6. Kết cấu của đề tài
2.3.4. Yếu tố các nhóm khách hàng mục tiêu
Như đã phân tích, đối tượng KH mà BIDV Hạ Long hướng đến bao gồm toàn bộ KH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, nhằm tận dụng tốt hơn nguồn lực của ngân hàng, BIDV Hạ Long cũng đã có những khoanh vùng cụ thể về đối tượng KH ưu
tiên – đối tượng KH VIP. Bởi hạn mức tăng trưởng tín dụng được xem là giá trị vàng của ngân hàng, vì thế thay vì cho vay tràn lan, BIDV Hạ Long xác định định hướng hoạt động bài bản, chỉ rõ ưu tiên nhóm khách hàng mục tiêu. Quan trọng hơn, ngân hàng nhắm đến khả năng thu được nợ, chứ không phải mục tiêu tăng trưởng bằng lượng. Việc lựa chọn khách hàng mực tiêu nhằm gia tăng quan hệ và duy trì lịng trung thành của KH ngày càng trở nên tất yếu trong điều kiện thị trường tín dụng giữa các ngân hàng trong khu vực tỉnh. Tính đến thời điểm tháng 7/2018, trên địa bàn tỉnh hiện có 47 chi nhánh ngân hàng thương mại (khơng tính 17 chi nhánh loại III hoạt động hạn chế trực thuộc 3 chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT). Trong đó có: 19 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước; 28 chi nhánh của 25 ngân hàng thương mại cổ phần; 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; 1 chi nhánh Cơng ty Cho th tài chính I - Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam; 2 Quỹ tín dụng nhân dân và 2 chi nhánh Tổ chức tài chính vi mơ TNHH M7; 204 phịng giao dịch, 408 máy ATM,… Nhóm các Ngân hàng TMNN và Ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước >51%: Chi nhánh của các ngân hàng này trên địa bàn Quảng Ninh đều mang đến điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng mẹ tạo lợi thế cạnh tranh ở một số lĩnh vực với BIDV Hạ Long.
- Nhóm các ngân hàng ngoài quốc doanh: Các ngân hàng này cũng có ưu thế trong các hoạt động thẻ, dịch vụ chuyển tiền, chi trả kiều hối là đối thủ cạnh tranh đáng kể đối với BIDV.
- Nhóm các ngân hàng nước ngồi, liên doanh: Thế mạnh của nhóm ngân hàng này là chất lượng dịch vụ cao, uy tín tồn cầu, cơng nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vượt trội, chi phí hoạt động thấp.