Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 66)

II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

4. Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố

trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo chi nhánh

Bảng 8: Hiệu quả kĩ thuật của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên theo chi nhánh

Chi nhánh

Thay đổi HQKT

Thay đổi tiến bộ công nghệ

Thay đổi hiệu quả thuần

Thay đổi hiệu quả quy mô

Thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp 1 1,000 0,941 1,000 1,000 0,941 2 1,000 0,973 1,000 1,000 0,973 3 1,000 1,214 1,000 1,000 1,214 Trung bình 1,000 1,036 1,000 1,000 1,036

Nguồn: Kết quả tính tốn từ chỉ số Malmquist Chú thích: CN 1 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Nam Thái Nguyên), CN 2 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên), CN 3 (Ngân hàng Agribank chi nhánh Sông Cầu).

Trong giai đoạn 2017-2019, Ngân hàng Agribank CN 3 có chỉ số MI cao nhất 1,214; tiếp theo là ngân hàng Agribank CN 2 có chỉ số MI trung bình 0,973 và thấp nhất là ngân hàng Agribank CN 1 có chỉ số MI là 0,941.

Từ bảng ta thấy, việc thay đổi chỉ số MI chủ yếu phụ thuộc vào chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ, ví dụ như ở CN 1 chỉ số MI giảm 5,9% là do chỉ số thay đổi tiến bộ công nghệ chỉ đạt 94,1% nhỏ hơn chỉ số HQKT (chỉ số HQKT là 100%). CN 3 có chỉ số tiến bộ công nghệ là 121,4% lớn hơn chỉ số HQKT (chỉ số HQKT là 100%). Do đó các ngân hàng khi muốn thay đổi hiệu quả kỹ thuật thì phải chú trọng đến việc thay đổi tiến bộ công nghệ, phát triển hạ tầng công nghệ ngân hàng hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực dựa trên cơ sở ứng dụng có hiệu quả cơng nghệ thơng tin, điện tử tiên tiến và các chuẩn mực, thông lệ quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hiện đại hố tồn diện, đồng bộ công nghệ ngân hàng của các chi nhánh trên các mặt về nghiệp vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật. Tiếp cận nhanh, vận hành có hiệu quả và làm chủ được các ứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến.

5. Phân tích SWOT đối với việc thay đổi hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Các chi nhánh Ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái qua quá trình hoạt động có hiệu quả, đang ngày càng lớn mạnh và chứng tỏ vai trị quan trọng đối với cơng cuộc xây dựng và phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam. Trong điều kiện hội nhập, với cuộc cách mạng công nghiệp 4G/5G đang diễn ra hết sức sôi nổi, ảnh hưởng tới mọi hoạt động, trong đó có hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và của các chi nhánh Ngân hàng Agribank nói riêng. Do đó tơi sử dụng cơng cụ SWOT để phân tích nội lực và các điều kiện môi trường của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, từ đó đưa ra các chiến lược hoạt động trong điều kiện mới.

Bảng 9: Đánh giá việc thay đổi hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Agribank trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên.

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

S1: 3 chi nhánh được đặt ở những vị trí thuận lợi trong địa bàn thành phố. S2: Là ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính lâu năm, quy mơ lớn.

S3: Hoạt động hợp tác, tài trợ nhiều cho các đề án chính sách liên quan đến nơng nghiệp và phát triển nông thôn.

W1: Các dịch vụ cung ứng kém đa dạng.

W2: Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chưa cao. W3: Nguồn vốn hạn chế, khả năng tăng trưởng chưa bền vững.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

O1: Sự quan tâm của các ngành/các

cấp đối với hoạt động về nông nghiệp

và phát triển nông thôn.

O2: Cách mạng công nghệ 4G/5G

chuyển đổi mạnh mẽ.

O3: Hội nhập kinh tế mở rộng, mơi

trường chính trị xã hội Việt Nam ổn định.

O4: Cạnh tranh và hợp tác giữa các TCTD tăng lên.

T1: Chi phí hoạt động của ngân hàng ngày càng tăng, công nghệ mới ngày càng đắt đỏ.

T2: Sự tham gia của các tổ chức phi ngân hàng trong cung cấp dịch vụ ngân hàng nhờ công nghệ 4G/5G. T3: Cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trên tất cả các lĩnh vực và

phạm vi hoạt động.

T4: Áp lực hỗ trợ người dân thông qua giảm lãi suất.

