733.811 1.002.120.506 28,84 1.728.910.030 38,62 641.518.871 10,34
Biểu đồ 4.6. Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cơng ty (2011 – 2014)
Qua bảng 4.4, ta thấy mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận rất chặt chẽ. Từ đó thấy rõ được sự thay đổi của doanh thu và chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với lợi nhuận của công ty.
Tổng doanh thu năm 2012 tăng 1.121.501.838, tương ứng với tỷ lệ tăng 32,91% so với năm 2011. Nguyên nhân làm tăng doanh thu là do số lượng sản phẩm bán ra tăng, giá thành ổn định. Tuy nhiên, chi phí tăng 28,84% so với năm 2011, tương ứng với 1.002.120.506 đồng. Chi phí tăng chủ yếu do tăng chi phí mua ngồi như tiền vận chuyển nguyên liệu, chi phí giao hàng hóa từ cơng ty đến các đại lý. Mặc dù chi phí tăng nhưng khơng vượt doanh thu nên công ty vẫn thu khoảng lợi nhuận trước thuế cao hơn năm 2011 là 146.740.461 đồng. Điều này chứng tỏ năm 2012 công ty kinh doanh đạt hiệu quả với lợi nhuận đem về cao.
Tổng doanh thu năm 2013 tăng 1.767.474.771, tương ứng tỷ lệ tăng 38,37% so với năm 2012. Năm 2013 nối tiếp thành công của năm 2012, công ty tiếp tục kinh doanh đạt hiệu quả với mức doanh thu tăng 38,37%, tương ứng với số tiền 1.767.474.771 và chi phí tăng 38,62%, tương ứng với số tiền 1.728.910.030 so với năm 2012. Chi phí tăng nhưng khơng vượt q doanh thu nên công ty vẫn thu về lợi nhuận.
Tổng doanh thu năm 2014 giảm mạnh đến 81,94%, tương ứng với số tiền 137.787.372 so với năm 2013. Điều này cho thấy năm 2014 doanh thu thu về là 503.731.499 chỉ tăng 7,9% so với năm 2013 nhưng chi phí lại tăng đến 10,34%, tương ứng với số tiền 641.518.871. Năm 2014, công ty kinh doanh khơng đạt hiệu quả điều đó
0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 8,000,000,000 2011 2012 2013 2014 Đồng Năm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
cho thấy ở mặt chi phí cơng ty bỏ ra lại vượt doanh thu, mà chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều đó làm ảnh hưởng đến rất nhiều đến lợi nhuận của cơng ty. Do đó, cơng ty cần phải có các chính sách trong việc điều chỉnh chi phí mua ngồi, chi phí quản lý doanh nghiệp để khơng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty vào những năm sau.
4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
4.2.1 Khối lượng hàng hố tiêu thụ:
4.2.1.1 Tình hình tiêu thụ các sản phẩm:
Khối lượng hàng hóa tiêu thụ là lượng hàng được tiêu thụ, bán ra trong kỳ. Số lượng bán ra càng nhiều lợi nhuận càng cao và ngược lại. Sản phẩm của Công ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu là nhà phân phối các sản phẩm chất thơm và khử mùi khơng khí dùng trong nhà, trong văn phịng và phụ tùng trang trí xe hơi. Các sản phẩm của cơng ty gồm có: Cây thơng thơm, nước hoa, sáp thơm, nhang thơm, ghim thơm. Trong đó 3 sản phẩm bán chạy nhất của công ty gồm cây thông thơm, ghim thơm và sáp thơm. Để thấy rõ sự biến động của những nhân tố này ta so sánh chi tiết các mặt hàng qua các năm.
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 2013/2012 CHÊNH LỆCH 2014/2013 Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%)
Cây thông thơm 385.736 99,31 483.746 99,62 643.707 99,74 658.181 92,93 98.010 159.961 14.474
Ghim thơm 2.298 0,59 1.508 0,31 1.337 0,21 50.033 7,06 (790) (171) 48.696
Sáp thơm 380 0,1 322 0,07 300 0,05 40 0,01 (58) (22) (260)
Tổng sản phẩm 388.414 100 485.576 100 645.344 100 708.254 100 97.162 159.768 62.910
Bảng 4.5. Tình hình tiêu thụ từng mặt hàng của cơng ty năm 2011 - 2014
Biểu đồ 4.7. Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ năm 2011
Biểu đồ 4.8. Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ năm 2012
Biểu đồ 4.9. Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ năm 2013
99,31% 0,59% 0,1%
NĂM 2011
Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm
99,62% 0,31% 0,07%
NĂM 2012
Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm
99,74% 0,21% 0,05%
NĂM 2013
Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm
Biểu đồ 4.10. Tỷ trọng % từng mặt hàng tiêu thụ năm 2014
Qua bảng 4.5, ta thấy được khối lượng sản phẩm được tiêu thụ có nhưng biến chuyển qua các năm. Nhưng mặt hàng cây thơng thơm ln nắm giữ vị trí tiêu thụ dẫn đầu và tăng lên qua các năm từ năm 2011 – 2014.
