.2Ma trận SWOT Milkmart

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH TM lợi doanh đến năm 2020 (Trang 50 - 54)

Cơ hội ( O )

-O1: Thị trường tiêu thụ sữa tăng mạnh và ổn định

-O2:Nhu cầu về sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng ngày càng tăng

-O3:Thu nhập bình quân đầu người tăng cao

-O4:Tốc độ phát triển dân số nhanh

-O5: Chính phủ áp trần giá sữa làm giá sữa giảm

Thách thức ( T )

-T1:Chính phủ tăng mức

lương tối thiểu làm tăng chi phí do quỹ lương tăng lên. -T2:Số lượng cửa hàng trong chuỗi cửa hàng vẫn cịn ít. -T3:Sự cạnh tranh ngày càng tăng cao với các cửa hàng truyền thống lân cận. - T4: Người tiêu dùng ngày càng có nhiều thơng tin để so sánh.

Điểm mạnh ( S )

-S1: Vị trí các cửa hàng thuận tiện cho việc mua hàng

-S2:Hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng,đảm bảo chất lượng. -S3:Nhân viên bán hàng thân thiện.

-S4: Chương trình khuyến mãi thường xuyên.

-S5:Uy tín được gia tăng nhờ hệ thống chuỗi.

S-O: Sử dụng thế mạnh để nắm bắt cơ hội

-S1, S4, S5 + O1, O5: Chiến

lược mở rộng thị trường

-S2 + O2, O3: Chiến lược khác

biệt hóa sản phẩm

S-T: Sử dụng thế mạnh để vượt qua thử thách.

-S1, S3, S4 + T3, T4: Chiến

lược nâng cao năng lực cạnh tranh

Điểm yếu ( W )

-W1:Chi phí bán hàng cịn khá cao.

-W2: Hàng hóa vẫn chưa đa đạng theo nhu cầu của người tiêu dùng.

-W3:Thương hiệu chưa được công chúng biết đến rộng rãi. -W4:Nguồn nhân lực chưa ổn định.

W-O: Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội.

- W2, W3 + O1, O4, O5:

Chiến lược phát triển thương hiệu, gia tăng thị phần

W-T: Tối thiểu hóa điểm yếu để vượt qua thử thách.

-W1, W3 + T1, T3: Chiến

lược cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

Từ bảng ma trận SWOT, ta có các chiến lược: - Chiến lược mở rộng thị trường

- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm - Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh

- Chiến lược phát triển thương hiệu, gia tăng thị phần - Chiến lược cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong đó, các chiến lược phù hợp với tình hình hoạt động hiến tại của công ty Lợi Doanh là: Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm; chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh; chiến lược phát triển thương hiệu, gia tăng thị phần; chiến lược cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.3 Xây dựng chiến lược

3.3.1 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

Tận dụng hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng,đảm bảo chất lượng để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm an toàn ngày càng tăng khi thu nhập của người tiêu dùng tăng.

Ngày nay, khi sữa đã trở thành một sản phẩm thiết yếu, nhất là sữa cho trẻ em, khiến thị trường sũa ngày càng trở nên hấp dẫn. Và vấn nạn sữa giả, vốn đã xuất hiện cách đây khá lâu, nay càng được lan rộng bởi việc giá sữa ngày càng cao nên mức lợi nhuận từ sữa giả, sữa khơng rõ nguồn gốc là rất lớn.

Có khơng ít cửa hàng đã chấp nhận lấy những hàng hóa khơng rõ nguồn gốc về bán lại cho khách hàng vì giá của những hàng hóa loại này thường thấp hơn nhiều khi nhập hàng trực tiếp từ công ty sản xuất (hay công ty nhập khẩu); dù biết rằng có thể có sữa giả, sữa kém chất lượng trộn lẫn trong số hàng hóa đó. Và tất nhiên, giá bán lại cho người tiêu dùng cũng rẻ hơn so với các cửa hàng nhập hàng rõ nguồn gốc, dù chỉ là vài nghìn đồng, nhưng cũng khiến khơng ít người tiêu dùng vì ham rẻ mà chấp nhận mua.

Tuy nhiên, giữa một thị trường lẫn lộn giữa hàng thật, giả như vậy, các cửa hàng Milkmart đã trở thành điểm sáng trong lòng người tiêu dùng như một nhà phân phối uy tín sản phẩm sữa. Với slogan “Hàng chính hãng, giá tận gốc” đã nói lên phương châm của cửa hàng. Các sản phẩm được nhập trực tiếp từ công ty sản xuất, đảm bảo chất lượng. Khơng ít lần được chào mời mua những sản phẩm không

rõ nguồn gốc với giá thành rẻ, như vậy lợi nhuận sẽ đươc tăng lên, nhưng cửa hàng đã kiên quyết từ chối, để có thể đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất.

