ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 66 - 68)

CỦA CÁC CHI NHÁNH NGÂN HÀNG AGRIBANK TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN NĂM 2020

1. Định hướng

1.1. Đối với các doanh nghiệp

Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp Agribank, từng bước góp phần đưa các Chi nhánh nói riêng và Agribank nói chung trở thành “lựa chọn số một” đối với khách hàng hộ sản xuất, cũng như Doanh nghiệp nhỏ và vừa, và là “Ngân hàng chấp nhận được” đối với khách hàng lớn là dân cư có thu nhập cao tại các khu đơ thị, khu công nghiệp.

- Xây dựng quy hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa rộng khắp tại các huyện, thành phố; đồng thời định hướng và hướng dẫn việc phát triển doanh nghiệp theo các loại ngành nghề truyền thống hoặc dựa vào thế mạnh của từng địa phương.

- Tiếp tục bổ sung, sửa đổi cơ chế chính sách tạo mơi trường, điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ổn định và phát triển bền vững.

- Thực hiện tốt hơn cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh chóng các thủ tục hành chính, đổi mới phong cách làm việc, đề cao trách nhiệm phục vụ, nâng cao kỷ luật cơng vụ và kỹ nãng hành chính của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp và nhân dân.

- Xây dựng mơ hình hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp thông qua các hoạt động trao đổi, đối thoại, tham gia hoạch định chính sách và cùng tháo gỡ khó khăn.

- Tập trung cao hơn cho phát triển hạ tầng cơ sở bao gồm giao thông, bưu chính viễn thơng, cấp, thốt nước, xử lý chất thải và dịch vụ xã hội,... đảm bảo điều kiện phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.

1.2. Đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng

- Phối hợp cùng khách hàng tìm giải pháp cùng nhau vượt qua khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế, trên cơ sở ưu tiên để giải ngân cho các dự án đầu tư sắp hoàn thành, DN sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, nợ đọng, thu hồi vốn làm lành mạnh hóa chất lượng Tín dụng đối với DN.

- Tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực thế mạnh của địa phương về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, thương mại dịch vụ…

- Nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh phù hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các DN tiếp cận vốn tín dụng.

- Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho các DN hoạt động hiệu quả cao.

- Duy trì thường xun cơng tác giám sát, kiểm tra kiểm soát nội bộ trong mọi mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Thực hiện rà soát các dự án cho vay DN đang giải ngân, phân tích đánh giá hiệu quả dự án để có biện pháp hợp lý và kịp thời.

2. Mục tiêu

- Về nguồn vốn huy động ( bao ngồm cả ngoại tệ quy đổi) CN 1 tăng 12% trở lên, CN 2 tăng tối thiểu 13% , CN 3 tăng 10% trở lên so với năm 2019

- Tổng dư nợ tăng tối đa 12% ở CN 1, tăng tối đa 13,5% ở CN 2 và tăng tối đa 10% ở CN 3 so với năm 2019

Nợ xấu nội bảng: < 1% / tổng dư nợ.

- Thu dịch vụ ở CN 1 tăng 20% trở lên, CN 2 tăng 15% trở lên, CN 3 tăng 10% trở lên.

- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro và thu nợ đã XLRR: Thực hiện trích dự phịng rủi ro đúng quy định và theo chỉ đạo của Trụ sở chính, phân loại nợ đảm bảo phản ánh đúng thực trạng khoản nợ.

- Thu nợ đã xử lý rủi ro: Đạt 100% kế hoạch giao Trụ sở chính giao trở lên.

- Tài chính: Phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch Trụ sở chính giao, đảm bảo thu nhập cho người lao động, đóng góp đầy đủ các khoản nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, với Agribank và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của người lao động.

- Công tác quản lý kinh doanh an toàn, hiệu quả, bền vững.

Một phần của tài liệu Khóa luận đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 66 - 68)