Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNH THANH hóa (Trang 37 - 83)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.3.4.3. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế: các điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trong đó có tín dụng trung và dài hạn. Chẳng hạn trong một nền kinh tế phát triển quá nóng, Chính phủ để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững đề ra một số biện pháp nhằm hạn chế đầu tư. Định hướng này của Chính phủ sẽ tác động đến hệ thống ngân hàng thông qua chính sách tiền tệ. Các ngân hàng sẽ phải thắt chặt chính sách tín dụng, các khoản tài trợ cho nền kinh tế sẽ được xem xét một cách kỹ lưỡng hơn trước khi quyết định đầu tư thay cho các quyết định nhanh chóng trước kia, từ đó khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng sẽ ít hơn. Hơn nữa để đáp ứng nhu cầu tín dụng cho một nền kinh tế đang phát triển, đòi hỏi bản thân Ngân hàng cũng phải đổi mới cho phù hợp với tình hình mới. Sự đổi mới này diễn ra ở tất cả các khâu bao gồm công tác tổ chức, trang thiết bị, trình độ nhân sự,... chất lượng tín dụng do đó cũng được nâng lên.

Môi trường chính trị - xã hội: môi trường chính trị - xã hội ổn định là một điều kiện vô cùng quan trọng trong việc tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư dài hạn cho hoạt động SXKD. Một môi trường chính trị - xã hội ổn định sẽ là cơ sở rất tốt cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng, vì chỉ khi có nhu cầu đầu tư dài hạn trong nền kinh tế mới xuất hiện nhu cầu vay vốn trung và dài hạn ngân hàng. Hơn nữa sự mất ổn định về chính trị - xã hội sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp và nếu doanh nghiệp này đang vay vốn ngân hàng thì rõ ràng việc thu hồi nợ của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.

Môi trường pháp lý: môi trường pháp lý không chặt chẽ hoặc thiếu chặt chẽ hay thay đổi cũng gây ra ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngay trong lĩnh vực ngân hàng, hiện nay không có một cơ quan nào chứng thực về tài sản và quản

lý quá trình chuyển dịch sở hữu tài sản thế chấp để khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ chưa có sơ sở pháp lý để phát mãi, việc thế chấp đất của thành phần kinh tế quốc doanh phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng phần lớn là đi thuê của nhà nước, các chính sách thay đổi trong quá trình chuyển đổi cơ chế như việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước không đồng bộ với việc giải quyết các khoản nợ ngân hàng cũng như làm cho hoạt động thu hồi vốn kinh doanh của các ngân hàng cũng bị ảnh hưởng, các chính sách thường hay thay đổi là một bất lợi lớn vì các doanh nghiệp không dự đoán được cơ hội kinh doanh nên không thực hiện được các dự án, hoặc việc thực hiện các dự án không diễn ra theo đúng kế hoạch ảnh hưởng đến quá trình thu hồi nợ của ngân hàng.

Bên cạnh các yếu tố trên còn một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng chẳng hạn môi trường tự nhiên: thiên tai làm cho hoạt động của doanh nghiệp bị đình trệ thậm chí phá sản dẫn tới không trả nợ được cho ngân hàng. Tuy nhiên đây là một yếu tố bất khả kháng, trong trường hợp này các ngân hàng vẫn có thể tiếp tục tài trợ cho khách hàng để tiếp tục kinh doanh từ đó có thể thu hồi được cả nợ cũ lẫn nợ mới.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

2.1.1. Sơ lược về Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Tên Ngân hàng: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa Địa chỉ: Số 38 Đại lộ Lê Lợi – phường Điện Biên – TP Thanh Hóa. Điện thoại: 0373.888.859 (số máy lẻ 403) – Fax: 0373.752.940

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) ra đời đã góp phần ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Với mô hình tổ chức và phương thức quản lý đặc thù của NHCSXH đã quy tập được nguồn lực toàn xã hội cùng tham gia, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội gắn bó với dân, hiểu được dân để phục vụ nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho dân giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn. Từ đó chất lượng tín dụng, chất lượng hoạt động của ngành cũng được từng bước nâng cao.

Qua 10 năm hoạt động, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, được nhân dân đồng tình ủng hộ, đến nay, tổng dư nợ toàn Chi nhánh đạt 1.880 tỷ đồng, tăng 1.687 tỷ đồng so với thời điểm nhận bàn giao năm 2003, nợ quá hạn từng bước được giảm dần, từ 8,32% năm 2003 thì nay chỉ chiếm 1,68% trên tổng dư nợ, góp phần giúp cho 44.792 hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho 94.101 lao động, 55.648 học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 124.972 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 26.209 căn nhà vượt lũ, 10.693 căn nhà của hộ nghèo được xây dựng.

