2. 1.2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty
2.3.1.2 .2 Phân tích các tỷ số nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn đó là các khoản nợ mà DN có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao.
Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ta cần phân tích các chỉ tiêu tài chính sau:
• So sánh năm 2010 với năm 2009:
+ Khả năng thanh toán tạm thời ở cuối năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0,16 lần. Điều này cho thấy rằng khả năng thanh toán tạm thời của công ty bị giảm xuống nhưng giảm không đáng kể.
+ Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ cao hơn, an toàn hơn ta xét đến hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng công ty chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản lưu động để trả nợ.
+ Năm 2010 hệ số thanh toán nhanh bằng 0,49 tăng so với năm 2009 là 0,19 lần cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã đáp ứng tốt hơn.
• So sánh năm 2011 với năm 2010:
+ Khả năng thanh toán tạm thời năm 2011 giảm xuống so với năm 2010 là 2,46 lần. Điều đó cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty ngày càng xấu đi.
+ Năm 2011 hệ số thanh toán nhanh bằng 2,83 tăng so với năm 2010 là 2,35 lần. Cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã đáp ứng tốt, và tương đối khả quan.
Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Bảng 2.4: Phân tích tỷ số hoạt động
Từ bảng phân tích trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho ngày cảng giảm xuống. Năm 2010 giảm so với năm 2009 là 31,96 vòng. Năm 2011giảm so với năm 2010 là 23,35 vòng. Điều đó cho thấy tình hình bán ra của công ty ngày càng đi xuống làm ảnh hưởng xấu đến việc tăng doanh thu cũng như tăng lợi nhuận của DN. Hệ số các khoản phải thu năm 2010 giảm so với năm 2009 là 404,42 vòng nhưng đến năm 2011 đã có xu hướng tăng dần nhưng tăng không đáng kể, cho thấy công ty thu hồi các khoản công nợ chưa được tốt lắm, chưa đáp ứng kịp thời được tình hình thanh toán các khoản nợ.
2.3.1.3 Phân tích tỷ số nợ
Để đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ số nợ.
Đối với nhà cho vay họ thích tỷ số nợ càng thấp bởi vì họ được đảm bảo nếu công ty bị phá sản. Còn đối với chủ nợ của công ty họ lại thích tỷ số nợ cao bởi vì có thể tăng lợi nhuận nhưng không phải sử dụng vốn của mình. Từ năm 2009 đến năm 2010 tỷ số nợ tăng lên đáng kể, cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty rất có tiến triển. Đến năm 2011 tỷ số này tăng lên, tình hình thanh toán các khoản nợ trong năm này không được tốt lắm.
2.3.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
2.3.1.4.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn
• Hiệu quả sử dụng vốn cố đinh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010
Hiệu suất sử dụng vốn cố
định Doanh thu thuần trong kỳ
14,18 vòng/năm
16,85 vòng/năm Vốn cố định bình quân trong kỳ
Hệ số vòng quay của vốn lưu động
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng vốn cố định,chỉ tiêu này đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào? Cụ thể năm 2009 mỗi đồng tài sản cố định được đầu tư tạo
đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2010 cao hơn năm 2009. Vòng quay của vốn lưu động, năm 2009 cho thấy mỗi đồng vốn lưu động sẽ cho thấy một đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 32,02 vòng luân chuyển trong năm. Năm 2010 một đồng vốn lưu động sẽ cho 34,60 đồng doanh thu thuần luân chuyển trong năm. Vậy trong năm 2010 công ty sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn năm 2009.
Qua 2 chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên cho ta thấy công ty ngày càng sử dụng vốn của mình hiệu quả hơn qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng cho thấy tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty càng tốt. Số vòng quay qua các năm tăng khá nhiều chứng tỏ công ty sử dụng tài sản có hiệu quả.
2.3.1.4.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Số ngày cần thiết cho Số ngày trong kỳ báo cáo (360 ngày)
một vòng quay vốn lưu =
động Số vòng quay vốn lưu động
+ Năm 2009 = 11,24 ngày + Năm 2010 = 10,40 ngày
Ta thấy tốc độ luân chuyển của vốn lưu động năm 2010 so với năm 2009 giảm đi. Và do tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm dẫn đến tình trạng đơn vị phải giảm đi một lượng vốn là:
1,416,794,786/360 x (10,40 – 11,24) = -3,305,855đ
Qua số liệu tính toán trên ta thấy, số ngày của một vòng quay vốn lưu động giảm đi, làm cho số vốn lưu động trong năm phải giảm đi một giá trị là: 3.305.855 đ. Điều đó cho thấy việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động rất quan trọng với việc phát
lưu động công ty có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ, và mở rộng thêm về quy mô kinh doanh.