6.Khảo sát nhân viên ngân hàng

Để tăng thêm tính khách quan cho khóa luận tốt nghiệp và để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Agribank, tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn với 16 nhân viên của ngân hàng thuộc phòng Kinh

doanh và phòng kế toán ngân quỹ. Nội dung của các cuộc phỏng vấn tập trung vào những điểm mạnh/điểm yếu, những cơ hội/thách thức trong vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Vì có sáu yếu tố đầu ra và vào được sử dụng để tính tốn hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, các yếu tố này được đưa vào các nội dung để phỏng vấn các đối tượng. Kết quả như sau:

Về vấn đề lượng tiền cho vay của ngân hàng, xét theo mục đích sử dụng có hai dạng là cho vay tiêu dùng hoặc cho vay kinh doanh, xét theo thời hạn cho vay có cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lượng tiền cho vay có vai trị quan trọng trong q trình hoạt động của ngân hàng, lãi suất từ việc cho vay là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Vì thế việc tăng lượng tiền cho vay là một trong những mục đích hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên để tăng lượng tiền cho vay có những thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thuận lợi:

Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi về việc tăng lượng tiền cho vay của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Theo sơ đồ trên, có 21% số câu trả lời là ngân hàng có nhiều chi nhánh, phịng giao dịch rộng khắp. 19% câu trả lời là ngân hàng đã có uy tín trên thị trường, 17% số câu trả lời là có sự liên kết với các tổ chức chính trị địa phương và hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Một số ít người cho rằng thuận lợi trong việc tăng vay vốn là: ngân hàng có nhiều hình thức cho vay, lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Như vậy, thuận lợi chính của ngân hàng là về quy mơ và thời gian hoạt động, bên cạnh đó có thêm thuận lợi trong lĩnh vực hoạt động và thuận lợi nhỏ trong cách thức làm việc.

- Khó khăn:

Từ kết quả khảo sát, những khó khăn về việc tăng lượng tiền cho vay của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Khó khăn trong việc tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến)

Bên cạnh những thuận lợi kể trên cịn có một số khó khăn nhất định, theo sơ đồ trên nhóm cao nhất 33% khó khăn là ở mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mới vào hoạt động cịn chưa được quan tâm, nhóm trung bình 23%-26% khó khăn là các dịch vụ kém đa dạng và nhiều tổ chức tín dụng mới xuất hiện trên thị trường cạnh tranh gay gắt với ngân hàng. Cuối cùng nhóm

thấp có 18% khó khăn là nguồn vốn cho vay còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

- Giải pháp:

Từ kết quả khảo sát, giải pháp để tăng lượng tiền cho vay của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 4: Giải pháp tăng lượng tiền cho vay (% số ý kiến)

Để tăng lượng tiền cho vay, xu thế hiện nay mà các nhân viên đưa ra đó là 26% cho rằng phải tăng cường áp dụng công nghệ, khoa học kĩ thuật mới, 16% cho rằng cần giảm thiểu các thủ tục cho vay và tiếp tục mở rộng liên kết với các tổ chức ở địa phương, đa dạng các hình thức cho vay chiếm 19% câu trả lời. Bên cạnh đó, ngân hàng có thể mở rộng thêm quy mô, mở rộng thêm đối tượng khách hàng hay giảm lãi suất cho vay tín dụng để kích thích các tổ chức, cá nhân vay tiền.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng chính là từ lãi suất cho vay. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tuy chưa phải là thu nhập hoàn toàn của ngân hàng nhưng cũng là thu nhập chính của ngân hàng. Việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng có những thuận lợi và gặp phải khó khăn như sau:

- Thuận lợi:

Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi về tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 5: Thuận lợi trong tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến)

Theo sơ đồ, nhóm cao nhất chiếm 36% thuận lợi là do ngân hàng có quy mơ lớn, nhiều chi nhánh và phòng giao dịch rộng khắp. Nhóm trung bình 20%- 28% thuận lợi là ngân hàng có một lượng khách hàng đã gắn bó, tin tưởng lâu năm và việc tăng được lượng tiền cho vay dẫn đến tăng thu nhập cho tín dụng. Nhóm thấp 16% thuận lợi là lãi suất cho vay của ngân hàng khá hợp lý.

- Khó khăn:

Từ kết quả khảo sát, những khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng cao nhất là do có nhiều tổ chức phi tín dụng xuất hiện và nhiều ngân hàng cạnh tranh trên thị trường có đến 61% số câu trả lời đưa ra khó khăn này, bên cạnh đó cịn có khó khăn về hình thức tín dụng chưa đa dạng chiếm 24% số câu trả lời, chính sách hay lãi suất chưa thu hút được nhiều cá nhân doanh nghiệp lựa chọn .

- Giải pháp:

Từ kết quả khảo sát, giải pháp để tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 7: Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng (% số ý kiến) Một số giải pháp tăng thu từ hoạt động tín dụng theo nhân viên đưa ra là: - Đa dạng các hình thức tín dụng chiếm 33%

- Mở rộng khách hàng chiếm 29%

- Mở rộng liên kết với các tổ chức chính trị địa phương chiếm 21% - Điều chỉnh lãi suất phù hợp chiếm 17%

Trong bối cảnh hiện nay, thu nhập của ngân hàng khơng chỉ cịn từ hoạt động tín dụng mà cịn từ nhiều hoạt động khác như thu từ hoạt động dịch vụ, thu phí giao dịch, đầu tư kinh doanh, mua cổ phần, giảm chi phí dự phịng rủi ro, xử lý nợ xấu… Tăng thu nhập từ những hoạt động này cũng góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng, giảm bớt gánh nặng cho hoạt động tín dụng. Những thuận lợi và khó khăn trong việc tăng thu nhập từ các hoạt động khác của ngân hàng là:

- Thuận lợi:

Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi trong tăng thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 8: Thuận lợi trong việc tăng thu nhập từ hoạt động khác (% số ý kiến)

Thuận lợi trong tăng thu từ các hoạt động khác lớn nhất là do lượng khách hàng ổn định, quy mô ngân hàng lớn chiếm 75% số câu trả lời và cuối cùng 25% câu trả lời là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên đầu tư vào các dự án nơng nghiệp có nhiều hiệu quả.