Về cơ sở vật chất, đến nay các Phòng giao dịch tại các huyện, thị, thành phố đều có trụ sở làm việc ổn định, khang trang, trang thiết bị, phương tiện làm việc được trang bị đầy đủ, hệ thống công nghệ thông tin, thanh toán điện tử hiện đại hoạt động thông suốt. 100% các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh đều có tổ chức giao dịch lưu động theo lịch cố định hàng tháng, thực hiện thông báo công khai các khoản nợ, lãi của bà con tại các điểm giao dịch của NHCSXH đảm bảo phục vụ nhân dân mọi lúc mọi nơi,

công khai minh bạch.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy Đảng, Công đoàn, chi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với bộ phận chuyên môn, Chi nhánh NHCSXH đã thực hiện tốt việc giáo dục chính trị, tư tưởng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động, từ đó điều kiện làm việc của CBVCLĐ ngày càng được cải thiện, mọi chế độ, chính sách liên quan đều được thực hiện kịp thời, đảm bảo thu nhập ổn định, qua đó giúp người lao động an tâm công tác, gắn bó với ngành. Ngoài ra, hàng năm Chi nhánh đều dành 200 triệu đồng trực tiếp thực hiện các hoạt động công tác xã hội như tặng quà Tết, trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và đóng góp, ủng hộ tích cực cho các Quỹ hoạt động xã hội khác…

Với những đóng góp tích cực và hiệu quả từ khi thành lập đến nay. Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đã vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu” năm 2013. Đây là nguồn động viên to lớn đối với toàn thể CBVCLĐ Chi nhánh cố gắng phấn đấu hơn nữa nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững tại địa phương.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Từ việc xây dựng hướng đi, lấy nông nghiệp nông thôn làm thị trường chính, lấy đơn vị kinh tế hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ và vừa làm đối tượng khách hàng chủ yếu, Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động rộng khắp taọ điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn và cho vay của Chi nhánh.

Mỗi thành công mà Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa đạt được cần phải kể đến vai trò trong bộ máy quản lý Ngân hàng trong việc bố trí nhân sự để phát huy tối đa năng lực của từng cán bộ, muốn hiểu rõ hơn ta sẽ tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa.

Cơ cấu phòng ban của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa được thể hiện qua sơ đồ sau:

(Nguồn: Số liệu phòng hành chính của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay tổng số cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng có 36 thành viên, trong đó:

Ban lãnh đạo có 3 thành viên: 1 giám đốc, 2 phó giám đốc (một người phụ trách kinh doanh, một phụ trách kế toán ngân quỹ).

Cán bộ nhân viên làm tín dụng có 19 thành viên.

Cán bộ nhân viên làm kế toán, ngân quỹ, hành chính: 14 thành viên. Trình độ nhân sự:

Trình độ Thạc sĩ: 4 người chiếm 11,1 %. Trình độ Đại học: 30 người chiếm 83,3 %. Trình độ Cao đẳng: 2 người chiếm 5,6 %.

Biểu đồ 2.1 Trình độ nhân sự của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ TOÁN - NGÂN QUỸ

PHÒNG TÍN DỤNG (kinh doanh) trong đó có 01 Tổ Tín dụng lưu động

TỔ HÀNH CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

2.1.2.2. Chức năng của các phòng ban

Chức năng chung của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa là một chi nhánh cấp hai của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, do vậy mọi hoạt động của chi nhánh đều phải tuân thủ điều lệ hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Theo quyết định của hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam ban hành quy chế về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Chi nhánh cấp hai của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam có các chức năng nhiệm vụ sau:

- Huy động vốn - Cho vay

- Cung ứng các dịch vụ thanh toán

- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.

Các dịch vụ Ngân hàng khác bao gồm: thu phát tiền mặt; mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản cất giữ, chiết khấu giấy tờ có giá...

Ban giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 2 phó giám đốc. Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa được sự uỷ quyền của giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hoá về quyền phán quyết cho vay, chi tiêu nội bộ, v.v… Hai phó giám đốc trong đó 1 phó giám đốc phụ trách tín dụng, một phó giám đốc phụ trách mảng kế toán và ngân quỹ.

