Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại trung tâm mua sắm nguyễn kim đà nẵng (Trang 32 - 33)

PHẦN 1 : MỞ ĐẦU

1.5. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Ngoài những nhân tố khách quan tác động đến hoạt động kinh doanh thì những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm bao gồm: kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm, tình hình dự trữ, cơng tác tiếp cận thị trường, xác định mức giá bán hợp lý, uy tín của doanh nghiệp…trong đó giá bán sản phẩm là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp.

1.5.1. Giá bán sản phẩm

Nhân tố giá cả tác động rất lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bởi về nguyên tắc, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay quanh giá trị. Theo cơ chế thị trường hiện nay, mức giá hợp lý của một sản phẩm là mức giá vừa có thể bù đắp những chi phí cho người bán và vừa tầm chi trả của người mua. Do đó, tùy vào sức hấp dẫn của sản phẩm mà doanh nghiệp có thể sử dụng giá cả như một công cụ sắc bén để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

1.5.2. Chất lượng sản phẩm

Ngoài giá cả thì chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp có khả năng tồn tại và phát triển trên thị trường được hay không. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một sản phẩm đủ tốt và được người tiêu dùng đánh giá cao thì đó là một lợi thế để đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Hơn nữa, chất lượng sản phẩm tốt không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng quan tâm, làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và còn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường, đồng thời nâng giá bán sản phẩm một cách hợp lý vẫn được khách hàng vui vẻ chấp nhận. Ngược lại, chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ gặp khơng ít khó khăn, khó có khả năng nổi bật và tồn tại trên thị trường. Do đó việc định giá cũng gặp khơng ít khó khăn và khó được người tiêu dùng chấp nhận.

Chính vì thế, chất lượng sản phẩm tốt sẽ như sợi dây vơ hình thắt chặt khách hàng với doanh nghiệp, tạo đà cho hoạt động tiêu thụ diễn ra thuận lợi hơn, giúp doanh nghiệp đứng vững hơn trên thị trường.

1.5.3. Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp

Việc tổ chức bán hàng của doanh nghiệp cũng đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc nâng cao tiêu thụ của công ty. Căn cứ vào lượng hàng hố tiêu thụ bình qn ngày đêm, từ đó chuẩn bị kịp thời hàng hoá, thiết bị phương tiện và nhân viên bán hàng để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Dù bán hàng dưới hình thức nào, diễn ra ở đâu thì cũng cần đảm bảo yêu cầu văn minh, lịch sự, khoa học. Với mục tiêu vui lòng khách đến, vừa lịng khách đi.

Cơng tác tổ chức bán hàng bao gồm nhiều mặt: - Hình thức bán hàng

- Tổ chức thanh toán

- Dịch vụ kèm theo sau khi bán - Quảng cáo giới thiệu sản phẩm

1.5.4. Các nhân tố khác

Trong từng giai đoạn cụ thể, mục tiêu và chiến lược phát triển của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nếu doanh nghiệp xác định được đúng nhu cầu của khách hàng và đưa ra những chiến lược cụ thể thì khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tăng lên, hạn chế được tình trạng tồn hàng, ứ đọng hay thiếu hàng hóa để cung cấp cho khách hàng.

Ngồi ra, nguồn vật lực và tài lực của doanh nghiệp cũng quyết định rất lớn đến khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp. Bởi sự chuyên nghiệp, tận tình và thái độ của đội ngũ nhân viên là cơ sở quyết định khách hàng có chọn doanh nghiệp mình hay khơng và phải có nguồn tài chính đủ mạnh để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TRUNG TÂM MUA SẮM NGUYỄN KIM ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp quản trị kinh doanh giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại trung tâm mua sắm nguyễn kim đà nẵng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)