Sản phẩm cây thông thơm là mặt hàng chủ lực của công ty được thể hiện ở việc tỷ trọng sản phẩm đều tăng qua các năm và tỷ trọng đều trên 99% từ năm 2011 – 2013. Tuy nhiên đến năm 2014, tỷ trọng mặt hàng cây thông thơm giảm xuống 92,93% vì sự tăng trưởng của sản phẩm ghim thơm. Nhưng việc đó cũng khơng ảnh hưởng gì đến lợi nhuận của cơng ty khi sản phẩm cây thông thơm luôn được người tiêu dùng tin dùng, ưa thích vì tỷ trọng ln chiếm trên 90% trong tổng sản phẩm của công ty.
Sản phẩm ghim thơm cũng có sự tăng trưởng đáng kể nhờ phương thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, nhất là các cơng ty văn phịng. Việc đó thể hiện ở sự tăng tỷ trọng từ 0.21% (năm 2013) lên đến 7,06% (năm 2014), tương ứng tăng 48.696 sản phẩm ghim thơm được tiêu thụ so với năm 2013. Đây là một bước phát triển giúp công ty giới thiệu, quảng bá thêm nhiều mặt hàng sản phẩm đến cho nhiều đối tượng khách hàng, khơng chỉ gói gọn trong một sản phẩm như lúc trước. Điều đó sẽ giúp các mặt hàng, sản phẩm của cơng ty được tiêu thụ đồng đều và ngày càng mở rộng được thương hiệu của công ty.
Sản phẩm sáp thơm tuy có sự tăng trưởng khơng cao, chiếm tỷ trọng khá thấp trong tỷ trọng tổng sản phẩm. Nhưng đó là một sản phẩm đang được khách hàng dùng thử và sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân dùng thử. Một phần do sản phẩm sáp thơm phải gặp nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, không giống như sản phẩm
92,93% 7,06% 0,01%
NĂM 2014
Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm
cây thơng thơm, sản phẩm ghim thơm có kiểu dạng độc đáo, lạ và ít đối thủ cạnh tranh hơn. Do đó cơng ty cần phải có biện pháp, kế hoạch để giúp cho sản phẩm sáp thơm thêm phần độc đáo, lạ mắt để có thể thu hút nhiều đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm hơn.
Nhìn chung, mặt hàng tiêu thụ chủ lực của cơng ty đến từ sản phẩm cây thơng thơm. Vì sản phẩm hợp túi tiền, kiểu dáng độc đáo và có nhiều mùi hương nên thu hút được nhiều đối tượng khách hàng sử dụng. Do đó, lợi nhuận thu được của cơng ty đến từ sản phẩm này là tương đối cao. Ngoài ra, cơng ty cần phải có những biện pháp quảng cáo, giới thiệu nhằm đầy mạnh các mặt hàng sản phẩm khác. Qua đó tiêu thụ được đồng đều tất cả các mặt hàng sản phẩm mà cơng ty hiện có, đồng thời nâng cao lợi nhuận của cơng ty, khẳng định vị trí của cơng ty trên thị trường trong nước và quốc tế.
4.2.1.2 Tình hình doanh thu theo các mặt hàng:
Dựa theo số lượng tiêu thụ càng mặt hàng hóa trong bảng số liệu 4.5, ta có thể nhận ra mặt hàng cây thơng thơm tiêu thụ nhanh nhất, do đó sản phẩm này cũng đem lại được nhiều lợi nhuận cho cơng ty nhất. Điều đó thể hiện rõ trong bảng số liệu dưới đây.