Phòng tín dụng: xây dựng kế hoạch kinh doanh, marketing, huy động vốn, bán bảo hiểm, tài trợ tín dụng, bảo lãnh tín dụng cho hộ kinh doanh, các doanh nghiệp cho vay doanh nghiệp trên toàn địa bàn huyện, hộ tư nhân cá thể xã và thị trấn.

Do đặc điểm của một ngân hàng thương mại hoạt động trên địa bàn huyện, để tiện cho công tác kinh doanh, trong phòng kế hoạch kinh doanh mỗi cán bộ được phân công một địa bàn cụ thể thường là từ 1-2 xã. Riêng mảng tín dụng doanh nghiệp sẽ được phân công cho một cán bộ tín dụng cụ thể.

Phòng kế toán- ngân quỹ: là phòng có chức năng thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp và tư vấn các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng. Xử lý hạch toán các giao dịch theo quy định của Nhà nước

và của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.

Phối hợp với phòng Thông tin điện toán quản lý hệ thống giao dịch trên máy: Nhận các số liệu, tham số mới nhất từ Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, thiết lập thông số đầu ngày để thực hiện hoặc không thực hiện các giao dịch.

Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng: mở đóng các tài khoản, các giao dịch gửi rút tiền từ tài khoản thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ, thanh toán và chuyển tiền VND, các dịch vụ về tiền mặt, các giao dịch về thẻ, séc, nhờ thu phi thương mại; thực hiện các giao dịch giải ngân, thu nợ, xóa nợ, thu lãi; kiểm tra, tính và thu phí của khách hàng khi thực hiện các giao dịch ngân hàng cũng như thực hiện việc kiểm tra và tính lãi cho vay và lãi huy động.

Thực hiện các công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Quản lý quỹ tiền mặt trong ngày, séc và giấy tờ có giá.

Quản lý hồ sơ thông tin của khách hàng, mẫu chữ kí khách hàng. Kiểm soát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập báo cáo và phân tích báo cáo cuối ngày của giao dịch viên, làm các báo cáo, đóng nhật kí theo quy định.

Phòng hành chính: có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ, làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ.

Tổ tín dụng lưu động thuộc sự quản lý của Phòng Tín dụng thuộc chi nhánh quản lý.

- Tổ tín dụng lưu động có tối thiểu 3 người gồm: + Cán bộ nghiệp vụ tín dụng làm tổ trưởng. + Cán bộ nghiệp vụ kế toán làm thành viên. + Cán bộ nghiệp vụ thủ quỹ làm thành viên. - Tổ tín dụng lưu động có nhiệm vụ:

+ Thực hiện giải ngân cho hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác theo hồ sơ được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

+ Nhận và thẩm định hồ sơ vay vốn trình lãnh đạo phê duyệt.

+ Tiến hành thu nợ gốc, thu lãi theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chính sáchxã hội Tỉnh Thanh Hóa xã hội Tỉnh Thanh Hóa

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

định sự thành công của ngân hàng. Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa đã xác định tạo vốn là khâu mở đầu, xác định chiến lược tạo ra khả năng vốn vững chắc cả về VND và ngoại tệ, coi vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng. Vì vậy, trong những năm qua Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa tình hình huy động vốn đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. TG của TCTD, BHXH 50.943 15,76 53.259 14,77 61.882 15,38 2. TG của TCKT 25.557 7,9 21.191 7,54 34.253 8,51 3. TG của cá nhân 246.834 76,34 280.175 77,69 306.203 76,11 Tổng NV huy động 323.334 100 360.625 100 402.338 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Biểu đồ 2.2 Tình hình nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Qua bảng số liệu và sơ đồ ta thấy: tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm từ 2011-2013. Trong đó, rõ rệt nhất là nguồn tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động. Cụ thể năm 2011 tiền gửi của cá nhân là 246.834 triệu đồng chiếm 76,34% tổng nguồn vốn huy động, năm 2012 tăng lên 280.175 triệu đồng (tương ứng tăng 33.341 triệu đồng) chiếm 77,69% tổng nguồn vốn huy động, năm 2013 tăng lên 306.203 triệu đồng (tương ứng tăng 26.028 triệu đồng) chiếm 76,11% tổng nguồn vốn huy động. Đây là kết quả của hoạt động khuyến mại, quà tặng và đặc biệt sự hiểu biết của dân cư về lợi ích của các tổ chức tài chính trung gian được cải thiện.

Tiền gửi của các TCTD, BHXH đang biến động nhẹ trong tổng cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNH THANH hóa (Trang 37 - 83)