2.3.1.5 Phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh
Phụ lục 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (phụ lục 03) cho thấy tổng doanh thu trong năm 2010 của công ty có sự gia tăng nhưng đến năm 2011 lại giảm đi đáng kể.
Năm 2010 giá vốn hàng bán tăng rõ rệt, sự tăng lên này được giải thích là giá cả nhập nguyên vật liệu tăng lên đã làm giá vốn hàng bán tăng theo. Sự gia tăng này cũng là do trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, doanh nghiệp cũng đang mở rộng quy mô sản xuất nên đòi hỏi nguồn đầu vào cũng phải tăng lên.
Khi mà doanh thu tiêu thụ tăng, thể hiện việc tiêu thụ nhiều sản phẩm do đó mà công ty cũng phải bỏ 1 khoản chi phí lớn cho bán hàng, chi phí đã tăng. Có thể do công ty đã bỏ nhiều cho việc, giới thiệu, thiết lập hệ thống bán hàng rộng khắp, mở rộng quy mô trong thị phần của ngành. Để tăng sản lượng tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì chi phí bán hàng tăng là điều tất yếu.
Chi phí quản lý DN năm 2011 giảm so với năm 2009 và 2010, do chưa có nhu cầu tăng quy mô thị phần sản xuất.
Lợi nhuận gộp giảm đi, lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm đi. Cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp, công ty cần nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa. 2. 3. 1. 5. 1 Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp = Lãi gộp
DT thuần
+ Năm 2010 = 10,05% + Năm 2011 = 29%
Ta thấy tỷ lệ lãi gộp vào năm 2010 giảm xuống so với năm 2009, đến năm 2011 tăng lên. Mà tốc độ tăng doanh thu thuần tăng dần lên cao hơn lãi gộp. Lãi gộp giảm đi, chứng tỏ phần giá trị mới sang tạo để bù đắp chi phí ngoài sản xuất càng nhỏ dần, công ty chưa được đánh giá cao.
2. 3. 1. 5. 2 Doanh lợi tiêu thụ
Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận sau thuế
DT thuần
+ Năm 2009 = 0,96% + Năm 2010 = 0,95% + Năm 2011 = 1,12%
Doanh lợi tiêu thụ qua 3 năm thì năm 2011 là cao nhất, từ 100đ doanh thu tạo ra được 1,12đ lợi nhuận, doanh thu tăng lớn hơn sự tăng của chi phí chung. Năm 2010 doanh lợi tiêu thụ là thấp nhất trong 3 năm, tuy nhiên doanh lợi tiêu thụ thấp hơn phản ánh lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chưa hiệu quả, nguyên nhân là do chi phí còn cao. Công ty cần có những biện pháp quản lý các loại chi phí nhằm tiết kiệm chi phí để gia tăng sinh lời.
2. 3. 1. 5. 3 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụngTỷ lệ LN trên vốn Tỷ lệ LN trên vốn
sử dụng =
Lợi nhuận sau thuế Vốn sử dụng bình quân + Năm 2010 = 10,79%
+ Năm 2011 = 1,92%
hiệu quả. Nếu trong năm 2010 công ty đầu tư 100đ vốn vào hoạt động kinh doanh sẽ được 10,79đ lợi nhuận, thì trong năm 2011 cứ đầu tư 100đ vốn công ty thu lại được 1,92đ lợi nhuận.
2.3.1.5.4 Tỷ lệ sinh lời vốn cố định Tỷ lệ sinh lời trên
vốn cố định =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định sử dụng bình quân + Năm 2010 = 16,05%
+ Năm 2011 = 2,39%
Tỷ lệ sinh lời vốn cố định năm 2010 đạt 16,05% cho thấy công ty đã chú trọng nhiều trong việc trang bị cơ sở vật chất, có đầu tư nâng cấp cải tạo một số dây truyền sản xuất nhằm để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên năm 2011 tỷ lệ này giảm đi, nhưng tỷ lệ này khá vẫn cao so với chỉ tiêu. Công ty vẫn cần xem xét lại tình hình sử dụng vốn để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
2.3.1.5.5 Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động Tỷ lệ sinh lời trên
vốn lưu động
= Lợi nhuận sau thuế x 100 %
Vốn lưu động sử dụng bình quân + Năm 2010 = 32,96%
+ Năm 2011 = 9,60%
Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động năm 2010 đạt 32,96%, cho thấy cứ 100đ vốn lưu động thì tạo ra được 32,96đ lợi nhuận. Năm 2011, cho thấy cứ 100đ vốn lưu động thì tạo ra được 9,60đ lợi nhuận. Cho thấy, tỷ lệ sinh lời vốn lưu động giảm đi chứng tỏ công ty vẫn chưa sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả.