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
Bảng 4.6. Tình hình doanh thu từng mặt hàng của cơng ty năm 2011 - 2014
(Nguồn: Phịng Kế tốn của cơng ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu) CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 2013/2012 CHÊNH LỆCH 2014/2013
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền Số tiền Số tiền
Cây thông thơm 2.730.509.536 97,47 3.568.099.674 98,65 5.579.840.758 99,24 5.337.002.541 92,75 837.590.138 2.011.741.084 (242.838.217) Ghim thơm 61.917.713 2,21 40.113.886 1,11 34.201.749 0,61 415.924.327 7,23 (21.803827) (5.912.137) 381.722.578 Sáp thơm 8.942.026 0,32 8.524.383 0,24 8.385.920 0,15 1.117.801 0,02 (417.643) (138.463) (7.268.119) Tổng doanh thu 2.801.369.275 100 3.616.737.943 100 5.622.428.427 100 5.754.044.669 100 815.368.668 2.005.690.484 131.616.242
Biểu đồ 4.11. Tình hình doanh thu từng mặt hàng của công ty (2011 – 2014)
Qua biểu đồ 4.9, ta có thể thấy rằng mặt hàng cây thông thơm đem lại nhiều lợi nhuận công ty nhất, kế đến là mặt hàng ghim thơm.
Doanh thu thu về được nhiều nhất là sản phẩm cây thông thơm ghi đường biểu diễn của sản phẩm gần như trùng lên đường biểu diễn của tổng sản phẩm. Cụ thể chỉ riêng mặt hàng cây thông thơm đã đem về lợi nhuận cho công ty luôn trên 90% từ năm 2011 – 2014. Chứng tỏ sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng từ chất lượng đến kiểu dáng. Cơng ty nên duy trì và cải tiến thêm về sản phẩm này, chẳng hạn phát triển thêm về kiểu dáng và mùi hương.
Ghim thơm là sản phẩm có mức doanh thu đứng thứ 2 sau cây thơng thơm. Từ năm 2011 – 2013 do sản phẩm còn khá mới mẻ với người tiêu dùng nên số lượng tiêu thụ còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm từ 0.5 – 2% trong tổng doanh thu sản phẩm). Nhưng đến năm 2014, nhờ các biện pháp quảng cáo, giới thiệu rộng rãi với người tiêu dùng nên sản phẩm ghim thơm đã tiêu thụ được một lượng sản phẩm khá nhiều so với 3 năm trước đây. Cụ thể là tăng từ 0,61% (năm 2013) lên đến 7,23% (năm 2014). Với tình hình này chứng tỏ sản phẩm ghim thơm đã được sự quan tâm từ các đối tượng khách hàng. Do đó, cơng ty nên duy trì các biện pháp giới thiệu, quảng cáo, khuyến mãi để nâng cao số lượng sản phẩm ghim thơm nhằm đem lại lợi nhuận cho công ty.
Sản phẩm sáp thơm là sản phẩm có mức doanh thu và số lượng tiêu thụ khá ít so với hai sản phẩm trên. Điều đó thể hiện ở việc doanh thu từ đem lại sản phẩm không cao do số lượng tiêu thụ ít, chỉ đạt được 0,15% - 0,32% trong tổng doanh
0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 2011 2012 2013 2014 Đồng Năm
Cây thông thơm Ghim thơm Sáp thơm Tổng doanh thu
thu từ các sản phẩm. Vì sản phẩm sáp thơm là một sản phẩm được khá nhiều các công ty sản xuất và tiêu thụ. Do đó sản phẩm gặp phải sự cạnh tranh khá quyết liệt với các đối thủ trên thị trường. Vì thế, cơng ty nên có những giải pháp nhằm khắc phục được việc cạnh tranh nói trên. Cơng ty có thể thay đổi kiểu dáng hoặc tạo thêm nhiều đặc tính, mùi hương khác nhau nhằm làm nổi bật được sản phẩm sáp thơm so với các công ty khác. Từ đó thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng nhằm nâng cao số lượng bán sản phẩm và nâng cao được doanh thu, thu về được lợi nhuận cho cơng ty.
4.2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng nội địa:
Cơng ty có 2 phương thức bán hàng chủ yếu là phân phối tại các đại lý của công ty và phân phối tại hệ thống siêu thị BigC. Việc tiêu thụ đó được thể hiện tại bảng số liệu dưới đây.
