1.3.2 .Các thành phần trong Access
2.2. Giới thiệu Khoa Quản trị văn phòng
2.2.1. Vị trí và chức năng
Khoa Quản trị văn phòng là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực quản trị văn phòng, thư ký văn phòng, kế tốn, thống kê và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinhtế - xã hội.
2.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập; bố trí và điều hành tiến trình giảng dạy, học tập cho các lớp thuộc Khoa quản lý. Chủ trì, tổ chức quá trình đào tạo ngành học được giao và các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của Trường;
- Đăng ký với Trường nhận nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo các trình độ, các chuyên ngành đào tạo. Phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo xây dựng và bảo vệ chương trình mở ngành học mới;
24
- Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo;quản lý chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ của viên chức và người học thuộc Khoa;
- Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình mơn học theo kế hoạch do Hiệu trưởng giao; xây dựng ngân hàng đề thi; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy - học thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học;
- Chủ trì, tìm kiếm đối tác và xây dựng các chương trình liên kết về đào tạo các bậc, hệ đào tạo;
- Tổ chức tuyển sinh, đào tạo các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc Khoa quản lý theo kế hoạch hàng năm hoặc khi được Hiệu trưởng phê duyệt; Tự chủ về nguồn thu và sử dụng nguồn thu đúng mục đích phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của Khoa theo quy định của Trường;
- Đối với các khoá học theo học chế niên chế: Tổ chức thi, quản lý bài thi và kết quả thi kết thúc học phần, quản lý và cấp chứng chỉ học phần, tổ chức bế giảng và trao bằng tốt nghiệp, cấp bảng điểm tồn khóa cho sinh viên thuộc Khoa quản lý. Thực hiện việc xét học tiếp đối với sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đối với các khố học theo học chế tín chỉ: phối hợp với Phịng Khảo thí và bảo đảm chất lượng tổ chức biên soạn ngân hàng câu hỏi, đề thi, tham gia chấm thi kết thúc học phần theo quy định. Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá điểm bộ phận, lập bảng điểm kiểm tra bộ phận của sinh viên ( Bao gồm điểm chuyên cần và điểm kiểm tra thường xuyên); quản lý và chuyển giao bảng điểm kiểm tra bộ phận của sinh viên đến các đơn vị liên quan theo quy định của Trường;
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên dài hạn và ngắn hạn, phát triển chương trình đào tạo và cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đào tạo,đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế;
- Quản lý viên chức và người học thuộc Khoa theo sự phân cấp của Hiệu trưởng;
- Đề xuất thay đổi về cơ cấu tổ chức, nhân sự trong Khoa;
- Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác trong nước và quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản
25
xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho viên chức thuộc Khoa;
- Tổ chức đánh giá viên chức và người học trong Khoa; tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của Trường;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Hiệu trưởng giao.
2.2.3. Cơ cấu tổ chức và nhân sự khoa Quản trị văn phòng
1. Lãnh đạo Khoa
-Quyền trưởng khoa: Ths. Nguyễn Mạnh Cường -Phó trưởng khoa: Ths. Nguyễn Thị Kim Chi 2. Các bộ môn trực thuộc Khoa
Khoa Quản trị văn phịng hiện có 04 tổ bộ mơn: -Tổ bộ mơn Quản trị văn phịng
-Tổ bộ mơn Thư ký văn phịng -Tổ bộ môn Văn bản
-Tổ bộ mơn Kế tốn - Thống kê
2.2.4. Ngành đào tạo
Khoa Quản trị văn phòng đang thực hiện đào tạo 02 chuyên ngành: - Ngành Quản trị văn phòng: Bậc Đại học, Bậc Cao đẳng
- Ngành thư ký văn phòng: Bậc Cao đẳng, Bậc Trung cấp
- Quản lí đào tạo hệ chính quy ngành Quản trị văn phịng gồm có các bậc học trung cấp, cao đẳng, đại học: trung cấp hành chính văn phịng; cao đẳng quản trị văn phòng, đại học Quản trị văn phòng.
- Quản lí đào tạo hệ chính quy ngành Thư ký văn phịng bậc trung cấp, cao đẳng. - Quản lí đào tạo hệ liên thơng từ trung cấp lên cao đẳng ngành Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng; từ cao đẳng lên đại học ngành Quản trị văn phòng.
