MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
- Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu tổng hợp:
+ Xuất khẩu: Hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông sản tươi và chế biến, dược liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản tươi sống và các sản phẩm chế biến từ hàng thủy, hải sản;
+ Nhập khẩu: nguyên liệu, vật tư thiết bị phụ tùng cho sản xuất công nông nghiệp (Không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật), tiểu thủ công nghiệp, các loại hang tiêu dùng mà Nhà nước không cấm (trừ buôn bán dược phẩm); Nhập khẩu phương tiện vận chuyển hành khách (ô tô, xe máy);
- Đầu tư xây dựng các nhà máy, công xưởng, các khu công nghiệp vừa và nhỏ; lắp đặt các dịch vụ điện, nước khu công nghiệp, đô thị, nhà ở;
- Lập, tư vấn, quản lý và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở, khu đô thị, trung tâm thương mại dịch vụ, khu du lịch, vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, khách sạn, khu công nghiệp vừa và nhỏ;
- Kinh doanh Bất động sản, khách sạn, văn phòng cho thuê (không bao gồm kinh doanh quán bar, phòng hát karaoke, vũ trường);
- Kinh doanh các dịch vụ tư vấn đầu tư, giáo dục (không bao gồm tư vấn pháp luật); - Sản xuất kinh doanh giầy dép, túi cặp, may mặc và máy móc thiết bị chuyên ngành may mặc, da giầy;
- Sản xuất chế biến chè xuất khẩu.
Trong nhiều năm qua kể từ khi thành lập, Công ty không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên nhằm nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn kỹ thuật, góp phần tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo về chất lượng để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, Công ty có đội ngũ hơn 1.500 kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề, với thiết bị ngày càng hiện đại, Công ty đã và đang tham gia thực hiện, giám sát thi công công trình; thi công đường bộ, cầu cống ngầm; lắp đặt trạm bơm, công trình thuỷ lợi; lắp đặt trang thiết bị điện nước; sản xuất chế biến nông sản, túi, cặp…có chất lượng cao. Công ty thực hiện quản lý chất lượng theo quy trình ISO 2004.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
Tổng doanh thu 1.089.402. 1.517.447 Doanh thu thuần 1.066.416 1.495.592 Giá vốn hàng bán 989.562 1.413.951 Lợi tức gộp 76.854 81.641 Tổng lợi nhuận trước thuế 10.897 12.967 Lợi n Lợi nhuận sau thuế 8.909 9.884
Biểu 2.01: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội trong 2 năm gần đây
(Nguồn: Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư HN)
Qua số liệu tài chính 2 năm hoạt động cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước.
Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, trong đó bao gồm lĩnh vực xây dựng. Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bao gồm các Trung tâm xây lắp độc lập trực thuộc Công ty và các đội thi công thuộc văn phòng chính Công ty. Tuy nhiên, luận văn này giới hạn phạm vi nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại các Trung tâm xây lắp độc lập thuộc Công ty.
2.1.4. Đặc điểm về các Trung tâm xây lắp hạch toán độc lập thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
2.1.4.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý
Qua khảo sát tại một số Trung tâm có thực hiện hoạt động xây lắp hạch toán độc lập thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội có thể thấy mô hình tổ chức quản lý sau
Sơ đồ 2.02: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại các Trung tâm xây lắp hạch toán độc lập thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
(Nguồn: Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư HN)
Theo mô hình này, dưới Trung tâm là các đội thi công xây lắp đứng đầu là đội trưởng chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất, điều hành quá trình thi công các công trình, hạng mục công trình. Để đảm bảo quyền tự chủ của đội thi công trong mức độ cho phép và tùy thuộc vào hình thức tổ chức bộ máy của mỗi đội mà kế toán đội có nhiệm vụ sau: đối với đội thi công có tổ chức bộ máy kế toán riêng kế toán đội theo dõi, ghi chép toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp và báo sổ về phòng kế toán tài chính của Trung tâm (Chi nhánh Hải Phòng, Chi nhánh HCM, Trung tâm Genexim và Trung tâm Kinh doanh & Đầu tư Bất động sản Hà Nội), đối với đội thi công không tổ chức bộ máy kế toán riêng kế toán đội chỉ tập hợp chứng từ phát sinh rồi gửi về phòng tài chính kế toán của doanh nghiệp (Trung tâm Artex) để kế toán doanh nghiệp có nhiệm vụ tổng hợp kết quả kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình.
