ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần bibica (Trang 76 - 81)

3.3.1 Triển vọng và xu thế phát triển của ngành bánh kẹo Việt Nam

Bánh kẹo Biên Hòa là một thương hiệu mạnh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam hiện nay và thương hiệu Bánh kẹo Biên Hòa luông được người tiêu dùng tín nhiệm bình chọn đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1997-2011.

Thương hiệu Bánh kẹo Biên Hòa cũng được chọn là thương hiệu mạnh trong 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam do Báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn; đồng thời là một thương hiệu nổi tiếng trong hệ thống thương hiệu nổi tiếng do Tạp chí Việt Nam Business Forum thuộc VCCI và Công ty Truyền thông cuộc sống (Life) thực hiện.

Từ kết quả tín nhiệm của người tiêu dùng và kết quả đánh giá về “Thương hiệu mạnh”, “Thương hiệu nổi tiếng” cho thấy Bánh kẹo Biên Hòa luôn có vị trí nằm trong “TOP FIVE” của ngành Bánh kẹo tại Việt Nam; trong đó giữ vị trí dẫn đầu trị trường về sản phẩm kẹo.

Triển vọng phát triển của ngành

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển là cơ hội thuận lợi cho việc tăng trưởng của ngành Bánh kẹo tại Việt Nam. Thị trường tiêu thụ bánh kẹo Việt Nam có quy mô lớn và nhiều tiềm năng phát triển do dân số lớn trên 90 triệu dân.

Vào năm 2000, dung lượng thị trường bánh kẹo tại Việt Nam khoảng 1.000 tỷ đồng/năm. Đến năm 2005, dung lượng thị trường đã tăng lên 2.000 tỷ đồng/năm (tăng trưởng 20%/năm). Dự kiến đến năm 2012 dung lượng thị trường bánh kẹo Việt Nam sẽ đạt trên 7.000 tỷ đồng/năm.

Trong những năm qua, người tiêu dùng có nhiều thay đổi trong việc lựa chon các sản phẩm bánh kẹo. Các sản phẩm cao cấp ngày càng được tiêu thụ mạnh do thu nhập và mức sống ngày càng được cải thiện. Xu thế biếu tặng các loại bánh kẹo

trong các dịp lễ tết cũng ngày càng tăng. Người tiêu dùng có xu hướng chọn lựa các sản phẩm có nhãn hiệu uy tín về mặt an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm tiện dụng và có lợi cho sức khỏa được yêu thích hơn.

Sự cạnh tranh trong ngành sản xuất bánh kẹo khá lớn với hơn 50 doanh nghiệp có quy mô lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Bánh kẹo Việt Nam chiếm ưu thế trên thị trường bánh kẹo với tỷ trọng khoảng trên 70% thị phần thị trường bánh kẹo. Bánh kẹo nhập khẩu từ nước ngoài chỉ chiếm khoảng 30% trong đó sản phẩm chủ yếu được sản xuất tại Malaysia, Indosia, Thái Lan, Trung Quốc…

Chủng loại sản phẩm bánh kẹo trên thị trường khá đa dạng với các loại bánh bích quy (bánh bích quy, bánh cracker, cookies…), bánh snack, bánh quế, bánh xốp, kẹo socola, các loại kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo trái cây, bánh kem tươi, bánh bông lan, các sản phẩm bánh kẹo truyền thống: mứt, ô mai và các loại bánh truyền thống khác.

Các sản phẩm Trung Quốc tương đối rẻ so với hàng nội, tuy nhiên chất lượng không được đảm bảo do vậy chỉ đáp ứng nhu cầu người có thu nhập thấp. Các sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, EU có hình thức đẹp, sang trọng nên được ưa chuộng để sử dụng làm quà biếu.

