3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
1.3.1.2 Chi phí huy động vốn
Chi phí huy động vốn là tồn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra để được hưởng quyền sử dụng một đồng vốn trong một thời gian nhất định. Chi phí huy động
bao gồm hai phần: Chi phí trả lãi (trả lãi huy động ) và chi phí phi lãi (chi phí tiền lương cho cán bộ huy động vốn, chi phí cơ sở vật chất, chi phí marketing, quảng cáo, …). Trong đó, lãi suất huy động ln là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế: Người gửi tiền luôn muốn lãi suất cao, còn người vay tiền lại muốn lãi suất vay thấp. Là trung gian đóng vai trị cầu nối giữa người gửi tiền và người vay tiền, NHTM cần đảm bảo đa dạng hóa lợi ích
các bên, đặc biệt quan trọng nhất là đảm bảo lợi ích cho ngân hàng. Cơng tác
huy động vốn của ngân hàng được đánh giá là có chất lượng và hiệu quả cao về
phương diện chi phí khi nó đạt được các yêu cầu sau:
+ Tìm kiếm được nguồn vốn chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động vốn và sử dụng vốn về phương diện quy mơ, tính ổn định.
+ Tăng lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết là phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí huy động vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn. Hầu hết các ngân hàng xác định chi phí huy động vốn theo cơng thức sau:
Chi phí huy động vốn = Chi phí trả lãi + Chi phí phi lãi Trong đó:
Chi phí trả lãi = ∑ lãi suất huy độngi x NVHĐi i: là thời điểm huy động
Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả.