.3 Danh mục sản phẩm áp giá trần của Bộ Tài Chính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH TM lợi doanh đến năm 2020 (Trang 54)

Nguồn: http://luatvietnam.vn/VL/659/Quyet-dinh-1079QDBTC-cua-Bo-Tai-chinh-ve-viec- ap-dung-bien-phap-binh-on-gia-doi-voi-san-pham-sua-dan/244FD16B-1D4B-4923-BC1E- 910AC1870C11/default.aspx

TT Tên sản phẩm ĐVT Giá bán buôn tối đa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT)

1 SP Dielac Alpha 123 HT 900g Lon (hộp) 167.000

2 SP Dielac Alpha Step 2 HT 900g Lon (hộp) 188.000

3 SP Dielac Alpha 123 HG 400g Lon (hộp) 72.000

4 SP Dielac Pedia 1+ HT 900g Lon (hộp) 278.000

5 SP Dielac Alpha Step 1 HT 900g Lon (hộp) 180.000

6 IMP FRISOLAC GOLD 1 400g Lon (hộp) 196.000

7 IMP FRISOLAC GOLD 1 900g Lon (hộp) 406.000

8 IMP FRISOLAC GOLD 2 900g Lon (hộp) 400.000

9 IMP FRISO GOLD 3 900g Lon (hộp) 365.000

10 IMP FRISO GOLD 3 1.500g Lon (hộp) 550.000

11 NAN Pro 3 LEB047 Tin 900g VN Lon (hộp) 334.000

12 NAN 2 BL InfMPwdr LEB011A-2 800g VN Lon (hộp) 328.000

13 NAN 1 BL NWB019-4-S 800g VN Lon (hộp) 323.000

14 LACTOGEN3 LCOMFORTISGoldLEB105 900gVN

Lon (hộp)

226.000

15 NAN 2 BLInfMPwdr LEB011A-2 400g N5 VN Lon (hộp) 183.000

16 Enfagrow A+ 3 vanilla 1.800g Lon (hộp) 563.000

17 Enfagrow A+ 3 vanilla 900g Lon (hộp) 309.000

19 Enfamil A+ 1 900g Lon (hộp) 381.000

20 Enfamil A+ 1 400g Lon (hộp) 187.000

21 Abbott Grow 3 900g Lon (hộp) 258.000

22 Grow G-Power vanilla 900g Lon (hộp) 360.000

23 Similac GainPlus IQ 900g ( với Intelli-Pro) Lon (hộp) 405.000 24 Similac GainPlus IQ 1,7kg ( với Intelli-Pro) Lon (hộp) 692.000

25 Grow G-Power vanilla 1,7kg Lon (hộp) 610.000

Ghi chú: Các thông tin về chất lượng sản phẩm sữa như đã đăng ký lưu hành và kê khai giá với cơ quan quản lý có thẩm quyền

Mức giảm từ 1%- 31% đã làm giảm mức lợi nhận ban đầu của các cửa hàng bán lẻ. Ví dụ 1 lon sữa Enfamil A+ 2 900g có giá bán bn ban đầu là 475.000đ/lon, với mức lợi nhuận bán lẻ chênh lệch là 3%/lon, cửa hàng bán với giá 489.000đ/lon, vậy lợi nhuận đạt được là 14.000đ/lon. Với quy định mới này, tuy giá bán lẻ có thể được tăng thêm 15% so với giá bán buôn, nhưng do cạnh tranh, các cửa hàng chỉ tăng lên rất ít so với giá bán buôn. Nếu chúng ta vẫn giữ mức lợi nhuận 3% so với giá bán bn thì với giá 363.000đ/lon, lợi nhuận đạt được là 11.000đ/lon.

Không những vậy, các công ty sản xuất sữa, với lý do bị áp giá trần dẫn đến lợi nhuận giảm nên đã chấm dứt các chương trình khuyến mãi kèm theo cho các cửa hàng. Ví dụ , Cơng ty TNHH dinh dưỡng 3A nhập khẩu chính thức nhãn hàng ABBOTT, đã cắt chiết khấu 0.3% thưởng thanh toán đúng hạn với các cửa hàng.

Tuy nhiên, với việc giá sữa giảm thì với nguồn vốn ban đầu, cơng ty có thể nhập thêm nhiều loại sản phẩm hơn, tăng sự đa dạng hàng hóa của cửa hàng, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng.Và với việc giá sữa giảm sẽ kích thích tiêu dùng của khách hàng, nhiều khách hàng có thu nhập thấp, thường than phiền giá sữa q cao khơng có khả năng để tiêu dùng thì hiện nay đã có thể tiêu dùng nhiều hơn vào sữa với giá giảm mà chất lượng vẫn được đảm bảo.

