3.2.2.1. Nâng cao công tác quản lý TSCĐ
Quản lý TSCĐ là một việc hết sức quan trọng. Trước hết, hàng năm Công ty phải tiến hành công tác kiểm kê TSCĐ, phân loại TSCĐ theo tiêu chí TSCĐ đang sử dụng, không cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, đang cho thuê, cho mượn, TSCĐ đi thuê, đi mượn. Cách phân loại này là hết sức cần thiết để Công ty theo dõi được tình trạng tài sản một cách thường xuyên, có hệ thống từ đó Công ty có thể đưa ra các quyết định phù hợp cho từng loại tài sản. Các quyết định đó có thể là quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ có hiệu quả sử dụng thấp, không cần dùng để tránh ứ đọng vốn, đó có thể là quyết định sửa chữa để tiếp tục đưa phương tiện, máy móc thiết bị vào sử dụng hay là quyết định đầu tư mới TSCĐ.
Đối với quản lý cụ thể tài sản, Công ty đã mở sổ theo dõi tổng hợp và chi tiết cho từng TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi những biến động tăng, giảm giá trị tài sản theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, việc theo dõi này cần kết hợp với việc kiểm kê thực tế, phân loại đánh giá TSCĐ hàng năm sẽ đảm bảo công tác quản lý tài sản được toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
Công ty nên xây dựng quy chế quản lý, sử dụng TSCĐ, phân cấp quản lý TSCĐ một cách hợp lý, rõ ràng nhằm nâng cao trách nhiệm cho từng bộ phận trong qúa trình sử dụng. Việc ban hành quy chế quản lý TSCĐ phải đi kèm với việc
thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành quy chế của các bộ phận. Khi đưa TSCĐ vào sử dụng, Công ty cần lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý làm cơ sở cho việc thu hồi kịp thời, đầy đủ vốn đầu tư ứng trước vào TSCĐ. Từ đó tạo điều kiện cho Công ty tập trung vốn nhanh để đầu tư đổi mới TSCĐ.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản đòi hỏi Công ty phải sử dụng máy móc thiết bị hết công suất, duy trì được năng lực sản xuất và kéo dài thời gian hoạt động. Vì vậy, Công ty phải lập ra kế hoạch sử dụng TSCĐ hợp lý dựa trên kế hoạch hoạt động kinh doanh và thực trạng tài sản của Công ty.
3.2.2.2. Tăng cường sửa chữa, nâng cấp TSCĐ đi kèm với đầu tư đúng hướng
Trước hết, Công ty cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, xây dựng kế hoạch nâng cấp TSCĐ để khai thác hết công suất của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, duy trì năng lực hoạt động, kéo dài tuổi thọ của TSCĐ, tránh tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm tăng chi phí sử dụng TSCĐ cũng như thiệt hại do ngừng hoạt động.
Đối với các công trình xây dựng cơ bản dở dang, Công ty cần có biện pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công, nhanh chóng hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng.
Đối với hoạt động đầu tư mua sắm đổi mới TSCĐ, Công ty cần phân tích, đánh giá đúng thực trạng số lượng, chất lượng và tính đồng bộ của TSCĐ. Từ đó, Công ty xác định được nhu cầu về số lượng, năng lực và tính đồng bộ của TSCĐ trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở kết hợp của kết quả phân tích và dự báo khả năng vốn của Công ty, Công ty cần tiến hành xây dựng chiến lược đầu tư TSCĐ. Chiến lược đầu tư ngoài việc xác định số lượng TSCĐ cần mua sắm còn phải xác định được trình độ công nghệ mà các TSCĐ đó phải đáp ứng. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất, chất lượng dịch vụ, sản phẩm. Đầu tư TSCĐ một cách hợp lý, đúng hướng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty đồng thời tăng cường lợi nhuận.
việc tăng cường quản lý, sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp phương tiện, máy móc thiết bị có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí đầu vào, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án
Trong thời gian qua, một số dự án đầu tư của Công ty mặc dù được đầu tư với lượng vốn và thời gian khá lớn song không mang lại hiệu quả do khả năng thẩm định dự án còn hạn chế và một số rủi ro khách quan mà Công ty không lường trước được. Vì thế, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng như hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
Trước hết, Công ty cần xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định có năng lực chuyên
môn tốt. Cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định dự án. Nếu họ có chuyên môn tốt, thực hiện tốt quy trình thẩm định thì kết quả thẩm định mới đáng tin cậy. Do tính chất phức tạp và phạm vi liên quan của dự án, cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên môn sâu mà còn phải hiểu biết rộng, có phẩm chất đạo đức tốt.
Thứ hai, Công ty cần trang bị thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình
thẩm định dự án. Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lý các thông tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời.
Thứ ba, nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định phải đáng tin cậy. Bởi thẩm
định dự án được tiến hành trên cơ sở phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Nếu những thông tin này không được thu thập một cách chính xác và đầy đủ thì kết quả thẩm định dự án sẽ bị hạn chế, quyết định đầu tư sai.
Thứ tư, công tác tổ chức thẩm định phải khoa học. Do thẩm định được tiến
hành theo nhiều giai đoạn nên tổ chức công tác thẩm định có ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm định dự án. Nếu công tác này được tổ chức tốt, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, kết quả thẩm định dự án sẽ cao.
thẩm định kỹ thuật và thẩm định kinh tế xã hội. Trong đó, thẩm định tài chính dự án là quan trọng nhất.
Trong thẩm định tài chính dự án, Công ty cần chú trọng những nội dung sau: - Xác định tổng dự toán vốn đầu tư và các nguồn tài trợ cũng như các phương thức tài trợ dự án.
- Xác định chi phí và lợi ích của dự án, từ đó, xác định dòng tiền của dự án. - Dự tính lãi suất chiết khấu
- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án như: Giá trị hiện tại ròng, Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ, Chỉ số doanh lợi, Thời gian hoàn vốn.
- Đánh giá rủi ro trong dự án: đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố không chắc chắn trong các giai đoạn của dự án. Rủi ro tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự án. Do vậy, thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện thực hiện dự án đúng như đã định.