2.1.4.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp chủ yếu ngoài hiện trường, quá trình sản xuất rất phức tạp tiêu hao lớn về nhân lực, vật lực; có nhiều chủ thể và sử dụng nhiều công nghệ khác nhau tham gia vào quá trình hình thành sản phẩm xây lắp.
Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức “Khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội). Trong giá khoán gọn, không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
Nhìn chung để một sản phẩm xây lắp hoàn thành thường có quy trình công nghệ sản xuất như sau
Sơ đồ 2.03: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp
(Nguồn: Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư HN)
2.1.4.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy kế toán
Tại các Trung tâm xây lắp thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội hiện nay có hai hình thức tổ chức bộ máy kế toán đó là: hình thức tập trung và hình thức phân tán
+ Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Theo hình thức này thì toàn Trung tâm chỉ tổ chức một phòng kế toán ở đơn vị chính, còn ở các đội chưa tổ chức bộ máy kế toán riêng chỉ có kế toán đội làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, theo dõi quá trình hoạt động sản xuất, ghi chép, thu thập số liệu và kiểm tra chứng từ để định kỳ một tháng chuyển chứng từ về phòng kế toán của Trung tâm. Tại đây, kế toán trưởng hạch toán quá trình sản xuất sản phẩm xây lắp, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ,
chứng từ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế cho giám đốc và lãnh đạo Trung tâm. Giúp việc cho kế toán trưởng còn có các nhân viên kế toán khác
Sơ đồ 2.04: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo loại hình tổ chức kế toán tập trung
(Nguồn: Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư HN)
+ Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán
Theo hình thức này thì bộ máy tổ chức kế toán Trung tâm phân thành hai cấp: phòng kế toán trung tâm được đặt ở đơn vị chính, kế toán trực thuộc được đặt ở các đội và đã được phân cấp quản lý tài chính. Nhiệm vụ của sự phân cấp như sau:
Đối với phòng kế toán trung tâm:
- Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và tổng hợp số liệu báo cáo của các đội, lập báo cáo tài chính cho các cơ quan tổ chức quản lý - Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán của các đội
- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của Trung tâm
Đối với bộ phận kế toán của các đội trực thuộc:
- Thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán phần hành từ giai đoạn hạch toán ban đầu tới giai đoạn lập báo cáo kế toán theo sự phân cấp quy định gửi về phòng kế toán trung tâm
- Thực hiện các công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình - Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính ở đơn vị
Sơ đồ 2.05: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo loại hình tổ chức kế toán phân tán
(Nguồn: Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư HN)
2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại các Trung tâm hạch toán độc lập thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội
Qua khảo sát một số Trung tâm xây lắp hạch toán độc lập thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội, tác giả lựa chọn số liệu của Trung tâm Genexim (Đại diện cho các Trung tâm áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán) và Trung tâm Artex (Đại diện cho các Trung tâm áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung) làm ví dụ minh họa trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
2.2.1. Cách phân loại chi phí sản xuất
Theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng, giá thành xây lắp công trình, hạng mục công trình được cấu thành từ 4 khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung
Chi phí vật liệu: được tập hợp trực tiếp cho từng công trình
+ Được xác định phù hợp với tiêu chuẩn, chủng loại và chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng trên cơ sở giá thị trường do tổ chức có năng lực cung
cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho công trình khác có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự
+ Đối với những vật liệu không có trên thị trường nơi xây dựng công trình thì giá vật liệu này bằng giá gốc cộng chi phí vận chuyển đến công trình và các chi phí khác có liên quan
Chi phí nhân công được xác định theo công thức:
NC = B×gNC×(1+f)
Trong đó:
- B: lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây dựng công trình
- gNC: Đơn giá nhân công bình quân của công trình tương ứng với cấp bậc quy định trong định mức xây dựng công trình
- f: Tổng các khoản phụ cấp lương, lương phụ có tính chất ổn định được tính vào đơn giá bằng công thức:
f = f1+f2+f3
Trong đó:
+f1: Tổng các khoản phụ cấp lương có tính chất ổn định
+f2: Một số khoản lương phụ tính bằng 12% lương cơ bản và một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động tính bằng 4% lương cơ bản
+f3: Hệ số điều chỉnh cho phù hợp với thị trường nhân công khu vực và đặc thù của công trình.
Chi phí máy thi công được xác định theo công thức:
MTC = n (M .gMTCi).(1 KMTCi)
i
i +
∑
Trong đó:
- Mi: Lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ i (i=1÷n) tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng quy định trong định mức xây dựng.
- gMTCi
: Giá dự toán ca máy của loại máy, thiết bị chính thứ i (i=1÷n) theo bảng giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy
- KMTCi): Hệ số tính chi phí máy khác(nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị chính quy định trong định mức xây dựng công trình của công tác xây dựng.
Chi phí sản xuất chung được xác định: Dự toán chi phí sản xuất chung được tính bằng cách lấy tổng chi phí trực tiếp nhân với tỷ lệ % do Bộ Xây dựng quy định đối với từng loại công trình. Chi phí sản xuất chung thực tế được tập hợp trên cơ sở chứng từ hợp lệ và không được cao hơn dự toán được duyệt ban đầu.
Do đó để tiện cho việc quản lý các đơn vị xây lắp hiện nay thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo bốn khoản mục nói trên cho từng đối tượng công trình, hạng mục công trình là nơi phát sinh chi phí. Trên cơ sở đó, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục cho từng công trình, hạng mục công trình.
Qua cách phân loại chi phí thực tế tại các Trung tâm thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội có thể kết luận là việc phân loại chi phí theo công dụng chung của chi phí và nơi phát sinh chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí đã đáp ứng được yêu cầu của hạch toán kế toán trong việc tính giá thành sản phẩm và lập các báo cáo tài chính. Tuy nhiên, các chi phí chưa được phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành, do đó chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin phục vụ cho kế toán quản trị.
2.2.2. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
* Đối tượng tập hợp chi phí
Do đặc thù của của ngành xây lắp nên các doanh nghiệp xây lắp đều xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các công trình hoặc hạng mục công trình
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Trên cơ sở phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí, đối với những chi phí trực tiếp phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công trực tiếp, kế toán dùng phương pháp phân bổ trực tiếp để tập hợp thẳng chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Còn đối với những khoản chi phí không thể tập hợp được cho từng đối tượng công trình, hạng mục công trình như khấu hao tài sản cố định, chi phí công cụ dụng cụ…phải tập hợp chung theo nơi phát sinh chi phí rồi
tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo các tiêu thức thích hợp. Hiện nay, tiêu thức dùng để phân bổ chi phí sản xuất chung mà các doanh nghiệp áp dụng là dựa trên doanh thu, nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp…của từng công trình, hạng mục công trình.
2.2.3. Nội dung hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất
Hiện nay, Trung tâm Genexim và Trung tâm Artex hạch toán độc lập thuộc Công ty TNHH Nhà nước MTV Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
* Về hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán bao gồm các chứng từ liên quan đến các yếu tố chi phí nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản cố định …được các đơn vị sử dụng rất phong phú và đa dạng, đảm bảo đúng mẫu và các yêu cầu quy định của Bộ Tài chính, cụ thể:
- Các chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ…
- Các chứng từ liên quan đến nhân công: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, hợp đồng giao khoán, biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán…
- Các chứng từ liên quan đến tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý tài sản cố định…
* Về hệ thống tài khoản kế toán
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 623: Chi phí máy thi công trực tiếp