Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH vũ sơn (Trang 27 - 55)

2. 1.2 Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty

2.3.1.1.1 Đánh giá khái quát sự biến động về tài sản và nguồn vốn

liệu phản ánh về vốn, nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán trên cơ sở xác định những biến động về quy mô, kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty. 2. 3. 1. 1. 1. 1 Phân tích khái quát về sự biến động về tài sản

Vốn của doanh nghiệp là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của đơn vị đang tồn tại trong các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Trên bảng cân đối kế toán có 2 loại:

• Tài sản ngắn hạn

• Tài sản dài hạn

Để phân tích ta so sánh tổng số vốn cuối năm và đầu năm để đánh giá sự biến động về quy mô của công ty, đồng thời so sánh giá trị tỷ trọng của toàn bộ vốn của công ty.

Phụ lục 01: Bảng phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn

(Nguồn tài liệu: trích từ bảng cân đối kế toán của CTY TNHH Vũ Sơn)

Từ cơ sở số liệu ở bảng phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn (phụ lục 03) ta có thể thấy tỷ trọng các khoản mục năm 2011 thay đổi đáng kể so với năm 2010, 2009 thể hiện qua sự thay đổi về tỷ lệ giữa tài sản và nguồn vốn.

• So sánh năm 2010 với năm 2009 như sau:

Năm 2010 tổng tài sản tăng lên là 4.325.713.086 đ với số tương đối tăng 1,14%. + Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2010 tăng lên là 73.283.103 đ với số tương đối tăng 65,84 %, các khoản phải thu tăng cao trong năm 2010 là 1.084.650.743đ với số tương đối tăng 25,07%. Nhưng trong đó tăng nhiều hơn cả là hàng tồn kho thể hiện năm 2010 tăng lên là 258.860.940đ, với số tương đối tăng 285,34% . Điều đó cho thấy nguyên vật liệu dự trữ cho xây dựng ngày càng tăng lên, còn khoản mục tài sản ngắn hạn khác thì giảm đi đáng kể thể hiện năm 2010 giảm. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi vốn của công ty thực hiện rất tốt.

+ Tài sản cố định năm 2010 giảm xuống còn 2.897.372.281đ với số tương đối là 1,7%. Nguyên nhân của sự thay đổi đó do các tài sản cố định năm 2010 của công ty đã

+ Tài sản dài hạn khác giảm trong năm 2010, thể hiện chỉ còn 11.546.019đ với số tương đối giảm 32,11%. Qua đó ta thấy công ty đã thu hồi được một số khoản nợ dài hạn.

• So sánh năm 2011 với năm 2010:

Năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng lên 1.732.761.663 đ tương ứng tăng 22,30%. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền tăng vượt mức.

Tài sản dài hạn tăng mạnh trong năm 2011 chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng. Điều đó cho thấy công ty đã rất chú trọng đến việc sử dụng vốn để đầu tư tài chính.

Từ bảng phân tích trên ta thấy được sự biến động về tài sản của công ty năm 2011 so với năm 2010, 2009, qua đó thấy được mặt nào được và mặt nào còn hạn chế của công ty.

2.3.1.1.1.2. Phân tích khái quát biến động của nguồn vốn

Nguồn vốn của công ty gồm Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ kết cấu trong tổng số nguồn vốn hiện có tại công ty phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của công ty, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì thế phân tích tài sản phải đi đôi với phân tích nguồn vốn.

Từ bảng phân tích kết cấu tài sản, nguồn vốn (phụ lục 02) ta có thể phân tích tình hình nguồn vốn của công ty năm 2010 so với năm 2009 như sau:

+ Tổng nguồn vốn năm 2010 tăng lên là 4.325.713.086 đ với số tương đối tăng là 1,14% trong đó vốn chủ sở hữu giảm, các khoản nợ phải trả ngắn hạn năm 2010 là 1.068.767.191 đ với số tương đối tăng 5,2%. Điều này cho thấy nợ phải trả tăng, tình hình thanh toán công nợ của công ty ngày cảng giảm đi.

+ Nợ phải trả của công ty năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 thể hiện là 5.471.661.121 đ tương ứng tăng 411,96%. Điều đó cho thấy tình hình thanh toán tợ nần của công ty còn trì trệ. Khả năng thanh toán các khoản nợ là rất thấp.

không được tốt lắm. Điều này chứng tỏ công ty chưa cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh, chưa sử dụng vốn một cách triệt để, chưa huy động bằng vốn vay ngân hàng và vốn vay khác một cách hiệu quả.

