Tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNH THANH hóa (Trang 43 - 83)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

định sự thành công của ngân hàng. Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa đã xác định tạo vốn là khâu mở đầu, xác định chiến lược tạo ra khả năng vốn vững chắc cả về VND và ngoại tệ, coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Vì vậy, trong những năm qua Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa tình hình huy động vốn đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. TG của TCTD, BHXH 50.943 15,76 53.259 14,77 61.882 15,38 2. TG của TCKT 25.557 7,9 21.191 7,54 34.253 8,51 3. TG của cá nhân 246.834 76,34 280.175 77,69 306.203 76,11 Tổng NV huy động 323.334 100 360.625 100 402.338 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Qua bảng số liệu và sơ đồ ta thấy: tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm từ 2011-2013. Trong đó, rõ rệt nhất là nguồn tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2011 tiền gửi của cá nhân là 246.834 triệu đồng chiếm 76,34% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 tăng lên 280.175 triệu đồng (tương ứng tăng 33.341 triệu đồng) chiếm 77,69% tổng nguồn vốn huy động, năm 2013 tăng lên 306.203 triệu đồng (tương ứng tăng 26.028 triệu đồng) chiếm 76,11% tổng nguồn vốn huy động. Đây là kết quả của hoạt động khuyến mại, quà tặng và đặc biệt sự hiểu biết của dân cư về lợi ích của các tổ chức tài chính trung gian được cải thiện.

Tiền gửi của các TCTD, BHXH đang biến động nhẹ trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng. Năm 2011 tiền gửi của các TCTD, BHXH là 50.943 triệu đồng chiếm 15,76% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 tăng lên 53.259 triệu đồng (tương ứng giảm 2.316 triệu đồng) chiếm 14,77% tổng nguồn vốn huy động. Tuy năm 2012 tiền gửi của các TCTD, BHXH có sự tăng trưởng về mặt số tương đối nhưng lại giảm sút trong cơ cấu tỷ trọng. Năm 2013 con số này tăng lên 61.882 triệu đồng (tương ứng tăng 8.623 triệu đồng) chiếm 15,38% tổng nguồn vốn huy động.

Tiền gửi của các TCKT chiếm một tỷ trọng tương đối thấp. Năm 2011 tiền gửi của TCKT là 25.557 triệu đồng chiếm 7,9% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 giảm xuống 21.191 triệu đồng (tương ứng giảm 4.366 triệu đồng) chiếm 7,54% tổng nguồn vốn huy động, năm 2013 tăng lên 306.203 triệu đồng (tương ứng tăng 26.028 triệu đồng) chiếm 76,11% tổng nguồn vốn huy động.

Điều này cũng thật dễ hiểu bởi đây chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực SXKD, dịch vụ vận tải, hoạt động sử dụng vốn diễn ra thường xuyên, lượng vốn cần để quay vòng là rất lớn, nên họ chỉ gửi tiền vào Ngân hàng để phục vụ cho hoạt động thu chi, thanh toán, nhằm giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, an toàn. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng không ổn định, thường vay trong trường hợp khẩn cấp để đáp ứng nhu cầu thanh toán nên tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn không ổn định là điều dễ hiểu.

Bảng 2.2 Thị phần huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tên TCTD

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 NV huy động Thị phần (%) NV huy động Thị phần (%) NV huy động Thị phần (%) 1. Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa 323.334 80,76 360.625 80,17 402.338 81,02 2. NH chính sách xã

hội huyện Đông Sơn 4164 1.04 5.173 1,15 6.654 1.34

3. Các quỹ tín dụng

nhân dân 72.866 18,2 84.027 18,68 87.599 17,64

Tổng 400.364 100 449.825 100 496.591 100

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Thị phần huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường huy động vốn trong huyện. Năm Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa huy động được 323.334 triệu đồng, chiếm 80,76% tổng thị phần, đến năm 2012 chiếm 80,17% (giảm 0,59% so với năm 2011), tuy đã có phần giảm sút nhưng Chi nhánh vẫn đang ở vị thế chiếm lĩnh thị trường huy động vốn trên địa bàn huyện. Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động được của Chi nhánh là 402.338 triệu đồng, chiếm 81,02% tổng thị phần.

