Nhận xét về những mặt đạt được và hạn chế của các giải pháp nhằm

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đồ sơn (Trang 65 - 67)

1.6.3 .Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

1.6.3.1 .Công tác kiểm tra giám sát nội bộ các ngân hàng còn yếu kém

2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương

2.2.3.5. Nhận xét về những mặt đạt được và hạn chế của các giải pháp nhằm

nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đồ Sơn trong thời gian qua

Những mặt đạt được

Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietinbank Đồ Sơn trong thời gian qua đã mang lại những kết quả tích cực như sau:

- Các bộ phận đã được chun mơn hóa sâu hơn tùy theo chức năng, phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ phận. Điều đó đã tăng chất lượng cơng việc tại các bộ phận, chất lượng thẩm định được nâng cao, công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay được tăng cường.

- Quy trình cấp tín dụng do nhiều bộ phận quản lý có thể hạn chế và kịp thời phát hiện những sai sót, rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp và rủi ro xảy ra đối với khách hàng.

- Các quy trình khác nhau theo từng đối tượng khách hàng vừa đáp ứng đòi hỏi tăng cường kiểm sốt rủi ro tín dụng vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của khách hàng, rút ngắn thời gian ra quyết định tín dụng.

-Hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp, cơ bản đã phản ánh được chất lượng khách hàng.

Nhìn chung, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank Đồ Sơn đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực. Chi nhánh đã đánh giá được tầm quan trọng của cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, tích cực thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng.

Nhìn tổng thể chất lượng tín dụng của chi nhánh khá tốt, nợ xấu phát sinh phần lớn khơng xuất phát từ tình hình kinh doanh của khách hàng mà chủ yếu do tác động khách quan của môi trường tự nhiên dẫn đến khách hàng không kịp thay đổi kế hoạch.

Những mặt còn hạn chế

khoản vay mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể các khách hàng vay của chi nhánh. Điều đo dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư khơng cân đối.

- Chính sách tín dụng cịn nhiều điểm chưa rõ ràng, NHCT chỉ mới giao chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm mà chưa quan tâm đến cơ cấu cho vay, cho vay vào ngành nào, lĩnh vực nào….

- Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng khơng có quy định cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ mà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu hồi nợ.

- Khi phát hiện rủi ro thì chậm xử lý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết. Từ thực tế Vietinbank Đồ Sơn cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhân sau:

+ Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉ thực hiện chiếu lệ dẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro.

+ Cán bộ tín dụng cịn hạn chế về mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên khơng nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng. + Các bộ phận của ngân hàng không trao đổi thông tin thường xuyên dẫn đến chậm phát hiện các rủi ro.

+ Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thể của từng khách hàng, các yếu tố về triển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đề cập một cách hạn chế.

+ Những thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khác chỉ mang tính tham khảo.

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP PHỊNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐỒ SƠN.

Một phần của tài liệu Khóa luận quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đồ sơn (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)