Đơn vị tính: đồng Việt Nam
Bảng 4.7. Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng nội địa của công ty năm 2011 - 2014
(Nguồn: Phịng Kế tốn của cơng ty TNHH TM – SX Hồng Minh Châu)
CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 2014 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHÊNH LỆCH 2013/2012 CHÊNH LỆCH 2014/2013
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Phân phối đại lý 2.392.680.162 85,41 3.115.312.976 86,14 5.097.778.940 90,67 5.223.568.790 90,78 722.632.814 1.982.465.964 125.789.850 Phân phối tại siêu thị 408.689.113 14,59 501.424.967 13,86 524.649.487 9,33 530.475.879 9,22 92.735.854 23.224.520 5.826.392 Tổng doanh thu 2.801.369.275 100 3.616.737.943 100 5.622.428.427 100 5.754.044.669 100 815.368.668 2.005.690.484 131.616.242
Biểu đồ 4.12. Tình hình doanh thu theo phương thức bán hàng của công ty (2011 – 2014)
Qua biểu đồ 4.10 và bảng số liệu 4.7, ta thấy phương thức đem lại doanh thu nhiều nhất cho công ty là phân phối đại lý. Cụ thể như sau:
Phương thức phân phối đại lý, công ty giao hàng cho đại lý bao gồm các sản phẩm cây thông thơm, ghim thơm, sáp thơm nên người tiêu dùng dễ tiếp cận hơn với sản phẩm nhờ đó số lượng tiêu thụ ở đại lý nhiều hơn. Tỷ lệ doanh thu của phương thức phân phối đại lý luôn chiếm trên 85% tổng doanh thu của công ty từ năm 2011 – 2014. Do đó, cơng ty nên tiếp tục phương thức bán hàng đại lý này và mở rộng thêm nhiều đại lý ở các tỉnh thành trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Qua đó làm tăng lợi nhuận cho cơng ty và tạo được lòng tin nơi khách hàng.
Phương thức phân phối tại hệ thống siêu thụ đem lại doanh thu ít hơn so với phương thức phân phối đại lý. Vì tại siêu thị, cơng ty chỉ phân phối duy nhất một sản phẩm là cây thông thơm để hệ thống siêu thị tiêu thụ. Do đó, khách hàng khơng có được nhiều lựa chọn và khơng biết hết được các sản phẩm của công ty. Doanh thu của phương thức phân phối tại hệ thống siêu thị chỉ chiếm tỷ lệ từ 9% - 15% trong tổng doanh thu, chủ yếu lợi nhuận đem về do số lượng bán mặt hàng cây thơng thơm. Vì thế, cơng ty nên có đặt ra nhiều kế hoạch, biện pháp để phân phối thêm được nhiều mặt hàng hơn đến các hệ thống siêu thị nhằm giới thiệu thêm nhiều sản phẩm đến với tay người tiêu dùng và đánh giá được nhu cầu mà các khách hàng đang muốn hướng đến.
0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 2011 2012 2013 2014 Đồng Năm
Phân phối đại lý Phân phối tại siêu thị Tổng doanh thu
4.2.2 Nhân tố giá vốn hàng bán:
Theo số liệu bảng 4.2 và biểu đồ 4.3, trong giai đoạn 2011-2014 doanh nghiệp đã tăng cường hoạt động mua hàng hoá đầu vào, giá vốn hàng bán tăng chủ yếu là do tác động của giá trên thị trường, cụ thể được diễn tiến qua các năm như sau:
Giai đoạn 2011 - 2012: Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 29,13% so với năm 2011, tương ứng với số tiền tăng là 816.684.944 đồng. Những e ngại về mặt thị trường là một trong những nguyên nhân làm cho công ty chỉ chi ra một số vốn tương đối. Bước sang năm 2012 công ty đã mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào khâu mua và tiêu thụ hàng hố,tuy nhiên lợi nhuận mà cơng ty đạt được vẫn chưa cải thiện được nhiều.
Giai đoạn 2012 - 2013: Tiếp nối sự gia tăng của giai đoạn trước, giá vốn năm 2013 tăng 43,54% so với năm 2012, tương ứng với số tiền tăng 1.576.320.818 đồng. Việc tăng giá vốn liên tiếp như vậy không đạt được hiệu quả cao khi tốc độ tăng của doanh thu vẫn còn thấp.
Giai đoạn 2013 - 2014: Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 10,79% so với năm 2013, tương ứng với số tiền tăng là 560.673.145 đồng. Dưới sự tác động của giá thị trường, giá vốn tăng tương đối ổn định. Mặc dù vậy trong năm 2014 lợi nhuận đạt được tăng so với những năm trước. Đây được xem là một dấu hiệu tốt trong việc quản lý