2. 3. 1. 1. 2 Phân tích mối quan hệ giữa cân đối tài sản và nguồn vốn

Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn như sau:

+ Nợ phải trả

Trong 3 năm công ty đã huy động vốn rất hiệu quả, nhưng vẫn chưa bù đắp được cho tài sản. Trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra các doanh nghiệp này là chủ nợ của doanh nghiệp kia. Hay cụ thể hơn, trong quá trình hoạt động để tạo mối quan hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vốn dư thừa của mình để đơn vị khác chiếm dụng cụ thể như sau:

• Năm 2009:

+ Vốn đi chiếm dụng = Nợ ngắn hạn – Vay ngắn hạn + Nợ khác = 1.208.269.740 đ + Vốn bị chiếm dụng = Các khoản phải thu + TSLĐ – CP chờ kết chuyển + Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn = 17.007.819 đ

+ Vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng 1 lượng là:

1.208.269.740 đ –17.007.819 đ = 1.191.261.921 đ

• Năm 2010 :

+ Vốn đi chiếm dụng = 1.469.200.031 đ + Vốn bị chiếm dụng = 737.650.070 đ

+ Vốn đi chiếm dụng nhiều hơn vốn đi chiếm dụng 1 lượng là: 1.469.200.031 đ– 737.650.070 đ = 731.549.961 đ

+ Vốn đi chiếm dụng =5,471,661,121đ + Vốn bị chiếm dụng = 3,997,396,681

+ Vốn đi chiếm dụng lớn hơn vốn bị chiếm dụng 1 lượng: 1,474,264,440đ

Ở thời điểm năm 2009 công ty đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác, đến năm 2010 con số này giảm xuống còn 737.650.070 đ, nhưng đến năm 2011 công ty đi chiếm

dụng vốn của đơn vị khác là 1.474.264.440 đ. Qua 3 năm thì năm 2011 công đi chiếm dụng được nhiều hơn cả, trong năm đó công ty không phải đi vay nhiều.

Tóm lại, qua 3 năm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định.

2. 3. 1. 2 Phân tích tình hình tài của công ty thông qua các tỷ số tài chính

2. 3. 1. 2. 1 Phân tích tình hình thanh toán của công ty

Tình hình công nợ thể hiện qua chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu công ty đi chiếm dụng, ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản thừa công ty bị chiếm dụng. Nếu vốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Vì thế ta cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rõ hoạt động tài chính của công ty.

Từ bảng trên ta có thể phân tích tình hình thanh toán của công ty như sau:

• Năm 2010 so với năm 2009:

Năm 2009 do một số nguyên nhân khách quan nên các khoản phải thu dường như không có. Tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giảm. Đến năm 2010 các khoản phải thu tăng lên là 0,25%. Còn các khoản phải trả tăng lên 0,01%. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả năm 2010 tăng 1,015% so với năm 2009.

• Năm 2011 so với năm 2010:

Năm 2010 cáckhoản phải thu tăng nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống đáng kể chỉ còn 0,01% tương ứng giảm 0,24% so với năm 2010. Trong khi đó các khoản phải trả lại có xu hướng tăng nhanh. Biểu hiện năm 2011 tỷ lệ đó là 0,63% tức là đã tăng

thể hiện không được tốt, khả năng thanh toán ngày càng đi xuống. Vì thế mà tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả năm 2011 giảm 0,997% so với năm 2010.

Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ và thanh toán ta so sánh các khoản phải thu, và các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào?

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả năm 2010 tăng, tỷ lệ đó lớn hơn 1% nhưng đến năm 2011 tỷ lệ này lại giảm xuống còn 0,018 % . Điều này cho thấy công ty đang cố gắng giảm các khoản phải trả. Nhưng qua 3 năm, tỷ lệ này nhỏ hơn 1 % (mặc dù năm 2010 lớn hơn 1% nhưng không đáng kể). Qua đó cho thấy số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng.

2. 3. 1. 2. 2 Phân tích các tỷ số nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn đó là các khoản nợ mà DN có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn dưới một năm kể từ ngày phát sinh. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả người bán, cán bộ công nhân viên, thuế nộp ngân sách, vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả. Các chỉ tiêu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thấp, kéo dài thường xuất hiện dấu hiệu rủi ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy ra kể cả trong điều kiện chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cao.

Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, ta cần phân tích các chỉ tiêu tài chính sau:

• So sánh năm 2010 với năm 2009:

+ Khả năng thanh toán tạm thời ở cuối năm 2010 giảm so với năm 2009 là 0,16 lần. Điều này cho thấy rằng khả năng thanh toán tạm thời của công ty bị giảm xuống nhưng giảm không đáng kể.

+ Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ cao hơn, an toàn hơn ta xét đến hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng công ty chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản lưu động để trả nợ.

+ Năm 2010 hệ số thanh toán nhanh bằng 0,49 tăng so với năm 2009 là 0,19 lần cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã đáp ứng tốt hơn.

• So sánh năm 2011 với năm 2010:

+ Khả năng thanh toán tạm thời năm 2011 giảm xuống so với năm 2010 là 2,46 lần. Điều đó cho thấy tình hình thanh toán nợ của công ty ngày càng xấu đi.

+ Năm 2011 hệ số thanh toán nhanh bằng 2,83 tăng so với năm 2010 là 2,35 lần. Cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã đáp ứng tốt, và tương đối khả quan.

Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.

