Pháp
Xuất phát từ quan điểm giá thành sản phẩm bao gồm tất cả các khoản chi phí thuộc về tất cả các đầu vào nhằm mục đích tạo ra những đầu ra tương ứng nên nội dung và phương pháp hạch toán giá thành của Pháp có những đặc điểm đặc thù biểu hiện những quan hệ kinh tế - pháp lý của nền kinh tế thị trường phát triển cao.
Chi phí được phân biệt thành 3 hình thức khác nhau:
Các chi phí có thể đưa thẳng vào sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm.
Các chi phí có thể đưa thẳng vào mỗi bộ phận hoạt động như nhân công trực tiếp và gián tiếp cho mỗi bộ phận: động lực, năng lượng, tu bổ sửa chữa, khấu hao…
Các chi phí gián tiếp có tính chất chung cần phải phân chia trước khi đưa vào chi phí.
Việc xác định đúng đắn các loại chi phí trong từng hình thức chi phí là điều kiện quan trọng để tính được giá thành đúng đắn.
Giá thành sản phẩm là khái niệm được sử dụng để xác định những hao phí vật chất được dùng cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp phải bù đắp bằng doanh thu bán hàng hay còn gọi là chi phí của doanh nghiệp.
Chi phí của doanh nghiệp được phân thành các loại: - Chi phí sản xuất kinh doanh
- Chi phí đặc biệt (hay chi phí bất thường)
Chi phí sản xuất kinh doanh là loại chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phát sinh thường xuyên và thay đổi liên tục theo quá trình sản xuất kinh doanh
Chi phí tài chính là loại chi phí phát sinh trong các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như chi trả lãi tiền vay, chiết khấu thanh toán chấp nhận cho người mua,…
Chi phí đặc biệt là loại chi phí bất thường như khoản phạt do vi phạm hợp đồng, phạt về thuế…
Các nguyên tắc cơ bản để kế toán chi phí sản xuất tại các nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ và Pháp nêu trên tương tự như Việt Nam, tuy nhiên, hệ thống kế toán tại các nước này cùng lúc tồn tại ba hệ thống kế toán chi phí sản xuất khác nhau, đó là kế toán chi phí thực tế, kế toán chi phí thông dụng và kế toán chi phí định mức. Tùy thuộc vào trình độ nhận thức, tổ chức kế toán, đặc điểm quy trình sản xuất, tính chất sản phẩm... mà nhân viên kế toán ở mỗi công ty vận dụng theo một hệ thống kế toán chi phí cho phù hợp với đặc điểm riêng của công ty mình. Tính chất linh hoạt của 3 hệ thống kế toán chi phí sản xuất thể hiện ở chỗ:
- Hệ thống kế toán chi phí thực tế luôn luôn chính xác và phù hợp cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế vào cuối mỗi kỳ.
- Hệ thống kế toán chi phí thông dụng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp muốn có nhanh thông tin giá thành sản phẩm ở bất kỳ thời điểm nào. Đến cuối kỳ nhân viên kế toán tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất và tính được giá thành thực tế, từ đó điều chỉnh lại giá thành cho đúng. Điều này giúp doanh nghiệp giải quyết được các vấn đề cơ bản là thu thập nhanh chóng thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở bất cứ thời điểm nào để ra quyết định kinh doanh kịp thời. Doanh nghiệp cần xác định được giá thành sản phẩm làm cơ sở để xác định đúng giá bán, giá đấu thầu đủ sức cạnh tranh với các công ty khác, đồng thời mang lại lợi nhuận hợp lý cho công ty. Để làm được điều này, cần phải có thông tin chính xác 3 khoản mục chi phí, trong đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công
trực tiếp dễ dàng xác định chính xác, còn chi phí sản xuất chung thì khó khăn hơn, thường công ty ước tính chi phí sản xuất chung theo số lượng sản phẩm hoàn thành mà hợp đồng yêu cầu.
- Hệ thống kế toán chi phí sản xuất định mức phù hợp với các loại hình doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định, có định mức kinh tế kỹ thuật tiên tiến chính xác và nguồn cung cấp nguyên vật liệu thường xuyên ít biến động. Giá thành định mức là thông tin chuẩn nhằm phát hiện nhanh sự thay đổi định mức và các khoản chênh lệch so với định mức, đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, từ đó nhà quản lý có cơ sở xác định đúng nguyên nhân để giải quyết kịp thời. Đến cuối kỳ kế toán xử lý các khoản biến động chi phí thực tế so với định mức để tính đúng và tính đủ vào giá thành sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất định mức là một loại hình hạch toán tiên tiến thể hiện qua việc áp dụng các định mức chi phí đầu vào làm cơ sở tính toán và kiểm soát chi phí sản xuất.
Việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm xây lắp ở các nước tiên tiến trên thế giới chủ yếu được thực hiện qua hai hệ thống là hệ thống kế toán chi phí thực tế và hệ thống kế toán chi phí định mức. Quá trình quản trị chi phí trong doanh nghiệp cũng phải kết hợp hai hệ thống trên nằm đưa ra những thông tin chính xác và nhanh chóng cho các nhà quản lý.