Chỉ tiêu nợ quá hạn tín dụng trung và dài hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNH THANH hóa (Trang 61 - 64)

4. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn tín dụng trung và dài hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn biểu hiện sự không lành mạnh của khoản vay, chứa đựng những nguy cơ rủi ro mất vốn đối với ngân hàng do khách hàng không trả được nợ.

Những năm gần đây chất lượng tín dụng của chi nhánh đã được cải thiện đáng kể, thực hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, các chính sách của tỉnh Thanh Hoá, tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn phát sinh.

Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa được thể hiện cụ thể thông qua bảng sau:

Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Số tiền Tăng giảm (+/-) Số tiền Tăng giảm (+/-)

1. Nợ quá hạn trung và dài

hạn 2.825 3.262 337 3.186 -76 2. Tổng nợ quá hạn 3.044 3.651 607 3.683 32 3. Tổng dư nợ 318.839 341.727 22.888 382.131 40.404 4. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 134.135 150.121 15.986 176.086 25.965 5. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và 0,89% 0,95% 0,06% 0,83% -0,12%

6. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn/ dư nợ tín dụng trung và dài hạn

2,11% 2,17% 0,06% 1,81% -0,36%

7. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và

dài hạn/ tổng nợ quá hạn 92,8% 89,35% -3,45% 86,51% -2,84%

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Nhìn chung ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh đang có xu hướng tăng lên và trong đó tỷ trọng nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm tỷ lệ rất cao.

Năm 2011, nợ quá hạn trung và dài hạn là 2.825 triệu đồng chiếm 0,89% tổng dư nợ và 2,11% tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Trong năm 2012, nợ quá hạn trung và dài hạn là 3.262 triệu đồng tăng 337 triệu đồng so với năm 2011, chiếm 0,95% tổng dư nợ và 2,17% tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn. Tuy nhiên sang năm 2013 nợ quá hạn trung và dài hạn có phần giảm nhẹ ở mức 3.186 triệu đồng giảm 32 triệu đồng so với năm 2012, chiếm 0,83% tổng dư nợ cho vay tương ứng giảm 0.12% so với năm 2012. Đồng thời nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2013 chiếm 1,81% tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn, giảm 0.36% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2012, tình hình kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng của sự bất ổn kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu khiến cho hoạt động sản xuất thương mại trong nước bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa biến động. Đặc biệt trong huyện các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp sản xuất đá thì hoạt động mang lại hiệu quả không cao. Đồng thời tình hình thời tiết xấu, gây bất lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hộ sản xuất không có nguồn thu ổn định để trả nợ đúng hạn.

Nợ quá hạn trung và dài hạn của chi nhánh trong những năm vừa qua chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng nợ quá hạn. Năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn chiếm 92,8% tổng nợ quá hạn, đến năm 2012 giảm xuống còn 89,35%, năm 2013 chiếm 86,51%. Nguyên nhân là do các khoản nợ trung và dài hạn những năm trước đến thời gian đáo hạn mà khách hàng chưa trả được nợ, nhiều khoản vay phải chuyển nợ, gia hạn nợ làm cho nợ quá hạn tăng lên.

Cùng với sự tăng lên trong dư nợ tín dụng trung dài hạn thì số nợ quá hạn cũng tăng lên tuy năm 2013 đã có phần giảm sút nhưng không đáng kể. Tuy năm 2013 tình hình kinh tế thị trường đã có những bước khởi sắc nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả

cao, nhu cầu mua sắm của người dân chưa được cải thiện do nguồn thu nhập còn thấp, chưa ổn định, chi phí đầu vào sản xuất tăng cao. Do các khoản vay trung và dài hạn với thời gian cho vay kéo dài và tình hình lãi suất luôn biến động không ngừng nên rủi ro chứa đựng là rất lớn nên cũng không thể tránh khỏi được điều này.

Bảng 2.11 Tình hình nợ quá hạn trung và dài hạn phân theo mức độ rủi ro tại Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Nhóm 2. Nợ cần chú ý 1.953 69,13 1.823 16,03 2.325 77,15

Nhóm 3. Nợ dưới tiêu chuẩn 792 28,04 1.051 62,88 103 22,85

Nhóm 4. Nợ nghi ngờ 80 2,83 260 7,97 0 0

Nhóm 5. Nợ có khả năng

mất vốn 0 0 128 13,12 758 0

Tổng nợ quá hạn trung và

dài hạn 2.825 100 3.262 100 3.186 100

Dư nợ tín dụng trung và dài

hạn 134.135 150.121 176.086

Tổng nợ xấu trung và dài

hạn 872 1439 861

Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn/ Dư nợ tín dụng trung và dài hạn

0,65% 0,96% 0,49%

Tỷ lệ nợ khó đòi trung và dài hạn/ Dư nợ tín dụng trung và dài hạn

0 0,09% 0,43%

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động tín dụng năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng chính sách xã hội Tỉnh Thanh Hóa)

Năm 2011 nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào nợ nhóm 2 ( nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày và xin được cơ cấu lại thời hạn trả nợ) chiếm 69,13% tổng nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn trên dư nợ tín dụng trung và dài hạn ở mức 0,65%, không phát sinh tỷ lệ nợ khó đòi.

Năm 2012 tổng nợ quá hạn trung và dài hạn ở mức cao là 3.262 triệu đồng, tăng lên đáng kể so với năm 2011. Nguyên nhân là do sự khó khăn chung của nền kinh tế

nên khách hàng không đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn. Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 0,96%, tăng 0.31% so với năm 2011, tỷ lệ nợ khó đòi trung và dài hạn trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn là 0,09%.

Năm 2013 tổng nợ quá hạn giảm 76 triệu đồng so với năm 2012 và ở mức 3.186 triệu đồng. Tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn trên tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn là 0,49%, giảm 0,47% so với năm 2012, tuy nhiên tỷ lệ nợ khó đòi trung và dài hạn trên tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn là 0,43% tăng 0,34%. Đây là do các khoản nợ quá hạn từ năm trước mà Chi nhánh chưa thu hồi lại được.

Nợ khó đòi tăng do đánh giá đúng thực chất tình hình tài chính của các doanh nghiệp đã cơ cấu nợ trong năm nhưng không thực hiện theo đúng cam kết nên Chi nhánh đã khai báo và đánh giá chuyển nhóm nợ, thực hiện chấm điểm phân xếp loại khách hàng, phân loại nợ đúng quy định trên hệ thống IPCAS.

Đối với các khách hàng đang có nợ xấu, nợ rủi ro cán bộ tín dụng cần phối hợp bám sát và xây dựng phương án xử lý đến từng đơn vị để thực hiện. Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tín dụng năm 2014 là xử lý nợ xấu và thu hồi nợ xử lý rủi ro, kiên quyết xử lý bằng hình thức bán đấu giá tài sản thế chấp, và khởi kiện đối với các đơn vị trây ì và cố tình né tránh trả nợ.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG TRUNG và dài hạn tại NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNH THANH hóa (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w