Các nghiên cứu của Michael Hugos và David Blanchard

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam (Trang 27 - 28)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU

a) Các nghiên cứu của Michael Hugos và David Blanchard

Hugos (2003, p 5-18) cho rằng tất cả các doanh nghiệp trong một chuỗi cung ứng hoạt động một cách hiệu quả thì cần phải quan tâm tới năm thành phần nhằm đem lại sự hiệu quả cho hoạt động của toàn chuỗi cung ứng. Sự hiệu quả này sẽ giúp các doanh nghiệp trong chuỗi giảm bớt chi phí phát sinh trong hoạt động nội bộ, đồng nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư vào hàng hóa và tài sản tăng lên.

Hình 1.4: Mơ hình 5 động lực chính của chuỗi cung ứng

(Nguồn: Hugos, 2003) Năm thành phần đó gồm có: Sản xuất (Production), Lưu kho (Inventory), Địa

điểm (Location), Vận tải (Transportation) và Thông tin (Information). Trong đó, Thơng tin nắm vai trị quan trọng điều tiết hoạt động của bốn thành phần còn lại. Việc vận hành của cả chuỗi cung ứng phụ thuộc rất lớn vào dịng thơng tin được lưu chuyển giữa các bộ phận trong doanh nghiệp và giữa các thành viên trong chuỗi. Dựa vào thông tin được

cung cấp, các bộ phận và thành viên có liên quan đến bốn thành phần trước sẽ có những điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Theo Hugos (2003), để chuỗi cung ứng hoạt động tốt thì cần phải tìm kiếm sự cân bằng tối ưu giữa sự đáp ứng và tính hiệu quả.

David Blanchard cũng cho rằng 5 yếu tố trên là các thành phần cốt lõi trong hoạt động của một chuỗi cung ứng truyền thống. Tuy nhiên, David (2011) cũng chỉ ra rằng để thực hiện tốt các hoạt động trong chuỗi cung ứng, trước tiên cần phải chú ý đến công tác hoạch định và dự báo. Tiếp theo, phải thực hiện tốt khâu mua hàng, ở đây có ý nghĩa là việc chuẩn bị nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành vận hành an tồn, hiệu quả. Sau đó mới cần chú ý đến 5 yếu tố mà Michael Hugos đã đề cập. Ngoài ra, David cũng lưu ý các chuỗi cung ứng cũng cần lưu tâm đến dịch vụ khách hàng nhằm có thể làm cho khách hàng hài lịng.

Tuy trình bày rất kỹ về các thành phần quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của một chuỗi cung ứng trong nghiên cứu của mình, nhưng Michael Hugos và David Blanchard đều xây dựng lý thuyết trên các doanh nghiệp lớn, những doanh nghiệp có khả năng tự mình xây dựng chuỗi cung ứng từ A đến Z. Theo thống kê của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) thì 96% các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, mà chủ yếu là nhỏ. Vì vậy, nếu chỉ chú ý đến năm thành phần trên khi phát triển chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam thì vẫn chưa đủ. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng để tự mình xây dựng chuỗi cung ứng cho riêng mình. Việc liên kết và hợp tác với các đối tác khác nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng đủ sức cạnh tranh trong hoàn cảnh hiện tại là việc cần phải xem xét.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(183 trang)
w