Bánh kẹo sản xuất trong nước có ưu thế là có thời hạn sử dụng lâu hơn, giá cả tương đối phù hợp và nhiều chương trình khuyến mại đi kèm mẫu mã các sản phẩm bánh kẹo trong nước cũng được cải tiến thường xuyên. Đối tượng khách hàng hiện tại của các nhà sản xuất Việt Nam là nhóm những người thu nhập thấp đến trung bình khá. Tuy nhiên các nhà sản xuất trong nước ngày càng trú trọng cải tiến mẫu mã sản phẩm và chất lượng sản phẩm, bổ sung các thành phần tự nhiên và các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: Vitamin, can xi, chất dinh dưỡng, chất xơ, DHA… Do vậy các doanh nghiệp này đã từng bước thâm nhập vào thị trường bánh kẹo cao cấp.

Sự cạnh tranh ngày càng tăng trong thời gian gần đây do việc gia nhập AFTA, thuế suất giảm từ 20% xuống còn 10% từ tháng 1 năm 2006 đã góp phần tăng hàng hóa nhập khẩu từ các nước ASEAN. Các công ty sản xuất bánh kẹo của

khu vực cũng đã bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam và đã thiết lập các nhà máy sản xuất ngay tại thị trường Việt Nam với thiết bị và công nghệ hiện đại cũng như dự định tham gia xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Xu thế phát triển nghành

Xu thế chung trên thế giới là phát triển những sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, những sản phẩm bánh kẹo bổ sung vi chất dinh dưỡng và những sản phẩm bánh kẹo phục vụ cho phân khúc người tiêu dùng có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng của thời đại công nghiệp.

Chính sách Nhà nước là vẫn đang khuyến khích doanh nghiệp gia tăng đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm chế biến, trong đó có ngành bánh kẹo nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, phục vụ mục tiêu dan giàu nước mạnh. Đặc biệt, với việc Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng, nâng lên tầm chiến lược quốc gia được xem là cơ hội phát triền ngành.

Từ xu hướng phát triển của ngành, chính sách của nhà nước và xu thế chung thế giới, có thể đánh giá định hướng phát triển của Công ty là phù hợp, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và thịnh vượng của Công ty trong thời gian tới.

3.3.2 Định hướng phát triển công ty cổ phần BIBICA

Theo những đánh giá và nhận định cho thấy khả năng kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn do sụt giảm kinh tế toàn cầu và bất ổn gia tăng, đièu đó cũng tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang có những giải pháp quyết liệt để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giữ mức tăng trưởng ổn định với GDP tăng 6-6.5%, lạm phát dưới 10%. Ngành tiêu dùng tuy cũng bị ảnh hưởng chung nhưng vẫn có mức tăng trưởng ổn định hàng năm.

Mặc dù tình hình sẽ có nhiều khó khăn nhưng cũng là cơ hội để pát triển do đó năm 2012 Công ty đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao về thị phần với doanh số là 1.360tỷ đồng tăng 35% so với năm 2011. Trong đó ngoài việc tiếp tục phát triển mạnh 3 nhóm sản phẩm chủ lực: Hura, chocopie, kẹo, Công ty sẽ triển kahi mởi rộng sản xuất một số sản phẩm mới thị trường đang có nhu cầu và tận dụng được

các lợi thế về thương hiệu, hệ thống phân phối của công ty đã xây dựng được trong các năm qua với tổng mức đầu tư 265 tỷ đồng.

3.3.2.1 Định hướng phát triển thị trường

a. Định hướng phát triển thị trường nội địa

- Thị phần nội địa BBC: mỗi năm tămg 2-8% so với năm trước

- Tiếp tục phát triển hệ thống phân phối cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Số lượng nhân viên bán hàng tăng 40%. Mục tiêu tăng số điểm bán lên 90.000 điểm bán so với 61.000 điểm bán hiện nay. Tăng hiệu suất bán hàng lên 40%

- Xây dựng thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đạt mục tiêu: doanh số chiếm 30% doanh số miền, đạt độ phủ 80% điểm bán.