- Đối tượng được học liên thơng thẳng: từ trung cấp Hành chính văn phịng lên cao đẳng Quản trị văn phòng; từ trung cấp Thư ký văn phòng lên cao đẳng Thư ký văn phòng.
26
- Đối tượng được học liên thông chéo lên hệ cao đẳng Quản trị văn phòng, Thư ký văn phòng: các học viên tốt nghiệp trung cấp của các ngành khác (Thư ký văn phịng, Hành chính Văn thư, Lưu trữ, Hành chính văn phịng .v.v) của Trường và của các Trường chuyên nghiệp khác khi có nguyện vọng cũng được dự thi vào ngành học này sau khi học một số môn chuẩn đầu vào.
2.2.5. Những thành tích nổi bật của Khoa Quản trị văn phòng
Khoa Quản trị văn phòng thành lập ngày 24/4/2014 theo Quyết định số 214/QĐ-ĐHNV của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, trên cơ sở tách ra từ Khoa Hành chính văn phịng (giai đoạn năm 2001 - 2004) và Khoa Hành chính văn phịng và Thơng tin Thư viện (giai đoạn năm 2004 - 2008). Trong quá trình hoạt động, Khoa Quản trị văn phịng đạt được nhiều thành tích trên các mặt hoạt động.
2.2.5.1. Về đội ngũ cán bộ giảng viên
Đến nay 100% cán bộ giảng dạy tại Khoa có học vị thạc sĩ, 22% cán bộ đang học NCS; đến năm 2015 Khoa phần đấu 30% đội ngũ cán bộ có học vị Tiến sĩ.
2.2.5.2. Một số cơng trình nghiên cứu nổi bật
1 - TS. Triệu Văn Cường, TS Nguyễn Cảnh Đương, TS Lê Văn In, Ths. Nguyễn Mạnh Cường: Văn bản quản lí nhà nước - Những vấn đề về lý luận và kỹ thuật soạn thảo. NXB Giáo dục. H 2013.
2 - TS. Triệu Văn Cường, Ths. Nguyễn Mạnh Cường: Giáo trình Văn bản dùng cho giảng dạy trong Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội. NXB Lao động năm 2006 và tái bản năm 2009.
3 - Ths. Nguyễn Mạnh Cường: Giáo trình Lưu trữ (Tài liệu Bồi dưỡng nghiệp vụ Văn phịng - Thống kê cho cơng chức cấp xã các tỉnh Tây Nguyên). Năm 2006. 4 - Ths. Nguyễn Mạnh Cường: “Nghiên cứu phương pháp xây dựng các bài tập
thực hành môn Văn bản giảng dạy tại Trường Cao đẳng Văn thư Lưu trữ Trung Ương I”, Đề tài khoa học cấp Trường năm 2007.
5 - Ths. Nguyễn Mạnh Cường: Tập bài giảng Văn bản (Dùng cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn). Hà Nội. Năm 2008.
6 - Ths. Đỗ Thị Thu Huyền: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các văn bản mẫu thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ của Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội”. Đề tài cấp cơ sở năm 2008.
27
công việc của các đơn vị thuộc Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội”, Đề tài khoa học cấp Trường năm 2008.
2.2.6. Tầm nhìn và sứ mạng phát triển
Quan điểm đào tạo của Khoa Quản trị văn phòng: “Đào tạo theo nhu cầu xã hội: đào tạo cái gì xã hội và doanh nghiệp cần chứ khơng phải đào tạo cái gì mình có”. Sứ mạng: Giúp người học phát huy hết những năng lực tiềm ẩn của chính mình với một văn hoá giáo dục hiện đại; cung cấp cho người học chương trình đào tạo về chất lượng cao về khoa học quản trị - hành chính văn phịng góp phần phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Tầm nhìn: Trong tương lai, Khoa Quản trị văn phòng phấn đấu trở thành đơn vị đào tạo có chất lượng cao, đạt chuẩn; đào tạo ra được những con người mạnh khoẻ về thể chất, mạnh mẽ về trí lực, đáp ứng được nhu cầu xã hội, sự phát triển và hội nhập của đất nước.
(Phụ lục 2)