Chính vì việc triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các hình thức huy động vốn của NHNo&PTNT Thanh Hoá đề ra, tuyên truyền rộng rãi đến mọi tầng lớp về các đợt huy động vốn như tiết kiệm dự thưởng “Cùng Agribank rước lộc- Đón xuân”, Tiết kiệm dự thưởng “May mắn nhân ba”, Chứng chỉ tiền gửi dự thưởng, kỳ phiếu dự thưởng, Tiết kiệm dự thưởng "Cùng Agribank Mừng Quốc khánh - Niềm vui nhân ba", Tiết kiệm an sinh, … chỉ đạo đến các giao dịch viên về tác phong, thái độ phục vụ khách hàng nên Chi nhánh đã thu hút được bộ phận lớn khách hàng trên địa bàn huyện. Từ đó tạo nên thương hiệu và chỗ đứng vững chắc của Chi nhánh trên thị trường.

Bảng 2.3 Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 2012/2011 Năm 2013 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng dư nợ 318.839 341.727 22.888 7,18 382.131 40.404 11,82 Doanh số cho vay 294.661 331.502 36.841 12,5 378.134 46.632 14,07 Doanh số thu nợ 288.035 308.614 20.579 7,15 345.428 36.814 11,93 Nợ quá hạn 3.044 3.651 107 19,95 3.683 1.032 28,27 Tỷ lệ nợ quá hạn 0,95% 1,07% 0,12% 1,23% 0,16%

(Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Qua bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ liên tục tăng qua các năm, cụ thể:

Năm 2011 tổng dư nợ cho vay là 318.839 triệu đồng, sang năm 2012 tổng dư nợ cho vay là 341.727 triệu đồng, tăng 22.888 triệu tương ứng tăng 7,18% so với năm 2011. Năm 2013 tổng dư nợ cho vay là 382.131 triệu tăng 40.404 triệu tương ứng tăng 11,82% so với năm 2012.

Trong những năm vừa qua, doanh số cho vay cũng tăng lên đáng kể. Năm 2012 doanh số cho vay là 331.502 triệu đồng tăng 36.841 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 12,5%. Sang năm 2013, doanh số cho vay tăng vượt lên 378.134 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 46.632 triệu đồng, tương ứng tăng 14,07%. Đây là một sự chuyển biến khá rõ rệt trong tình hình tín dụng của chi nhánh. Hoạt động tín dụng đang dần được mở rộng về quy mô.

Doanh số thu nợ năm 2011 ở mức 288.035 triệu đồng, đến năm 2012 là 308.614 triệu đồng, tăng 20.579 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng tăng 7,15%. Sang năm 2013, doanh số thu nợ đạt 345.428 triệu đồng, tăng 36.814 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng tăng 11,93%.

Tình hình nợ quá hạn không những không giảm sút mà còn liên tục tăng qua các năm. Năm 2011 nợ quá hạn là 3.044 triệu đồng, giảm 401 triệu đồng chiếm 0,95% tổng dư nợ. Năm 2012 nợ quá hạn là 3.651 triệu đồng, tăng 107 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 19,95% và chiếm 1,07% tổng dư nợ. Năm 2013 nợ quá hạn là

3.683 triệu đồng, tăng 1.032 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng 28,27% và chiếm 1,23% tổng dư nợ. Đây là một dấu hiệu rất xấu đối với chi nhánh, nên cần phải đưa ra những giải pháp kịp thời trước mắt và chiến lược đúng đắn trong tương lai để làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 1% trong thời gian sắp tới.

* Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế:

Cơ cấu cho vay đối với từng thành phần kinh tế được ngân hàng áp dụng một cách linh hoạt tạo động lực phát triển cho kinh tế địa phương.

