Phân loại nợ

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đồ sơn (Trang 54 - 55)

1.6.3 .Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

1.6.3.1 .Công tác kiểm tra giám sát nội bộ các ngân hàng còn yếu kém

2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương

2.2.3.2. Phân loại nợ

Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh phân theo tiêu chuẩn nợ

Đơn vị tính: triệu VND

2010 2011 2012

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 563.623 100 801.865 98,669 723.063 96,003 Nhóm 2: Nợ cần chú ý 0 0 7.034 0,866 23.823 3,163 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 0 0 0 0 57 0,007 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 0 0 3.783 0,465 14 0,002 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 0 0 0 0 6.213 0,825 Tổng 563.623 100 812.682 100 753.169 100

( Nguồn: Phòng KHDN, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đồ Sơn)

Dường như hoạt động cho vay của chi nhánh năm vừa qua diễn biến có nhiều biến động. Năm 2010 là năm mà việc kiểm soát các khoản nợ quá hạn

là tốt nhất khi khơng có khoản nợ quá hạn nào. Sang đến năm 2011, mặc dù doanh số cho vay tăng trưởng nhưng lại xuất hiện các khoản nợ nhóm 2 và nhóm 4. Nợ nhóm 2 là các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Nợ nhóm 4 nằm trong nhóm nợ xấu (nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5) năm 2011 là 3.783 trđ và năm 2012 nợ xấu gần gấp 2 lần năm 2011, nợ xấu năm 2012 là 6.283 triệu đồng. Điều này khơng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng bị giảm sút. Nó cho thấy một phần nào sự ảnh hưởng của nền kinh tế đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chi nhánh vẫn đang thực hiện đúng quan điểm về chất lượng tín dụng đó là tăng trưởng về quy mô đi đôi với việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Để thực hiện điều này, chi nhánh khơng ngừng cải tiến quy trình tín dụng, tăng cường giám sát khoản vay, có biện pháp xử lý kịp thời các khoản vay có dấu hiệu khơng bình thường, tăng cường công tác thẩm định dự án, chất lượng cán bộ tín dụng cũng không ngừng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đồ sơn (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)