Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trƣớc

Một phần của tài liệu Khóa luận các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 32 - 37)

2.2.1. Lý thuyết cơ sở

2.2.1.1. Lý thuyết ủy nhiệm

Lý thuyết ủy nhiệm xuất hiện vào những năm 1970, nội dung của lý thuyết ủy nhiệm đề cập đến mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm (một ngƣời hoặc nhiều ngƣời) và bên đƣợc ủy nhiệm, trong đó bên đƣợc ủy nhiệm sẽ thay mặt bên ủy nhiệm điều hành doanh nghiệp và thực hiện một số công việc đƣợc ủy nhiệm. Lý thuyết này giả định rằng hai bên đều tối đa hóa lợi ích của mình. Khi bên đƣợc ủy nhiệm hành động vì lợi ích của riêng mình mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm, ví dụ nhƣ nhà quản lý sẽ tăng lợi ích của mình thơng qua việc chi tiêu nhƣ xây dựng văn phịng lớn, chi phí đi lại lớn,... và số tiền này đƣợc lấy từ doanh nghiệp, qua đó làm giảm lợi nhuận của các cổ đơng. Sự phân chia quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản trong công ty phát sinh ra các mâu thuẫn. Những vấn đề này làm phát sinh ra chi phí ủy nhiệm. Chi phí ủy nhiệm gồm có chi phí giám sát (Monitoring cost), chi phí liên kết (Bonding cost) và chi phí khác (Residual cost) nhằm chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên.

Theo lý thuyết ủy nhiệm, mâu thuẫn giữa bên ủy nhiệm và bên đƣợc ủy nhiệm là rất đáng kể vì ngƣời điều hành doanh nghiệp thƣờng có cổ phần rất ít trong doanh nghiệp. Vì vậy, để hạn chế chi phí ủy nhiệm và đạt đƣợc sự cân bằng lợi ích giữa hai bên, bên ủy nhiệm yêu cầu thông tin cần đƣợc công bố nhiều hơn và kịp thời. Do đó, lý thuyết ủy nhiệm đã góp phần giải thích ảnh hƣởng của yếu tố quy mơ công ty đến

ngƣời quản lý thƣờng muốn công bố thông tin nhiều hơn nhằm thể hiện khả năng quản lý, nâng cao uy tín của bản thân và tạo lòng tin đối với bên ủy nhiệm.

2.2.1.2. Lý thuyết thơng tin hữu ích cho việc ra quyết định

Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định (Decision Usefulness Theory) xuất phát từ mục tiêu của kế toán là giúp cho ngƣời sử dụng thông tin đƣa ra các quyết định kinh tế bằng cách cung cấp các thơng tin hữu ích. Trên cơ sở đó, các đặc điểm chất lƣợng báo cáo tài chính đƣợc xác định. Trƣớc hết, báo cáo tài chính phải gồm những thơng tin hữu ích, nghĩa là các thơng tin đó có thể giúp ngƣời sử dụng đánh giá đƣợc tình hình quá khứ và dự đốn đƣợc tình hình tƣơng lai của doanh nghiệp. Không những vậy, các thơng tin này cịn phản ảnh trung thực tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngồi ra cịn có những u cầu khác trình bày dễ hiểu, khả năng kiểm tra, khả năng so sánh và tính kịp thời. Các đặc điểm chất lƣợng đã nêu trên là nền tảng để xây dựng hoặc lựa chọn chính sách kế tốn cho doanh nghiệp (IASB, 2010).

Áp dụng vào vấn đề cơng bố thơng tin báo cáo tài chính, lý thuyết này yêu cầu báo cáo tài chính cơng bố phải đầy đủ thông tin cần thiết và kịp thời cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng báo cáo tài chính.

2.2.2. Một số nghiên cứu trước đây 2.2.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài

Năm 1989, nghiên cứu của Robert H.Ashton và cộng sự thực hiện tại thị trƣờng chứng khoán Canada từ năm 1977 - 1982 khảo sát dựa trên 465 công ty. Kết quả cho thấy, có 4 biến tác động đến tiến độ hồn tất báo cáo kiểm toán bao gồm: Lĩnh vực hoạt động, loại kiếm toán viên, các sự kiện đặc biệt và dấu hiệu của thu nhập ròng.

Nghiên cứu của Waresul Karim và Jamal Uddin Ahmed năm 2005 tại thị trƣờng chứng khoán Bangladesh cho thấy sự thay đổi của các quy định pháp lý có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Karim và các cộng sự vào năm 2006 lại cho thấy những thay đổi trong pháp lý khơng có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết tại Bangladesh.

Stepen Owusu-Anahsa và Stergios Leventis trong nghiên cứu năm 2006 đã tiến hành xem xét sự ảnh hƣởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của 95 cơng ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Hy Lạp. Kết quả nghiên cứu cho

kiểm toán thuộc Big 4 và các cơng ty dịch vụ thì thời gian cơng bố báo cáo tài chính ngắn hơn.

Năm 2008, trong nghiên cứu các nhân tố chính ảnh hƣởng đến tính kịp thời của việc cơng bố báo cáo tài chính qua mạng (corporate internet reporting) của 50 doanh nghiệp niêm yết ở Ai Cập năm 2006, Amr Ezat và Ahmed El-Masry đã phát hiện mối quan hệ giữa các nhân tố quy mô công ty, cơ cấu cổ đơng, tính thanh khoản, lĩnh vực hoạt động, thành phần ban quản trị và quy mơ ban quản trị với tính kịp thời của việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính qua mạng. Cụ thể, việc cơng bố báo cáo tài chính sẽ kịp thời hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có quy mô lớn, tỷ lệ thanh khoản cao, thành phần hội đồng quản trị độc lập với doanh nghiệp cao và số lƣợng thành viên trong hội đồng quản trị càng nhiều.

Nghiên cứu của Hussein Ali Khashermeh và Khaled Aljifri năm 2010 đƣợc thực hiện trên mẫu là 83 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán trong năm 2004. Kết quả nghiên cứu cho thấy loại hình doanh nghiệp, tỷ số nợ, khả năng sinh lời và tỷ số chi trả cổ tức có ảnh hƣởng mạnh đến tính kịp thời trong việc công bố thông tin báo cáo tài chính. Trong khi đó, nghiên cứu cho rằng mối quan hệ giữa quy mô công ty, loại cơng ty kiểm tốn, tỷ số giá trên thu nhập cổ phần và tính kịp thời trong việc cơng bố thơng tin báo cáo tài chính là yếu hơn hoặc khơng có mối quan hệ với nhau.

Nghiên cứu của Clatworthy và Peel năm 2010 và Akle năm 2011 đều cho thấy việc lập báo cáo tài chính kịp thời của các cơng ty niêm yết bị ảnh hƣởng bởi yếu tố cơ chế quản trị công ty.

Trong năm 2011, kết quả nghiên cứu của Rabia Aktas và Mahmut Kargin cho thấy tính kịp thời của việc lập báo cáo tài chính tại các cơng ty niêm yết bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố loại báo cáo tài chính và đặc điểm của cơng ty, ngành nghề kinh doanh.

Các nghiên cứu của Turel và Asli năm 2010, Rabia Aktas và Mahmut Kargin năm 2011, Iyoha năm 2012 đều cho rằng loại báo cáo tài chính (riêng lẻ hay hợp nhất), ngành nghề kinh doanh, các đặc điểm của công ty (quy mô, tuổi đời, kết quả kinh doanh) có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

Khalid Alkhatib và Qais Marji năm 2012 tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo kiểm toán của 137 cơng ty niêm yết trên thị

tốn, tỷ số sinh lời và quy mô công ty ở các cơng ty dịch vụ khơng tác động đến tính kịp thời trong khi địn bẩy tài chính lại có mối quan hệ mật thiết với tính kịp thời.