Bảng 2.4 Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

1. DN ngoài quốc doanh 116.102 36,41 121.601 35,58 131.408 34,39

2. Kinh tế tập thể (HTX) 6.191 1,94 4.804 1,41 2.945 0,77

3. Hộ SXKD cá thể 196.546 61,65 215.322 63,01 247.778 64,84

Tổng dư nợ 318.839 100 341.727 100 382.131 100

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng dư nợ cho vay ngày càng tăng, cụ thể:

Trong những năm qua, hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa tập trung chủ yếu vào cho vay hộ SXKD cá thể và các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh. Do vậy, dư nợ cho vay với đối tượng này chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, cụ thể là năm 2011 dư nợ cho vay hộ SXKD cá thể chiếm 61,65%, năm 2012 là 63,01% và năm 2013 là 64,84%. Dư nợ cho vay ngoài quốc doanh năm 2011 chiếm 36,4, năm 2012 là 35,58% và năm 2013 là 34,39%.

Tỷ trọng dư nợ cho vay kinh tế tập thể (HTX) ngày càng giảm, năm 2011 tỷ lệ dư nợ kinh tế tập thể là 1,94%, sang năm 2012 giảm xuống còn 1,41%, giảm 0,53%, và năm 2013 tỷ lệ dư nợ là 0,77%.

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế cho thấy, Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa tập trung cho vay chủ yếu hai đối tượng chính là các doanh nghiệp tư nhân và hộ SXKD cá thể, có tiềm năng phát triển nhất trong huyện, từ đó, góp phần cải thiện đời sống nhân dân tại địa phương.

2.1.3.3. Các dịch vụ khác

Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa còn làm tốt công tác kế toán thanh khoản - ngân quỹ, làm tốt các dịch vụ ngân hàng như mở thẻ ATM, chuyển tiền điện tử giúp cho khách hàng có thể thanh toán một cách thuận tiện và đơn giản, không mất thời gian của khách hàng, phục vụ khách hàng một cách nhanh nhất, tạo uy tín với khách hàng từ đó tạo niềm tin nơi khách hàng, góp phần đưa hoạt động kinh doanh của ngân hàng phát triển đa năng, kết quả của ngân hàng trong những năm qua đạt kết quả cao, đời sống cán bộ nhân viên được cải thiện.

Tình hình doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của chi nhánh ở ba năm gần đây được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5 Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của Ngân hàng chính sách Tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Thu dịch vụ chuyển tiền

trong nước 527 38,08 614 37,67 783 37,21

2. Thu dịch vụ thu – chi hộ 74,5 5,38 118 7,24 137 6,51

3. Thu dịch vụ kiều hối 157 11,34 173 10,61 296 14,07

4. Thu dịch vụ bão lãnh 94,6 6,84 176 10,8 235,5 11,19

ATM

7. Thu hoạt động kinh doanh

ngoại hối 100,9 7,29 85 5,21 143 6,8

8. Thu dịch vụ bảo hiểm 272 19,65 285 17,48 318 15,11

9. Thu khác 24 1,74 17,3 1,07 30,1 1,44

Tổng thu dịch vụ 1.384 100 1.630 100 2.104 100

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Năm 2011 nhờ sự tích cực mở rộng các sản phẩm dịch vụ để tăng nguồn thu như dịch vụ chuyển tiền trong nước và kiều hối, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ bảo hiểm… đang ngày càng được phát triển và có tiềm năng. Doanh số thu dịch vụ của chi nhánh đạt 1.384 triệu đồng trong đó, thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước 527 triệu đồng chiếm tỷ trọng cao nhất là 38,08% trong tổng thu từ dịch vụ, thu từ dịch vụ thu - chi hộ 74,45 triệu đồng, thu từ dịch vụ kiều hối 157 triệu đồng ( chiếm 11,34% ), thu từ dịch vụ bảo lãnh 94,6 triệu đồng, thu hoạt động ngân quỹ 71 triệu đồng, thu phát hành thẻ ATM là 63 triệu đồng, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 100,9 triệu đồng, thu từ bảo hiểm 272 triệu ( chiếm 19,65% ) và một số nguồn thu khác được 24 triệu đồng.

Năm 2012 doanh số thu dịch vụ 1.630 triệu đồng trong đó, thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước 614 triệu đồng (tăng 87 triệu đồng so với năm 2011), thu từ dịch vụ thu - chi hộ 118 triệu đồng, thu từ dịch vụ kiều hối 173 triệu đồng ( chiếm 10,61% ), thu từ dịch vụ bảo lãnh 176 triệu đồng, thu hoạt động ngân quỹ 91,7 triệu đồng, thu phát hành thẻ ATM là 70 triệu đồng, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 85 triệu đồng (giảm 15,9 triệu đồng so với năm 2011), thu từ bảo hiểm 285 triệu ( chiếm 17,48% ) và một số nguồn thu khác được 17,3 triệu đồng. Trong năm 2012, do có sự chấn chỉnh công tác bảo lãnh, thắt chặt bảo lãnh thanh toán và chống đô la hoá nên chênh lệch tỷ giá mua bán thấp dẫn đến doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm đi. Đồng thời sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và khó khăn chung của hoạt động kinh doanh ngân hàng, chi nhánh vẫn đạt được được kết quả như vậy là tương đối tốt.

Năm 2013 chi nhánh đã chú trọng và mở rộng các công tác như: thu dịch vụ ABIC, thẻ ATM, trả lương qua tài khoản. Đồng thời chi nhánh cũng thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như: tin nhắn SMS nhắc nợ đến hạn, dịch vụ báo tin nhắn Bankplus, đặc biệt là dịch vụ chuyển tiền kiều hối từ nước ngoài

về, chi nhánh đã đấu mối với phòng lao động thương binh xã hội huyện cung cấp danh sách khách hàng đi lao động xuất khẩu, giao chỉ tiêu cho từng CBTD phụ trách địa bàn để vận động khách hàng thực hiện dịch vụ tại đơn vị mình, do vậy doanh số chi trả cũng như số phí thu được rất đáng kể.Năm 2013 tổng thu dịch vụ đạt 2.104 triệu đồng trong đó, thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước 783 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,21% trong tổng thu từ dịch vụ, thu từ dịch vụ thu - chi hộ 137 triệu đồng, thu từ dịch vụ kiều hối 296 triệu đồng ( tăng 123 triệu so với năm 2012 ), thu từ dịch vụ bảo lãnh 235,5 triệu đồng, thu hoạt động ngân quỹ 77,4 triệu đồng, số thẻ ATM đã phát hành 14.505 thẻ, tăng 2.555 thẻ so với năm 2012 thu được 84 triệu đồng, thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối đạt 143 triệu đồng, thu từ bảo hiểm 318 triệu ( tăng 33 triệu đồng so với năm 2012 ) và một số nguồn thu khác được 30,1 triệu đồng.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.6 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 Năm2013 So sánh 2013/2012 (+/-) (%) (+/-) (%) I. Tổng thu nhập 38.854 47.901 9.047 23,28 61.454 13.553 28,29 1. Thu từ hoạt động tín dụng 28.309 40.092 11.783 41,62 54.847 14.755 36,8 2. Thu từ hoạt động thanh toán 1.384 1.630 246 17,77 2.104 474 29,08 3. Thu nhập khác 9.164 6.179 -2.985 -32,57 4.503 -1.676 -27,12 II. Tổng chi phí 34.094 41.964 7.870 23,08 53.591 11.627 27,71 1. Chi phí hoạt động HĐV 23.749 32.356 8.607 36,24 41.562 9.206 28,45 2. Chi hoạt động dịch vụ 883,7 928 44,3 5,01 1.067 139 14,98 3. Chi cho nhân viên 4.925 5.034 109 2,21 7.673 2.639 52,42 4. Chi phí khác 4.536,3 3.646 -890,3 -19,63 3.289 -357 -9,79

III. Lợi nhuận

trước thuế 4.760 5.937 1.177 24,73 7.863 1.926 32,44

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sách

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNH THANH hóa (Trang 43 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w