Bên cạnh đó là việc dân số tăng nhanh, nhất là khu vực thành phố, do sự tăng dân số cơ học, người từ nơi khách chuyển đến nhiều.Từ đó giúp gia tăng lượng hàng bán ra, góp phần làm tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận của công ty.

- Giải pháp:

+Cần thông tin để khách hàng biết hơn về chính sách giảm giá sữa, xóa bỏ

tâm lý sữa là sản phẩm đắt đỏ trong lòng người tiêu dùng.

+ Cần thăm dò ý kiến người tiêu dùng xem đâu là sản phẩm đang bán chạy, những sản phẩm nào cửa hàng cịn thiếu mà người tiêu dùng thì đang cần, cần nắm bắt xu hướng của người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhưng phải chắc chắn.

+ Cần làm phong phú danh mục hàng hóa nhưng chỉ nên chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng, có nhiều khách hàng sử dụng, tránh nhập những hàng hóa mà ít người sử dụng vì sữa là sản phẩm có nhu cầu vốn cao, nhưng lại có hạn sử dụng ngắn (2 năm kể từ ngày sản xuất với sữa bột và 6 tháng kể từ ngày sản xuất với sữa bột đối với sữa nước ), đó là chưa kể người tiêu dùng luôn muốn sử dụng sản phẩm mới nên nếu ngày sản xuất đã lâu thì họ sẽ không mua nữa, sẽ khiến doanh nghiệp bị “chôn vốn” hoặc “lỗ vốn” sản phẩm đó.

+Chúng ta cần quảng cáo nhiều hơn về thương hiệu, có thể quảng cáo trên những trang web dành cho mẹ và bé hay những trang web nhắm vào phân khúc khách hàng mong muốn như trang web của công ty www.milkmart.com hay các trang www.facebook.com , www.webtretho.com v.v Việc quảng cáo trên các trang web giúp giảm chi phí quảng cáo nhiều hơn so với các loại hình quảng cáo trên truyền hình hay trên báo và hiệu quả cũng khá cao. Giúp khách hàng nhận biết thương hiệu cũng như gia tăng uy tín thương hiệu.

3.3.4 Chiến lược cắt giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh

Cắt giảm chi phí bán hàng, nâng cao uy tín thương hiệu cũng như độ nhận biết thương hiệu của khách hàng nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các cửa hàng khác.

Dựa vào Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp ta có thể nhận thấy dù doanh thu tương đối cao nhưng giá vốn hàng bán đã chiếm phần lơn doanh thu. Trong khi đó, chi phí bán hàng cũng là một gánh nặng không nhỏ đối với doanh nghiệp. Điều này làm doanh thu dù cao nhưng lợi nhuận đạt được lại không cao, thậm chí có lúc bị lỗ. Do vậy việc cắt giảm chi phí là một việc hết sức cần thiết hiện nay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.

Chi phí bán hàng được hình thành từ nhiều yếu tố nhưng có những yếu tố chủ yếu như chi phí thuê mặt bằng, chi phí trả lương nhân viên bán hàng, chi phí vận chuyển hàng hóa đến các cửa hàng…

- Chi phí thuê mặt bằng:

Yếu tố vị trí cửa hàng là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của cửa hàng; nhất là khi khách hàng ngày nay vốn là những người bận rộn, yêu cầu về sự tiện lợi, nhanh chóng là rất cao. Vì vậy các cửa hàng thường được mở ở mặt tiền của các con đường có nhiều người qua lại hoặc nằm trong khu dân cư có đơng dân. Và do đó, chi phí thuê mặt bằng là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí bán hàng.

Tuy nhiên, khơng phải cứ có vị trí thuận tiện là sẽ có doanh thu cao. Ví dụ như cửa hàng MILKMART 01, dù ở mặt tiền đường Nguyễn Huy Tự và gần chợ ĐaKao, nhưng doanh số bán hàng vẫn không cao do trong khu vực đó có các cửa hàng do những hộ dân trong khu vực đó mở ra, kinh doanh sữa lâu năm và khơng tốn chi phí mặt bằng nên giá rẻ hơn so với cửa hàng MILKMART 01, vốn có chi phí mặt bằng cao nhất trong hệ thống.