Bảng 2.4: Phân tích tỷ số hoạt động

Từ bảng phân tích trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho ngày cảng giảm xuống. Năm 2010 giảm so với năm 2009 là 31,96 vòng. Năm 2011giảm so với năm 2010 là 23,35 vòng. Điều đó cho thấy tình hình bán ra của công ty ngày càng đi xuống làm ảnh hưởng xấu đến việc tăng doanh thu cũng như tăng lợi nhuận của DN. Hệ số các khoản phải thu năm 2010 giảm so với năm 2009 là 404,42 vòng nhưng đến năm 2011 đã có xu hướng tăng dần nhưng tăng không đáng kể, cho thấy công ty thu hồi các khoản công nợ chưa được tốt lắm, chưa đáp ứng kịp thời được tình hình thanh toán các khoản nợ.

2.3.1.3 Phân tích tỷ số nợ

Để đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ số nợ.

Đối với nhà cho vay họ thích tỷ số nợ càng thấp bởi vì họ được đảm bảo nếu công ty bị phá sản. Còn đối với chủ nợ của công ty họ lại thích tỷ số nợ cao bởi vì có thể tăng lợi nhuận nhưng không phải sử dụng vốn của mình. Từ năm 2009 đến năm 2010 tỷ số nợ tăng lên đáng kể, cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty rất có tiến triển. Đến năm 2011 tỷ số này tăng lên, tình hình thanh toán các khoản nợ trong năm này không được tốt lắm.

2.3.1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

2.3.1.4.1 Phân tích hiệu suất sử dụng vốn

• Hiệu quả sử dụng vốn cố đinh, hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.6: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ tiêu Công thức tính 2009 2010

Hiệu suất sử dụng vốn cố

định Doanh thu thuần trong kỳ

14,18 vòng/năm

16,85 vòng/năm Vốn cố định bình quân trong kỳ

Hệ số vòng quay của vốn lưu động

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

Hiệu suất sử dụng vốn cố định,chỉ tiêu này đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào? Cụ thể năm 2009 mỗi đồng tài sản cố định được đầu tư tạo

đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2010 cao hơn năm 2009. Vòng quay của vốn lưu động, năm 2009 cho thấy mỗi đồng vốn lưu động sẽ cho thấy một đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 32,02 vòng luân chuyển trong năm. Năm 2010 một đồng vốn lưu động sẽ cho 34,60 đồng doanh thu thuần luân chuyển trong năm. Vậy trong năm 2010 công ty sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn năm 2009.

Qua 2 chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên cho ta thấy công ty ngày càng sử dụng vốn của mình hiệu quả hơn qua các năm, hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng cho thấy tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty càng tốt. Số vòng quay qua các năm tăng khá nhiều chứng tỏ công ty sử dụng tài sản có hiệu quả.

2.3.1.4.2 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Số ngày cần thiết cho Số ngày trong kỳ báo cáo (360 ngày)

một vòng quay vốn lưu =

động Số vòng quay vốn lưu động

+ Năm 2009 = 11,24 ngày + Năm 2010 = 10,40 ngày

Ta thấy tốc độ luân chuyển của vốn lưu động năm 2010 so với năm 2009 giảm đi. Và do tốc độ luân chuyển của vốn lưu động giảm dẫn đến tình trạng đơn vị phải giảm đi một lượng vốn là:

1,416,794,786/360 x (10,40 – 11,24) = -3,305,855đ

Qua số liệu tính toán trên ta thấy, số ngày của một vòng quay vốn lưu động giảm đi, làm cho số vốn lưu động trong năm phải giảm đi một giá trị là: 3.305.855 đ. Điều đó cho thấy việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động rất quan trọng với việc phát

lưu động công ty có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ, và mở rộng thêm về quy mô kinh doanh.

2.3.1.5 Phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh

Phụ lục 02: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (phụ lục 03) cho thấy tổng doanh thu trong năm 2010 của công ty có sự gia tăng nhưng đến năm 2011 lại giảm đi đáng kể.

Năm 2010 giá vốn hàng bán tăng rõ rệt, sự tăng lên này được giải thích là giá cả nhập nguyên vật liệu tăng lên đã làm giá vốn hàng bán tăng theo. Sự gia tăng này cũng là do trong kỳ doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn, doanh nghiệp cũng đang mở rộng quy mô sản xuất nên đòi hỏi nguồn đầu vào cũng phải tăng lên.

Khi mà doanh thu tiêu thụ tăng, thể hiện việc tiêu thụ nhiều sản phẩm do đó mà công ty cũng phải bỏ 1 khoản chi phí lớn cho bán hàng, chi phí đã tăng. Có thể do công ty đã bỏ nhiều cho việc, giới thiệu, thiết lập hệ thống bán hàng rộng khắp, mở rộng quy mô trong thị phần của ngành. Để tăng sản lượng tiêu thụ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thì chi phí bán hàng tăng là điều tất yếu.

Chi phí quản lý DN năm 2011 giảm so với năm 2009 và 2010, do chưa có nhu cầu tăng quy mô thị phần sản xuất.

Lợi nhuận gộp giảm đi, lợi nhuận thuần từ HĐKD giảm đi. Cho thấy hiệu quả

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH của CÔNG TY TNHH vũ sơn (Trang 27 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w