.Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tràng an hà nội (Trang 67 - 69)

II. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hiệu suất sử dụng vốn ( %)

2.3.3.1 .Nguyên nhân chủ quan

* Nguyên nhân thuộc về phía Ngân hàng

Một là, Trình độ, năng lực của cán bộ tín dụng cịn nhiều bất cập, chưa

đáp ứng được u cầu cơng việc trong tình hình mới hiện nay. NHNo&PTNT Chi nhánh Tràng An qua nhiều lần sáp nhập nên cán bộ ngân hàng chủ yếu trong diện cơ cấu và đạo tào lại, các cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động và sáng tạo chiếm tỷ lệ không cao, khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng cịn hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tế nên đối với các dự án mang tính chất kỹ thuật hay chuyên ngành, cán bộ tín dụng khơng đánh giá được tính khả thi thực sự của dự án và có thể đưa ra quyết định sai lầm. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hơn nữa, trong hoạt động tín dụng, vẫn cịn một số cán bộ tín dụng chưa thực sự đi sâu bám sát khách hàng để có thể tiếp cận và theo dõi tình hình biến động về tài chính, hoạt động kinh doanh và tình trạng của các tài sản đảm bảo. Đơi khi cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, chưa nhiệt tình với việc tư vấn cho khách hàng về

68

University

Thang Long Libraty

phương án kinh doanh và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Ngân hàng hầu như chưa có chính sách cũng như các sản phẩm khuyến khích những khách hàng vay trả nợ đúng hạn nhằm mở rộng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng.

Hai là, Nhận thức của cán bộ tín dụng về quyền lựa chọn tài sản đảm bảo còn chưa đầy đủ. Việc định giá đôi khi còn được thực hiện một cách chiếu lệ và mang tính thủ tục. Một số cán bộ khơng căn cứ vào việc phân tích tình hình tài chính của khách hàng mà dựa vào tài sản đảm bảo tiền vay.

Ba là, Chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh, thực hiện chính sách cho vay, cơng tác kiểm tra giám sát và thơng tin tín dụng, việc đánh giá tài sản đảm bảo cịn nhiều hạn chế. Trong q trình thẩm định cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp trong khi tính trung thực của nguồn thơng tin này là khơng đảm bảo. Các thông tin mà cán bộ sử dụng chủ yếu vẫn là thông tin trong hồ sơ khách hàng và các thông tin lưu trữ tại ngân hàng. Việc thẩm định cịn chủ yếu dựa trên những thơng tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Quá trình thẩm định dự án, các phương án kinh doanh của khách hàng chưa thực hiện tốt theo quy định, nhiều dự án không thực sự hiệu quả vẫn được xét duyệt cho vay làm tăng nguy cơ mất vốn của ngân hàng.

Bốn là, Công tác kiểm tra, kiểm soát sau khi vay đối với khách hàng cịn bị bng lỏng, đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài. Đây là những đối tượng mà các cán bộ tín dụng có tâm lý cả nể, tin khách hàng mà bỏ qua cơng tác kiểm tra định kỳ.Vì thế khơng kịp phát hiện những dấu hiệu bất thường trong hoạt động của doanh nghiệp, gây nên nợ quá hạn.

Năm là, Công tác maketing của ngân hàng còn chưa cao, chưa chủ động tìm đến khách hàng. Do đó chi nhánh khơng mở rộng được cho vay, số lượng khách hàng vay vốn giảm sút.

Sáu là, Quy trình tín dụng chưa thực sự hồn thiện, sự phối hợp giữa bộ

phận cho vay với các bộ phận chức năng khác chưa được chặt chẽ, công tác đánh giá hiệu quả trong hoạt động tín dụng chưa được chú ý đúng mức, điều này ít nhiều đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Chi nhánh những năm qua. Quy trình tín dụng là quy trình bắt buộc phải thực hiện trong quá trình thẩm định cho vay, giám sát và thu nợ các khoản vay nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng vốn vay từ đó ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.

Bảy là, Công nghệ ngân hàng tại Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu

phục vụ thu thập thơng tin, phân tích khách hàng qua mạng do đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.

* Nguyên nhân thuộc về khách hàng

Một là, Thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng còn hạn chế, việc thực hiện cơng tác tài chính – kế tốn trong các doanh nghiệp còn chưa nghiêm túc. Nhiều doanh nghiệp vì muốn vay được vốn của ngân hàng nên nộp bản báo cáo tài chính sai lệch, khơng khớp đúng với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính những điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định của ngân hàng, dẫn đến đánh giá sai lệch về khách hàng vay, làm giảm chất lượng tín dụng.

Hai là, Một số khách hàng cố tình chây ì làm cho cơng tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn.

Ba là, Trình độ quản lý của các doanh nghiệp chưa cao, chưa theo kịp trình độ phát triển của nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Vì thế các doanh nghiệp rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tràng an hà nội (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)