HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần bibica (Trang 70 - 76)

2.3.2.1. Hạn chế

Thứ nhất: Qua việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty

trong thời gian qua cho thấy mặc dù Công ty hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch nhưng nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty có xu hướng giảm. Mặc dù tổng tài sản bình quân tăng lên hàng năm nhưng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số sinh lời tổng tài sản lại giảm do công ty phải trích lập khoản lớn lợi nhuận để dự phòng giảm giá hàng tồn kho và giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn. Năm 2009 lợi nhuận tăng lên đột biến so với năm 2008 là 37 tỷ đồng đạt mức 57.293 tỷ đồng do tiết kiệm được chi phí tài chính và giảm giá sản thành sản phẩm tuy nhiên do đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn mà chưa đưa được vào sử dụng nên các chỉ sổ tính toán liên quan hiệu suất sử dụng tài sản vẫn giảm.

Thứ 2: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty vẫn còn thấp

so với công ty cùng ngành; thực tế so sánh với công ty cổ phần bánh kẹo hữu nghị (HNC) và công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà ( HHC):

Bảng So sánh chỉ với chỉ tiêu hiệu quả công ty sản xuất cùng ngành

Chỉ tiêu ĐVT

NĂM 2010 NĂM 2011

BBC HHC HNC BBC HHC HNC

đồng 4 1 3 8 0 5 Lợi nhuận sau thuế Tr.

đồng 41,77 8 18,90 8 22,55 2 46,369 20,25 1 21,20 6 Tổng tài sản bình quân Tr. đồng 747,82 5 224,39 7 425,19 8 772,519 288,33 3 380,40 9 Tài sản ngắn hạn 337,44 4 156,89 4 229,56 3 377,585 173,10 1 208,57 7 Tài sản dài hạn 410,38 1 67,50 3 195,63 5 394,935 115,23 2 171,83 2 Hiệu suất sử dụng tài sản 1.0

6 2.3 7 2.4 4 1.29 2.2 2 2.8 4 Hệ số sinh lợi tổng tài

sản 0.0 6 0.0 8 0.0 5 0.06 0.0 7 0.0 6 Hiệu suất sử dụng TSNH 2.3 5 3.3 8 4.5 2 2.65 3.7 0 5.1 8 Hệ số sinh lợi TSNH 0.1 2 0.1 2 0.1 0 0.12 0.1 2 0.1 0 Hiệu suất sử dụng TSDH 1.9 3 7.8 6 5.3 1 2.53 5.5 6 6.2 9 Hệ số sinh lợi TSDH 0.1 0 0.2 8 0.1 2 0.12 0.1 8 0.1 2

(Nguồn:http/www.bibica.com.vn; http//www.haiha.com.vn; http//www.haiha.com.vn; )

Như vậy so với một số công ty cùng ngành thì hiệu của sử dụng tài sản của công ty cổ phần Bibica còn thấp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trên nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục là hết sức cần thiết. Đó cũng chính là cơ sở để Công ty tăng khả năng cạnh tranh, tạo vị thế trên thị trường hiện nay.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, năng lực quản lý tài sản còn yếu kém:

- Các khoản phải thu tăng:

Trong năm năm qua tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng không ngừng gia tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong tổng TSNH. Năm 2007 khoản phải thu khách hàng là 25tỷ đồng, năm 2008 lên tới 71 tỷ đồng, năm 2009 là 43 tỷ đồng, năm 2010 là 68 tỷ, năm 2011 là 65 tỷ. Nguyên nhân là do thị trường biến động theo chiều hướng tiêu cực ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm chậm do đó công ty áp dụng tín dụng thương mại mở rộng nhằm hỗ trợ các nhà phân phối bằng cách cho nợ và trả chậm.

nên đó các khoản phải thu khó đòi và phải trích lập quỹ dự phòng cũng khá lớn, năm 2007 dự phòng phải thu khó đòi là 638 triệu, năm 2008 là 453 triệu, năm 2009 là 431 triệu, năm 2010 tăng lênh ka 735 triệu và năm 2011 con số phải thu khó đòi đạt kỷ lục lên tới 3.562 triệu đồng. Nguyên nhân là do công tác sàng lọc và quản lý khách hàng chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, các biện pháp khuyến khích về vật chất đối với khách hàng thanh toán đúng hạn chưa được Công ty quan tâm thực hiện.

- Hàng tồn kho vẫn ở mức cao

Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn 20-50% trong tổng giá trị ngắn hạn và giá trị trên 70 tỷ đồng điều này góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế biến động khó khăn ảnh hưởng không tốt đến thị trường đầu ra dẫn đến hàng hoá sản xuất ra tồn kho không bán được do đó phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho với giá trị khá lớn năm 2009 là 1,4 tỷ đồng; năm 2010 là 2,2 tỷ động và năm 2011 là 1.6 tỷ dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp cũng như suất sinh lời tài sản ngắn hạn. Ngoài ra, công ty chưa có định mức dự trữ và tiêu hao khiến viêc quản lý hàng tồn kho chưa khoa học. Bên cạnh đó, thị trường nguyên vật liệu đầu vào biến động thường xuyên làm công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn.

- Tiền mặt dự trữ chưa hợp lý:

Công ty chưa áp dụng mô hình quản lý tiền mặt giúp cho hoạt động này có hiệu quả hơn. Do đó, lượng tiền dự trữ quá nhiều làm giảm lợi nhuận có thể thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của Công ty.

- Công tác quản lý, đầu tư TSCĐ chưa hiệu quả.