Và ngày nay, khi thu nhập bình qn tăng, người tiêu dùng có khả năng tiêu dùng những sản phẩm cao cấp hơn, chất lượng hơn nên yêu cầu về sản phẩm an toàn ngày càng cao hơn. Họ khơng cịn mang tâm lý “mua cho có”, hàng hóa thế nào cũng được miễn rẻ là được. Với uy tín sau hơn 3 năm xây dựng cùng lợi thế về uy tín của hệ thống chuỗi thì Milkmart đã trở thành sự lựa chọn đáng tín cậy của khách hàng.

- Giải pháp:

+ Cần giải thích cho khách hàng hiểu rõ về nguồn gốc sản phẩm cũng như tác hại của việc sử dụng sản phẩm khơng an tồn, dù rẻ hơn nhưng khơng an toàn.

3.3.2 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh

Với vị trí thuận tiện cho việc mua hàng của khách hàng, nhân viên bán hàng than thiện cũng như các chương trình khuyến mãi thường xun thì chúng ta hồn tồn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh với các cửa hàng khác.

Một vị trí thuận lợi cũng như sự tiện dụng mà cửa hàng mang lại sẽ giúp cửa hàng dễ thu hút khách hàng hơn. Khi nhịp sống bận rộn, người tiêu dùng khi có nhu cầu về một sản phẩm nào đó, họ thường thích ghé cửa hàng gần nhà hay trên đường đi làm về, mua sản phẩm đó một cách nhanh chóng thay vì mất nhiều thời gian chờ đợi trong siêu thị chỉ để mua một món hàng.

Và khách hàng ln muốn mình được đối xử như một “ thượng đế” thật sự, được chăm sóc tận tình cũng như tư vấn cặn kẽ khi có thắc mắc, nhất là khi chọn sản phẩm chăm sóc cho sức khỏe gia đình như sữa. Với thái độ thân thiện, chuyên nghiệp của nhân viên cửa hàng Milkmart đã khiến khách hàng cảm thấy vui vẻ mỗi khi ghé cửa hàng mua hàng. Đây là một điểm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh khi ở các cửa hàng khác, khách hàng chỉ nhận được sự thờ ơ của nhân viên. Đã có khơng ít khách hàng nhận xét dù cửa hàng Milkmart bán đắt hơn nơi khác đôi chút nhưng bù lại là thái độ vui vẻ, thân thiện của nhân viên khiến khách hàng vẫn muốn mua hàng ở Milkmart hơn.

Ngày nay, khi sự cạnh tranh trong việc kinh doanh ngày càng cao thì việc khuyến mãi khi mua hàng là một điều gần như tất yếu. Ngoài các chương trình thường xuyên của các nhãn hàng sữa như ABBOTT, MEADJOHNSON,v.v dành cho các khách hàng của cửa hàng thì Milkmart cịn có các chương trình khuyến mãi của riêng cửa hàng mình, từ đó giúp thu hút khách hàng hơn.

Milkmart phát hành thẻ thành viên tích lũy điểm nhận chiết khấu nhằm kích thích khách hàng tiêu dùng, gia tăng độ trung thành của khách hàng, với mức tích lũy 0.5% đối với thẻ thành viên và 0.75% đối với thẻ VIP, và các dịch vụ đi kèm như nhắn tin khi có chương trình khuyến mãi.

Bên cạnh đó là các chương trình tặng q theo doanh số mua hàng hay ảo thuật tại cửa hàng cũng thu hút rất nhiều khách hàng đến tham gia.

Hình 3.1 Chương trình ảo thuật tại cửa hàng Milkmart - Giải pháp: - Giải pháp:

- Cần có chương trình khuyến mãi đặc biệt, thường xuyên nhưng cũng cần

xem xét các yếu tố chi phí. Khách hàng thường thích những món q khuyến mãi tuy giá trị không cao nhưng cho họ cảm giác được quan tâm, chăm sóc từ cửa hàng. Ta có thể tận dụng yếu tố này để tiến hàng các chương trình khuyến mãi khơng tốn q nhiều chi phí nhưng mang lại hiệu quả khá cao.

3.3.3 Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngày 25/05/2014, Bộ Tài chính cơng bố quyết định 1079 về việc áp trần giá sữa đối với 25 sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH TM lợi doanh đến năm 2020 (Trang 50 - 54)