- Chú trọng phát triển kênh siêu thị tăng tỷ trọng doanh số của kênh này lên 15% trong tổng doanh số.

b. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu

Mục tiêu suất khẩu năm 2012 tăng 225 đạt 7.4 triệu USD, trong đó sản phẩm Chocopie chiếm 4.7 triệu USD. Thị trường xuất khẩu mở rộng sang các khu vực trung Đông, Nam Mỹ. Xây dựng hệ thống phân phối tại Lào, Campuchia.

3.3.2.2 Định hướng sản xuất kinh doanh

Bảng 3.1: Định hướng phát triển kinh doanh công ty cổ phần BIBICA

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

TẦM NHÌN BIBICA 2015:

CÔNG TY BÁNH KẸO DẪN ĐẦU VIỆT NAM

SỨ MẠNG

BIBICA 2015:

- Mang đến lợi ích cho người tiêu dùng: Giá trị dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Mang đến lợi ích cho cộng đồng: 1000 nụ cười; 100 phòng học; 1000 suất học bổng.

MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

- Doanh thu tăng 25% - Gia tăng thị phần Bibica: 12% thị trường bánh kẹo Việt Nam

- Doanh thu tăng 30% - Gia tăng thị phần Bibica: 15% thị trường bánh kẹo Việt Nam

- Doanh thu tăng 20% - Gia tăng thị phần Bibica: 15% thị trường bánh kẹo Việt Nam

SẢN XUẤT

- Khai thác 80% công suất dây truyền chocopie: 1.500.000cartons/năm; Đạt doanh số 290tỷ

- Triển khai dự án Hưng yên: Đưa dây chuyền cracker hoạt động từ tháng 01/2013

- Dây chuyền kẹo lolipop hoạt động vào tháng 8/2012

- Hợp lý hoá dây chuyền kẹo dẻo: tăng năng suất từ 10 lên 80 tấn/tháng

- Khai thác 100% công suất dây truyền chocopie: 1.800.000 cartons; Đạt doanh số 400 tỷ;

- Dây chuyền cracker hoạt động 80% công suất - Dây truyền custar cake vào hoạt động tháng 10 năm 2013

- Khai thác 100% công suất dây chuyền chocopie; 1.800

000 cartons; Đạt doanh số 400 tỷ;

- Dây chuyền cracker hoạt động 80% công suất

- Dây truyền cracker vào hoạt động đạt 100% công suất - Dây chuyền bánh su (choux) hoạt động tháng 10 năm 2013 SẢN PHẨM - Xây dựng các nhóm sản phẩm chủ lực: 100 SKU, chiếm 80% của lottepie, hura, kẹo

- Sản phẩm mới: Lolipop, cracker

- Xây dựng các nhóm sản phẩm chủ lực: 100 SKU, chiếm 80% của lottepie, hura, kẹo

- Sản phẩm mới: Custar, cake

Xây dựng các nhóm sản phẩm chủ lực: 100 SKU, chiếm 80% của lottepie. hura, kẹo

- Sản phẩm mới: Chuox (su)

Nguồn: Báo cáo thường niên công ty cổ phần Bibica 2011

3.2.3.3 Định hướng đầu tư

Định hướng đầu tư giai đoạn 2012-2015

- Dự án nhà máy Bibica Hưng Yên: Thuê đất 60.000m2 tại khu công nghiệp Phố Nối A tỉnh Hưng Yên. Đầu tư dự án này chia làm hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Năm 2012 đầu tư 01 dây chuyền sản xuất bánh Giai đoạn 2: đầu tư thành hai bước

+ Bước 1: Năm 2013 triển khai xây dựng nhà xưởng + Bước 2: Năm 2014 đầu tư 01 dây chuyền sản xuất bánh - Dự án di dời nhà máy Bibica Biên Hòa: Thời điểm di dời 2015

Giai đoạn 1: Năm 2014 thuê đất và xây dựng nhà xưởng Giai đoạn 2: Đầu tư 01 dây chuyền sản xuất bánh

- Đầu tư nhãn hiệu 2012

Nhãn hiệu lottepie: 32.3 tỷ VNĐ

Nhãn hiệu Hura và Hura deli: 9 tỷ VNĐ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần bibica (Trang 76 - 81)