Là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực hàng thực phẩm, bánh kệo TSCĐHH là một bộ phận đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước năm 2007, mặc dù có sự đổi mới, sửa chữa, nâng cấp TSCĐHH song việc đầu tư này không đáng kể. Bắt đầu năm 2007 TSCĐHH được chú trọng và có kế hoạch đầu tư trong dài hạn làm cho giá trị tài sản cố định hữu hình không ngừng tăng lên, tuy nhiên không sử dụng hết công suất xây dựng dẫn

đến giảm hiệu suất sử dụng hiệu quả tài sản hữu hình nói riêng và giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định nói chung. Trong khi ngành sản xuất bánh kẹo ngày càng yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã thì vấn đề khấu hao vô hình của công nghệ chưa được quan tâm một cách thích đáng.

Hơn nữa một phần lớn trong giá trị tài sản cố định là chi phí xây dựng cơ bản dở dang chiếm giá trị khá lớn do một số hạng mục thi công không đúng tiến độ, những tài sản này không tạo ra được giá trị mới, chỉ có thể vận hành được khi đồng bộ các hạng mục được vận hành, cũng là một trong những nguyên nhân làm hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm do những tài sản này chậm vận hành tạo doanh thu, lợi nhuận tạo gánh nặng chi phí lên công ty.

Bên cạnh đó, chính sách quản lý tài sản chưa phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp tài sản để quản lý góp phần làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty không cao.

- Đầu tư quá nhiều và giàn trải vào thị trường chứng khoán trong ngắn hạn và trong dài hạn: Trong khi phải sử dụng nguồn vốn vay gánh chịu chi phí tài chính cao trong các năm, lãi suất có năm lên tới 20% , công ty lại dùng khoản tiền khá lớn vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Việc đầu tư tạm thời vào các chứng khoán ngắn hạn là để tận dụng lượng tiền mặt đang dư thừa để nhằm thu được lợi nhuận trong ngắn hạn, tuy nhiên với lượng tiền mặt đầu tư cho thị trường tài chính ngắn hạn năm 2010 lên tới 40tỷ đồng là con số khá lớn và chứa đựng những rủi ro cho doanh nghiệp. Ngoài ra con số đầu tư chứng khoán dài hạn vào các công ty khác cũng giàn trải không tập trung với giá trị lớn có năm lên tới 43 tỷ đồng trong tình hình thị trường chứng khoán nhiều biến động thì để dự phòng cho các khoản đầu tư tài chính dài hạn này Công ty cũng phải trích lâp dự phòng giá trị nhiều tỷ đồng thậm trí năm 2009 công ty phải trích 24tỷ từ lợi nhuận để lập dự phòng do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, công ty cổ phần Bibica là một nghiệp sản suất kinh doanh do đó công ty nên tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính và cũng là phát huy thế mạnh của mình thì sẽ tốt hơn.

Thứ hai, công tác thẩm định dự án chưa hiệu quả:

Trong những năm qua, công tác thẩm định dự án của Công ty chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến tình trạng đầu tư vào một số dự án có giá trị cao nhưng chưa thu hồi được vốn, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, gây ứ đọng vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty. Điển hình như dự án nhà máy Bibica miền bắc tại khu công nghiệp phố nối Hưng yến đã trả tiền thuê đất 27.6tỷ đồng nhưng do chưa nghiên cứu kỹ thị trường và định hướng phát triển công ty nên Hội đồng quản trị quyết định tạm dừng và thay đổi thời gian thực hiện làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch tài chính công ty.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nền kinh tế biến động bất lợi

Năm 2008 có nhiều biến động ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty: vào quý 2 lạm phát tăng cao làm cho chi phí đầu vào tăng bình quân 20% trong khi giá sản phẩm đầu ra chưa thể thay đổi kịp do áp lực cạnh tranh từ thị trường đầu ra, lãi suất tín dụng lên tới 20//năm tiếp theo là tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu, sức mua trong và ngoài nước giảm mạnh do đó công ty phải cắt giảm một số nhóm hàng có hiệu quả thấp như snack, bột giải khát, các loại bánh kẹo giá rẻ...

Bên cạnh đó, nền kinh tế hội nhập và mở cửa ngoài việc đem lại những cơ hội phát triển rất lớn cho ngành sản xuất bánh kẹop còn tạo ra rất nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức trong cạnh tranh với sự xuất hiện của rất nhiều hãng bánh kẹo nhập khẩu.

 Thứ hai, sự biến động của tỷ giá

Nguồn nguyên liệu đầu vào vào nhập khẩu nên sự biến động tỷ giá ngoại tệ ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Năm 2009 do biến động tỷ giá ngoại tệ làm cho các nguyên vật liệu nhập khẩu và máy móc thiết bị, vật tư phụ tùng tăng theo, cụ thể là đường tăng từ 8.000đồng/1kg năm 2008 tăng lên 15.000đ/1kg năm 2009 làm tăng chí phí đầu vào từ đó tăng giá vốn hàng bán và làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp, ảnh hưởng xấu đến hiệu suất sinh lợi của tài sản doanh

nghiệp...

Thứ ba, thị trường chứng khoán biến động

Trong giai đoạn vừa qua, thị trường chứng khoán nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro, giá cả nhiều loại cổ phiếu không phản ánh thực chất giá trị nên công ty tạm dừng việc phát hành cổ phiếu đợt 2 cho cán bộ công nhân viên, hơn nữa làm giảm đến 60% giá trị của các chứng khoán công ty đã đầu tư làm tăng chi phí hoạt động tài chính, giảm lợi nhuận doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần bibica (Trang 70 - 76)