CHƯƠNG 3
3.1 Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty
Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của công ty TNHH Vũ Sơn, chúng ta rút ra được một số nhận xét sau:
Thứ nhất tổng quan tài sản 3 năm có xu hướng tăng lên, chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đang được mở rộng hơn.
Thứ hai, tuy mức tích lũy tài sản cố định qua 3 năm giảm đi, nhưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định lại có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do công ty đã đầu tư và sử dụng hợp lý tài sản cố định, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, thanh lý các máy móc không dùng nữa. Từ đó đem lại hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hơn Thứ ba, mức tích luỹ tài sản lưu động tăng dần, hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng tăng, do mức tăng doanh thu nhanh hơn mức tăng của tài sản lưu động.
Mặc dù vậy, nhưng công ty vẫn cần có biện pháp kích thích, tìm kiếm thị trường để cung cấp sản phẩm của mình từ doanh thu tăng lên cao hơn, và hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng.
Thứ tư, các khoản phải thu tăng lên chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tài sản lưu động mà công ty hiện có là khoản phải thu khách hàng.
Điều này nói lên công ty dần dần bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều. Công ty cần cố gắng hơn nữa để đôn đốc khách hàng trả nợ.
Thứ năm, doanh lợi tiêu thụ và tỷ suất lợi nhuận trong các loại vốn của công ty có xu hướng giảm, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty chưa được cải thiện so với năm 2009, 2010.
Thứ sáu, tỷ số nợ của công ty đã giảm đi nhưng vẫn còn cao chứng tỏ công ty đã tận dụng hết các khoản đi chiếm dụng nhưng hiệu quả kinh doanh của công ty vẫn không cao, chứng tỏ công ty sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả tối đa. Mặt khác, tỷ số nợ cao công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn.
chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
3.2 Một số ý kiến đề xuất
Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, riêng tình hình tài chính của công ty TNHH Vũ Sơn. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt tích cực và mặt hạn chế còn tồn tại. Đối với mặt tích cực, công ty cần phát huy hơn nữa, còn những mặt cần hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục.
Trong những mặt hạn chế tại doanh nghiệp, có những vấn đề thuộc về những nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều gặp phải: sự cạnh tranh khốc liệt cả trong và nước ngoài khiến hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn; chính sách chế độ của Nhà nước trong các lĩnh vực; những thay đổi quan điểm của người tiêu dùng… Những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, thích nghi và khắc phục, chính những điều đó sẽ giúp gạn lọc những doanh nghiệp có khả năng thích nghi thì tồn tại, nếu không sẽ bị phá sản.
Để tồn tại đó khó, để đứng vững càng khó khăn hơn. Lúc này, vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp.
Từ những nhận định đó, cộng thêm sự hiểu biết về tình hình thực tế của công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của cả công ty.
* Về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Lập kế hoạch vốn lưu động:
Hàng năm, doanh nghiệp phải lập kế hoạch vốn lưu động để so sánh vốn lưu động hiện có với số vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu để xem vốn lưu động thừa hay thiếu nhằm xử lý số thừa, tổ chức huy động nguồn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh
phải tìm nguồn tài trợ, trước hết là nguồn bên trong (quỹ phát triển sản xuất kinh doanh…) rồi mới tới nguồn bên ngoài (vay ngân hàng, vay cá nhân…).
* Về tình hình công nợ và thanh toán
Công nợ qua các năm còn tồn đọng nhiều gồm cả khoản phải thu và phải trả. Công ty cần quản lý chặt chẽ và đôn đốc thanh toán đúng hạn.
Đối với các khoản phải thu: việc các khoản phải thu tăng có thể làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động, nhưng đôi khi các khoản phải thu tăng cũng sẽ có lợi cho công ty, vì công ty đã có nhiều khách hàng, bán được sản phẩm, từ đó làm tăng doanh thu như: ký hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng thanh toán tiền sớm thanh toán nợ cho công ty lại vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng lại với công ty.
Cần chi tiết nợ phải thu đã đến hạn, đã quá hạn, chưa đến hạn để quản lý và theo dõi thu nợ
Đối với các khoản tạm ứng cho công nhân viên: công ty cần nhăc nhở nhân viên làm tốt việc hoàn ứng sau mỗi đợt công tác hoặc mua vật tư, nếu chậm sẽ bị cắt khen thưởng…
Cần lập bảng theo dõi thanh toán tạm ứng cho từng đối tượng để quản lý theo dõi và thu hồi.
Đối với các khoản phải trả: theo dõi sát sao từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ, xác định khoản nào chiếm dụng hợp lý, khoản nào đó đến hạn thanh toán nhằm nâng