2. Kết cấu của khóa luận
1.2. Những quy định pháp luật về thỏa ước lao động tập thể
1.2.2.2. Phân loại thỏa ước lao động tập thể
Theo quy định tại Điều 75 Bộ luật lao động 2019 “Thỏa ước lao động tập
21
ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác”
-Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp:
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể trong phạm vi doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với nội bộ doanh nghiệp. Đại diện tập thể lao động theo quy định của pháp luật chính là cơng đồn (có thể là cơng đồn cơ sở hoặc cơng đồn cấp trên trực tiếp nơi doanh nghiệp chưa có cơng đồn). Do đó, doanh nghiệp khơng bắt buộc phải có cơng đồn thì mới có thỏa ước lao động tập thể vì đại diện cơng đồn cấp trên trực tiếp có quyền ký thỏa ước lao động tập thể tại những doanh nghiệp chưa thành lập cơng đồn cơ sở. Và thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết trong trường hợp các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp tập thể kèm theo các điều kiện theo quy định.
-Thỏa ước lao động tập thể Ngành:
Thỏa ước lao động tập thể ngành là thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện của người lao động và đại diện của người sử dụng lao động trong một ngành kinh tế - kỹ thuật. Thỏa ước ngành có hiệu lực trong phạm vi của một ngành kinh tế - kỹ thuật. Về nguyên tắc, nội dung của thỏa ước lao động doanh nghiệp không được trái với nội dung của thỏa ước lao động ngành. Khi thỏa ước lao động ngành được ký kết, những nội dung của thỏa ước lao động doanh nghiệp thấp hơn những nội dung được quy định tương ứng của thỏa ước lao động ngành phải được sửa đổi, bổ sung trong thời hạn ba tháng kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể ngành có hiệu lực. Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng chưa xây dựng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có thể xây dựng thêm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động.
Việt Nam có thỏa ước lao động của ngành dệt may Việt Nam hay Thỏa ước lao động tập thể của 16 doanh nghiệp điện tử của Hàn Quốc tại khu công nghiệp Tràng Duệ Hải Phòng được ký năm 2016.
22
Thỏa ước lao động tập thể nhiều doanh nghiệp là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản giữa tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với nhiều người sử dụng lao động. Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
-Thỏa ước lao động tập thể khác như Thỏa ước lao động tập thể quốc gia, thỏa ước lao động tập thể quốc tế,...