Năm 2012, cũng trên thị trƣờng chứng khốn Jordan, mơ hình nghiên cứu của Ziyad Mustafa M.Al-Shwiyat đƣợc thực hiện trên mẫu gồm 120 công ty niêm yết đã đƣa ra kết luận rằng theo thời hạn công bố báo cáo tài chính là 111 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ tài chính thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng sẽ công bố thông tin báo cáo tài chính nhanh hơn các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực khác. Trong đó, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơng bố thơng tin báo cáo tài chính. Ngồi ra, nghiên cứu còn cho thấy tuổi thọ doanh nghiệp, tỷ suất nợ, quy mơ cơng ty và tính kịp thời của việc công bố thơng tin báo cáo tài chính có tƣơng quan thuận với nhau về mặt thống kê.

2.2.2.2. Các nghiên cứu trong nƣớc

Ở Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu về tính kịp thời của báo cáo tài chính cịn khá ít. Năm 2013, trong nghiên cứu của tác giả Đặng Đình Tân đã đƣa ra kết luận về sự ảnh hƣởng của loại báo cáo tài chính hợp nhất, loại kiểm toán viên và thời gian kiểm tốn đến tính kịp thời của báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trong năm 2010 và năm 2011.

Năm 2013, trong nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các công ty niêm yết trên trên sàn chứng khoán Việt Nam”, tác giả Nguyễn An Nhiên đã nhận thấy đƣợc những nhân tố ROE, ROA có mối quan hệ nghịch chiều so với tính kịp thời của báo cáo tài chính. Trong khi đó, các yếu tố nhƣ tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, loại cơng ty kiểm tốn lại khơng tác động đến tính kịp thời.

Nghiên cứu của ba tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga, Nguyễn Kim Nam và Lê Thụy Diễm Trang năm 2015 về tính kịp thời trong báo cáo tài chính của các ngân hàng thƣơng mại cho rằng các nhân tố tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, loại công ty kiểm toán, loại ý kiến kiểm toán, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, sự thay đổi lợi nhuận của ngân hàng có tác động đến tính kịp thời. Ngồi ra nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố sự thay đổi công ty kiểm toán và loại báo cáo tài chính khơng có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính.

Năm 2016, trong nghiên cứu “Tác động của đặc trƣng doanh nghiệp đến tính kịp thời của cơng bố thơng tin báo cáo tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Vy và Nguyễn Vĩnh Khƣơng đã chỉ ra bốn nhân tố ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính là

số lƣợng cơng ty con, biến đổi trong khả năng sinh lời, đa dạng trong hoạt động và ý kiến của kiểm toán.

Cũng trong năm 2016, nghiên cứu “Ảnh hƣởng của quy mơ, lợi nhuận đến tính kịp thời của báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga và Nguyễn Kim Nam đã đƣa ra kết luận yếu tố quy mơ và lợi nhuận đều có ảnh hƣởng đến tính kịp thời của báo cáo tài chính, trong đó yếu tố quy mô tác động cùng chiều và yếu tố lợi nhuận nghịch chiều với tính kịp thời của báo cáo tài chính.

2.2.3. Mơ hình nghiên cứu đề nghị

Các nghiên cứu trƣớc đây đã đánh giá mức độ kịp thời của báo cáo tài chính bằng nhiều biến khác nhau. Dựa vào các nghiên cứu trƣớc đây, nghiên cứu này chọn ra bốn nhân tố: (1) Quy mô cơng ty, (2) Lợi nhuận (ROE), (3) Địn bẩy tài chính, (4) Loại cơng ty kiểm toán, để tiến hành đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đến tính kịp thời của báo cáo tài chính tại các cơng ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Việc xây dựng các nhân tố dựa trên các cơ sở sau:

- Các nhân tố có ảnh hƣởng trong phân tích từ các nghiên cứu trƣớc đây; - Các nhân tố có thể thu thập, đo lƣờng dễ dàng;

- Dữ liệu có sẵn, dễ dàng ghi nhận;

- Nhân tố có liên quan đến môi trƣờng kinh tế, xã hội và văn hóa của Việt Nam.

Sơ đồ 2.1: Mơ hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính kịp thời của BCTC

các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hà Nội”.

Một phần của tài liệu Khóa luận các yếu tố ảnh hưởng đến tính kịp thời báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)