3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
1.3.3.1 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Một là, chu kỳ phát triển kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì
nhu cầu tích luỹ của dân cư cao hơn, từ đó lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng
lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Cùng với đó, ngân hàng có thể mở rộng khối lượng tín dụng bằng cách tăng lãi suất huy động nhằm kích thích người dân gửi tiền vào ngân hàng để tạo nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, thu nhập thực tế của người lao động giảm, điều này sẽ làm giảm lòng tin của khách
hàng vào sự ổn định của đồng tiền.
Hai là, môi trường pháp lý. Các hoạt động của các ngân hàng thương mại
(NHTM) đều chịu sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản pháp luật khác của nhà nước. Mặt khác, ở Việt Nam hiện nay, các
NHTM được tổ chức theo mơ hình tổng cơng ty. Do vậy, các chi nhánh ngân
hàng ngoài việc phải tuân thủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước, còn phải tuân thủ theo các quy định mà Ngân hàng Nhà nước ban hành
trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức cho vay…
Ba là, môi trường cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và khách quan. Ngân hàng là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao và ngày càng phức tạp. Hiện nay, số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
và các tổ chức kinh tế là có hạn...
Bốn là, yếu tố tiết kiệm của dân cư. Hoạt động huy động vốn của ngân
hàng chủ yếu được hình thành từ việc huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong
dân cư. Do đó, công tác huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của
yếu tố này. Nếu khơng có tiết kiệm thì sẽ khơng có vốn để đầu tư cho sản xuất
và ngược lại.
1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về ngân hàng
Một là, chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Mỗi ngân hàng phải tự hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh riêng biệt, phù hợp với các điều kiện
hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần phải xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, thấy được những cơ hội và thách thức.
Hai là, các hình thức huy động vốn, chất lượng các dịch vụ do ngân hàng
cung ứng và hệ thống các mạng lưới. Do nhu cầu của khách hàng khi đến ngân
hàng là khác nhau nên việc thoả mãn được những nhu cầu đa dạng của khách
hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn.
Ba là, chính sách lãi suất. Đây là một trong những chính sách quan trọng nhất trong số các chính sách hỗ trợ cho cơng tác huy động vốn của các ngân
hàng hiện nay. Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách
hàng lớn, gửi tiền thường xuyên…
Bốn là, đổi mới cơng nghệ nhất là khâu thanh tốn. Hiện các NHTM ngày
càng chú trọng tới việc áp dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ, đặc biệt là khâu thanh tốn. Nhờ đó làm cho nguồn vốn luân chuyển
nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền
và vay vốn.
Năm là, hoạt động marketing ngân hàng. Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho ngân hàng nắm bắt được yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó, ngân hàng đưa ra được các hình thức huy động vốn, chính sách lãi suất,
chính sách tín dụng phù hợp.
Sáu là, thâm niên và uy tín của ngân hàng. Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi
ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được hình ảnh riêng của mình trên thị trường. Một ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động ngân hàng nói
chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ
giúp cho ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm
Chương II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH HẢI ĐĂNG