1.3.2.1. Môi trường kinh tế
Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế trong đó các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh như: chu kỳ phát triển kinh tế,
tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính - tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng của Nhà nước.
Nền kinh tế nằm trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầu sản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hệ thống tài chính - tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khoá của chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định sản xuất – kinh doanh và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực của doanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền. Ngoài ra, chính sách tài chính - tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp còn chịu tác động của thị trường quốc tế. Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự bất ổn của nền kinh tế các nước tác động trực tiếp đến thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp.
Như vậy, những thay đổi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cả những khó khăn. Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế.
1.3.2.2. Chính trị - pháp luật
Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. Sự can thiệp ở mức độ hợp lý của Nhà nước vào hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết và tập trung ở các nội dung như: duy trì sự ổn định kinh tế, chính trị; định hướng phát triển kinh tế, kích thích phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật; phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
1.3.2.3. Khoa học – công nghệ
Khoa học – công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suất lao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệp
nói riêng. Sự tiến bộ của khoa học – công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học công nghệ cũng có thể làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hơn. Có những máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… mới chỉ nằm trên các dự án, các dự thảo, phát minh đã trở nên lạc hậu trong chính thời điểm đó.
Như vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc công nghệ là hết sức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
1.3.2.4. Thị trường
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường đầu vào, thị trường đầu ra và thị trường tài chính.
Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vật liệu tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giá bán gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Nếu giá bán không tăng lên theo một tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụt giảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nếu thị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thị trường tài chính là kênh phân phối vốn từ nơi thừa vốn đến nơi có nhu cầu. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền và thị trường vốn. Thị trường tiền là thị trường tài chính trong đó các công cụ ngắn hạn được mua bán còn thị trường vốn là thị trường cung cấp vốn trung hạn và dài hạn. Thị trường chứng khoán bao gồm cả thị trường tiền, là nơi mua bán các chứng khoán ngắn hạn và thị trường vốn, nơi mua bán các chứng khoán trung và dài hạn. Như vậy thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu thị trường chứng khoán
hoạt động hiệu quả sẽ là kênh huy động vốn hữu hiệu cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp tập trung quá nhiều vào đầu tư chứng khoán sẽ dẫn đến tình trạng cơ cấu tài sản mất cân đối làm gián tiếp giảm hiệu quả sử dụng tài sản.
1.3.2.5. Đối thủ cạnh tranh
Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Nhân tố cạnh tranh bao gồm các yếu tố và điều kiện trong nội bộ ngành sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các sản phẩm thay thế…Các yếu tố này sẽ quyết định tính chất, mức độ cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.3.2.6. Đơn vị cấp trên
Đơn vị cấp trên cũng là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu qủa sử dụng tài sản của doanh nghiệp thông qua những định hướng, chính sách phát triển. Nếu các chiến lược, quy hoạch định hướng đầu tư phát triển dài hạn của đơn vị cấp trên được xây dựng một cách nhất quán, đúng hướng sẽ tạo cho doanh nghiệp thành viên những thuận lợi trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. Từ đó góp phần thực hiện hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần BIBICA được thành lập theo quyết định số 234/1998/QĐ- TTg ngày 01/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ cổ phần hóa ba phân xưởng: bánh, kẹo, nha thuộc Công ty Đường Biên Hòa. Giấy phép Đăng ký kinh doanh số
059167 do Sở Kế Hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 16/01/1999 với ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất kinh doanh các sản phẩm đường, bánh, kẹo, nha, rượu (nước uống có cồn). Công ty có trụ sở chính đặt tại khu công nghiệp Biên Hòa I, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tháng 3/2001, Đại hội cổ đông nhất trí tăng vốn điều lệ từ 25 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng từ vốn tích lũy có được sau hơn 02 năm hoạt động dưới pháp nhân công ty cổ phần.
Tháng 7/2001, Công ty gọi thêm vốn cổ đông, nâng vốn điều lệ của Công ty lên 56 tỷ đồng để chủ động nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh.
Công ty đã được Ủy ban Chứng khóan Nhà nước cấp phép niêm yết ngày 16/11/2001 và chính thức giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khóan TP.HCM từ đầu tháng 12/2001.
Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi ngày 31 tháng 8 năm 2005 về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh mở rộng sang lãnh vực thực phẩm dinh dưỡng.
Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi ngày 29 tháng 12 năm 2006 về việc đổi tên Công ty thành CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA, và nâng vốn điều lệ lên 89.900.000.000 đồng.
Ngày 17/1/2007, công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa chính thức đổi tên thành "Công Ty Cổ Phần Bibica".
Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi ngày 20/02/2008 về việc nâng vốn Điều lệ lên 107.707.820.000 đồng.
Trong những năm qua, Công ty luôn chú trọng đầu tư mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất, cụ thể như sau:
Năm 1999:
- Đầu tư dây chuyền sản xuất bao bì thùng carton và khay nhựa đảm bảo nhu cầu sử dụng nội bộ.
- Đầu tư mở rộng phân xưởng kẹo mềm nâng công suất lên đến 11 tấn/ngày.
- Đầu tư dây chuyền sản xuất bánh snack nguồn gốc Indonesia với công suất 2 tấn/ngày, tăng thêm một mặt hàng mới.
- Tháng 02/2000 Công ty Bibica đã vinh dự là Công ty Bánh kẹo đầu tiên của Việt Nam chính thức nhận giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 của tổ chức BVQI Anh Quốc.
Năm 2001:
- Đầu tư dây chuyền sản xuất Bánh Trung Thu và Cookies nhân: công suất 2 tấn/ngày, tổng mức đầu tư 05 tỷ đồng được lắp đặt và đưa vào hoạt động tháng 9/2001.
- Dây chuyền bánh bông lan kem cao cấp công suất 1.500 tấn/năm với tổng mức đầu tư: 19,7 tỷ đồng, là dây chuyền hiện đại và đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cao nhất hiện nay. Dây chuyền được lắp đặt và đưa vào hoạt động từ tháng 11/2001.
Năm 2002:
- Ngày 03/04/2002: Khánh thành “Nhà máy Bánh Kẹo Biên Hòa II” tại Khu công nghiệp Sài Đồng - Gia Lâm - Hà Nội.
- Tháng 10/02 chính thức đưa dây chuyền Chocolate vào hoạt động và đưa các sản phẩm có nhãn hiệu Choco-Bella, Sôcôbi, Sôcôla N&N ra thị trường.
- Triển khai thực hiện dự án mở rộng dây chuyền Snack đạt 4 tấn sản phẩm/ngày.
Năm 2004:
- Đầu tư triển khai hệ thống Quản trị tổng thể doanh nghiệp ERP từ tháng 12/2003.
- Ký kết hợp đồng hợp tác giữa Bibica với Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia tháng 11/2004 triển khai thành công các sản phẩm có nhãn hiệu Growsure, Mumsure, bánh trung thu, mứt tết, Hura Light dành cho người ăn kiêng.
- Tiếp tục triển khai hợp tác Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thực hiện các sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng chức năng: Growsure, Mumsure, bánh Trung Thu cho người ăn kiêng, bánh Hura Light, mứt Tết cho người ăn kiêng nhãn hiệu Hi Spring, bột ngũ cốc sử dụng cho người ăn kiêng nhãn hiệu Netsure Light…
- Đầu tư và triển khai sản xuất nhóm sản phẩm mới: bột ngũ cốc, bột dinh dưỡng, bột giải khát, kẹo viên nén.
- Đầu tư tài chính cổ phiếu Gilimex, đầu tư tài chính và hợp tác sản xuất với Công ty Cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế với 27% cổ phần và hợp tác sản xuất nhóm sản phẩm mới Custard cake nhãn hiệu PALOMA.
Năm 2006:
- Xây dựng mới và đưa vào sử dụng nhà xưởng phân xưởng kẹo theo tiêu chuẩn HACCP.
-Khởi công xây dựng Nhà máy Bibica Bình dương (giai đoạn 1) với dây chuyền sản xuất bánh bông lan kem Hura cao cấp nguồn gốc châu Âu công suất 10 tấn/ngày.
-Tiếp tục hoàn thiện dòng sản phẩm dinh dưỡng với các sản phẩm bột ăn dặm trẻ em Growsure, các sản phẩm sữa bột Netsure high calci, Quasure light, Mumsure, Makesure dành cho nhiều đối tượng khách hàng.
Năm 2007:
- Đưa Công ty thành viên BIBICA Miền Đông vào hoạt động với sản phẩm Layer Cake mang nhãn hiệu HURA thông thường và HURA GOLD chất lượng cao cấp (Sản phẩm cao cấp được Phủ sôcôla, rắc hạt . . . ) từ tháng 10/2007. Sản xuất ổn định với năng suất cao hơn năng suất thiết kế từ 10 đến 30%.
- Mua toà nhà 443 Lý Thường Kiệt - Phường 8 - Quận Tân Bình vào tháng 10/2007 làm nhà Văn phòng Công ty cổ phần BIBICA và cho Ngân Hàng TECHCOMBANK thuê 1 phần (gồm tầng 1A, 1B và tầng 2A).
- Ngày 4/10/2007, lế ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược giữa Công ty cổ phần BIBICA và Lotte đã diễn ra, theo chương trình hợp tác, Công ty cổ phần BIBICA đã chuyển nhượng cho Lotte 30% tổng số cổ phần (khoảng 4,6 triệu cổ
phần). Tập đoàn Lotte – Hàn Quốc là một trong những tập đoàn bánh kẹo lớn nhất tại châu Á, sau khi trở thành đối tác chiến lược, Lotte hỗ trợ Công ty cổ phần BIBICA trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu phát triển, phối hợp với Công ty cổ phần BIBICA thực hiện dự án Công ty Bibica Miền Đông giai đoạn 2 tạo điều kiện giúp Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh trong lĩnh vực bánh kẹo và trở thành một trong những công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, Lotte cung cấp cho Bibica sự hỗ trợ thương mại hợp lý để Bibica nhập khẩu sản phẩm của Lotte, phân phối tại Việt Nam, cũng như giúp Bibica xuất khẩu sản phẩm sang Hàn Quốc.
Năm 2009
- Công ty khởi công xây dựng dây chuyền sản xuất bánh Choco Pie cao cấp tại Nhà máy Bibica Miền Đông. Đây là dây chuyền được đầu tư trên cơ sở sự hợp tác của Bibica và đối tác chiến lược là Tập đoàn Lotte Hàn Quốc, sx bánh Choco Pie theo công nghệ của Lotte hàn Quốc. Dây chuyền Choco Pie là dây chuyền liên tục, chính thức đi vào hoạt động vào cuối tháng 02/2010.
- Tháng 10/2009 Công ty đã đầu tư xây dựng khu nhà tập thể cho CBCNV tại Bibica miền Đông tại KCN Mỹ Phước I, Bến Cát, Bình Dương với số vốn đầu tư khoảng 5 tỉ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng trong tháng 03/2010.
Công ty đã đạt được rất nhiều thành tích:
- Mười ba năm liên tục đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn..
- Là nhà sản xuất bánh kẹo đầu tiên ở Việt Nam được BVQI chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002:1994 năm 2000 và được chuyển đổi phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 năm 2004.
- Đạt cúp vàng cho thương hiệu an toàn vì sức khoẻ cộng đồng trong hai năm liên tiếp 2004 và 2005 do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm- Bộ Y Tế trao tặng.
- Được bình chọn là doanh nghiệp nằm trong top 5 ngành hàng bánh kẹo do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức năm 2004.
- Đạt siêu cúp cho thương hiệu nổi tiếng vì sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ và phát triển cộng đồng năm 2005 do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm- Bộ Y Tế trao tặng.
- Được người tiêu dùng bình chọn là thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006 do Báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.
- Bánh dinh dưỡng Growsure và Mumsure của Bibica đạt huy chương vàng cho thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng trong hai năm liền 2004 và 2005 do Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm- Bộ Y Tế trao tặng.
- Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Cổ phần BIBICA, là nơi đưa ra những chính sách về chiến lược phát triển của Công ty và bầu ra bộ máy quản lý cao nhất của Công ty là Hội đồng Quản trị và bầu Ban Kiểm soát.
- Hội đồng quản trị:
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông. Hội đồng Quản trị là nơi đưa ra những định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty, quyết định bộ máy quản lý điều hành kinh doanh của công ty bao gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc.
- Giám đốc Công ty:
Giám đốc Công ty là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt