4. Phương pháp nghiên cứu
1.3.4.1. Nhân tố thuộc về phía khách hàng:
góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội thì khách hàng có vai trò hết sức quan trọng. Một khách hàng có tư cách đạo đức tốt, có tình hình tài chính vững vàng, có thu nhập sẽ sẵn sàng hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của Ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng và tín dụng.
Thứ nhất là tiềm lực tài chính của khách hàng: thể hiện qua các chỉ tiêu như vốn tự có, hệ số nợ, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời hàng năm... Nếu có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng tài chính tốt là điều kiện để doanh nghiệp có thể mở rộng SXKD, đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, chiếm lĩnh thị trường và đem laị lợi nhuận lớn, hoạt động tốt là cơ sở để doanh nghiệp trả nợ cho ngân hàng.
Thứ hai là chiến lược kinh doanh: thông thường khi doanh nghiệp đưa vốn của ngân hàng vào kinh doanh thì ngân hàng phải xác định được trong tương lai phương án SXKD đó có mang lại hiệu quả kinh tế hay không thì ngân hàng mới có thể đưa ra quyết định là cho vay hay không. Chiến lược kinh doanh tốt, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc mang lại nguồn thu nhập lớn là điều kiện để họ bù đắp chi phí kinh doanh và và trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi đúng hạn, qua đó giảm rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng
Thứ ba là mức độ bảo đảm tín dụng: nguyên tắc cho vay của NHTM luôn đề cập đến vấn đề tài sản đảm bảo cho khoản vay đặc biệt là đối với các khoản tín dụng trung và dài hạn.
Xét về cầm cố, thế chấp: ngân hàng sẽ cho vay theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên số tài sản cầm cố, thế chấp. Loại trừ sự vi phạm đạo đức kinh doanh, nếu doanh nghiệp có đủ tài sản để đảm bảo cho các khoản vay thì khoản cho vay này có thể được xem là ít rủi ro, từ đó chất lượng khoản cho vay này cũng được cải thiện.
Xét về bảo lãnh: một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, có uy tín, có mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác của mình có thể nhận được sự bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. Nếu bên được bảo lãnh luôn đảm bảo được năng lực tài chính và năng lực pháp lý tham gia vào hoạt động kinh doanh thì chất lượng cho vay có thể được đảm bảo.
Thứ tư là đạo đức kinh doanh: nếu khách hàng trung thực sử dụng vốn vay đúng mục đích thì rủi ro xảy ra đối với ngân hàng sẽ ít đi do để dẫn tới quyết định cung cấp vốn trung và dài hạn cho khách hàng ngân hàng đã có một quá trình xét duyệt hồ sơ
xin vay và nếu như quá trình này thực hiện một cách chính xác thì khi vốn sử dụng đúng mục đích như hồ sơ xin vay, sẽ xảy ra ít rủi ro hơn. Trong thời gian qua, tỷ lệ rủi ro tín dụng tương đối cao xuất phát từ nguyên nhân sử dụng vốn sai mục đích. Đặc biệt là có một số doanh nghiệp tư nhân làm ăn theo kiểu lừa đảo khiến cho các ngân hàng không dám cho vay nhiều đối với thành phần kinh tế này.
Thứ năm là năng lực quản lý và trình độ của doanh nghiệp vay vốn: đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt sẽ có khả năng đưa ra chiến lược kinh doanh, cạnh tranh phù hợp giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển xem xét triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp cần xuất phát từ yếu tố con người. Trường hợp doanh nghiệp thiếu năng động trong kinh doanh, không kịp thời thay đổi chiến lược kinh doanh khi môi trường thay đổi, đội ngũ nhân viên không có trình độ, thiếu kỷ luật sẽ làm giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, chất lượng khoản vay không được đảm bảo.