- Khó khăn:

Từ kết quả khảo sát, những khó khăn trong thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Về khó khăn trong việc tăng thu nhập từ hoạt động khác có nhóm thấp 19% khó khăn là chính sách đầu tư vào các dự án cịn nhiều trở ngại. Nhóm trung bình có 39% là cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác do nhiều ngân hàng mới xuất hiện và nhóm cao là 42% khó khăn là dịch vụ của ngân hàng còn chưa đa dạng.

- Giải pháp:

Từ kết quả khảo sát, giải pháp để tăng thu nhâp từ hoạt động khác của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 10: Giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động khác (% số ý kiến)

Giải pháp cho vấn đề này theo các nhân viên ngân hàng là: - Đa dạng hóa các dịch vụ chiếm nhiều nhất là 41%

- Tăng cường thu hút các khách hàng mới chiếm 33%

- Thay đổi các chính sách để tăng đầu tư, góp vốn đầu tư vào các dự án nông nghiệp và các dự án khác chiếm 26% số câu trả lời

Lượng vốn huy động có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động sẽ cho phép ngân hàng cho vay, đầu tư... để thu lợi nhuận, với chức năng tập trung và phân phối cho các nhu cầu của nền kinh tế, một nguồn vốn huy động dồi dào sẽ tạo cho ngân hàng điều kiện

để mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hố các loại hình dịch vụ, khơng bỏ lỡ cơ hội đầu tư, giảm thiểu rủi ro, tạo dựng được uy tín cho ngân hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động còn quyết định đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng ln muốn tăng lượng vốn huy động trong quá trình hoạt động tuy nhiên việc tăng lượng vốn huy động cũng có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi:

Từ kết quả khảo sát, những thuận lợi về việc tăng lượng vốn huy động của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 11: Thuận lợi trong việc tăng lượng vốn huy động (% số ý kiến)

Hầu hết 80% câu trả lời của nhân viên ngân hàng cho rằng thuận lợi trong việc tăng lượng vốn huy động là: Ngân hàng có uy tín, khách hàng tin tưởng, gắn bó, quy mơ ngân hàng lớn và 20% câu trả lời là có nhiều chi nhánh rộng khắp.

- Khó khăn:

Từ kết quả khảo sát, những khó khăn về việc tăng lượng vốn huy động của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 12: Khó khăn trong việc huy động vốn (% số ý kiến)

Việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn, nhóm khó khăn lớn nhất 29% là do lãi suất chưa cạnh tranh được với các tổ chức hoặc ngân hàng khác, nhóm trung bình 20%-23% khó khăn là nhiều ngân hàng mới xuất hiện, cạnh tranh gay gắt và các hình thức quảng bá cho ngân hàng cịn ít nên khơng tiếp cận được thêm nhiều khách hành mới. Nhóm thấp 11%-17% khó khăn là hình thức huy động vốn cịn chưa đa dạng và chính sách ưu đãi người dân gửi tiết kiệm cịn hạn chế Như vậy, khó khắn lớn nhất ngân hàng gặp phải là về lãi suất, ở đây là lãi suất tiền gửi và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường buộc ngân hàng ngày càng cần phát triển hoàn thiện hơn nữa.

- Giải pháp:

Từ kết quả khảo sát, giải pháp để tăng lượng vốn huy động của ngân hàng được thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 13: Giải pháp tăng lượng vốn huy động (% số ý kiến)

Giải pháp cho vấn đề này theo các nhân viên là:

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá sản phẩm chiếm 37% - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn chiếm 33%

- Thay đổi chính sách cho phù hợp chiếm 18%

- Đem đến người dân những ưu đãi từ việc gửi tiết kiệm hấp dẫn hơn chiếm 12%

Như vậy, ngân hàng cần tập trung vào lĩnh vực quảng bá sản phẩm hơn nữa trong thời đại cơng nghệ hóa hiện nay việc quảng bá sản phẩm là hết sức quan trọng, đi kèm với nó là chất lượng dịch vụ phải thực sự tốt và làm hài lòng được khách hàng, cạnh tranh được với các đối thủ khác trên thị trường. Ngân hàng cũng cần đa dạng hóa hình thức huy động vốn, khai thác khách hàng tiềm năng ở nhiều khía cạnh khác nhau, quan tâm đến lợi ích của khách hàng và điều chỉnh chính sách hợp lý.

Ngân hàng muốn thu được lợi nhuận cao thì cần tăng thu và giảm chi,

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 66)