- Chi phí lương nhân viên bán hàng: do chính phủ nâng mức lương tối thiểu nên chi phí lương của doanh nghiệp tăng lên, tạo thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Với số lượng nhân viên bán hàng là 4 người trong 1 cửa hàng, bao gồm cả ca trưởng, trả lương theo thời gian làm việc. Tuy đây là một cách trả lương khá phổ biến, nhưng đối với ngành dịch vụ thì đó lại khơng hợp lý. Với tâm lý bán được nhiều hàng thì lương cũng vậy, mà bán ít hàng lương cũng khơng khác, chỉ cần có mặt đúng giờ, đến giờ thì về là được. Điều đó làm nhân viên có thái độ khơng tích cực trong việc bán hàng, cịn những nhân viên tích cực bán hàng thì lại cảm thấy mình thiệt thịi so với người khác, do đó nên tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, doanh nghiệp luôn phải tuyển nhân viên mới, từ đó tốn thêm chi phí đào tạo lại nhân viên. Chưa kể đến trường hợp trong thời gian chưa tiềm được người thay thế nhân viên nghỉ việc, các nhân viên khác phải thay nhau tăng cat hay cho người đã nghỉ, dẫn đến chất lượng cơng việc giảm sút.

- Chi phí vận chuyển hàng hóa:

Hiện tại, cơng ty vẫn dùng xe máy để vận chuyển hàng hóa từ kho chính của cơng ty đến các cửa hàng hay chuyển hàng qua lại từ các cửa hàng. Việc này

chỉ phù hợp với tình hình trước đây, khi số lượng cửa hàng ít và hàng hóa hàng hóa cũng khơng nhiều. Cịng hiện nay, khi số lượng cửa hàng và hàng hóa tăng lên thì việc vậy chuyển bằng xe gắng máy như vậy đã khơng cịn hợp lý.

Do số lượng hàng phải chuyển đến các cửa hàng nhiều và chủ yếu là sữa, nếu chở cồng kềnh dễ bị rơi vỡ dẫn đến hư hỏng. Và do khả năng chở ít nên cần phải chở nhiều lần mới đáp ứng được nhu cầu của 1 cửa hàng. Điều này gây lãng phí thời gian và nhiên liệu, làm gia tăng chi phí vận chuyển.

- Giải pháp:

- Đặt hàng:

+ Cần tổng hợp nhu cầu hàng hóa tại các cửa hàng, nếu sản phẩm nào bán chạy, chúng ta có thể đặt nhiều, dựa vào lợi thế của hệ thống chuỗi, để có thể nhận được giảm giá từ nhà cung cấp, từ đó có thể giảm giá vốn hàng bán.

+ Cần có sự điều động hàng linh hoạt, thống nhất tới các cửa hàng, tránh tình trạng một mặt hàng ở cửa hàng này khơng bán được, bị ứ đọng đến hết hạn sử dụng trong khi cửa hàng khác khơng có để bán.

- Chi phí mặt bằng và chi phí lương nhân viên bán hàng:

+ Cần xem xét yếu tố doanh thu và lơi nhuận giữa các cửa hàng, nếu cửa hàng có chi phí cao mà doanh thu thấp, khiến lợi nhuận bị âm thì nên xem xét để đóng cửa nhằm giảm bớt gánh nặng cho hệ thống.

+ Cần thay đổi cách trả lương. Chúng ta có thể giữ cách tính lương cơ bản tính theo thời gian làm việc như ban đầu, nhưng cần đưa thêm vào khoản lương tính theo doanh số bán hàng. Ví dụ: Nếu 1 nhân viên làm đúng thời gian hàng ngày là 8giờ/ ngày, 26 ngày/tháng thì có mức lương là 2.000.000đ. Nếu doanh số mục tiêu của cửa hàng tháng đó là 600.000.000đ mà cửa hàng đạt được là 800.000.000đ thì mỗi nhân viên sẽ được 2% tiền vượt doanh số tính bình qn 1 ngày là 133.333,3đ. Điều này sẽ kích thích nhân viên tích cực bán hàng, giúp gia tăng doanh thu vì thái độ của nhân viên bán hàng cũng là một phần rất quan trọng của doanh nghiệp.

Và việc tăng lương tuy có làm tăng chi phí của doanh nghiệp nhưng cũng làm tăng lịng trung thành của nhân viên, hạn chế tình trạng nghỉ việc, từ đó doanh ngiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo lại nhân viên mới, chất lượng làm việc cũng được nâng cao, góp phần làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Thay vì vận chuyển bằng xe máy sẽ phải đi lại nhiều lần từ kho đến các cửa hàng, gây tốn kém, chúng ta có thể thay thế bằng xe ba gác máy, có thể chở được nhiều hơn so với xe máy và lại linh hoạt hơn xe tải, lại có thể tránh được trường hợp rơi vỡ hàng hóa gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

3.4 Đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các giải pháp khi thực hiện:

- Tính hiệu quả: nhờ có các chiến lược và giải pháp để thực thi chiến lược sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp như: tăng doanh thu, sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, tiết kiệm chi phí, mở rộng hệ thống kinh doanh, chăm sóc khách hàng tốt hơn...

- Tính khả thi: các chiến lược được vạch ra và các giải pháp triển khai có thể được áp dụng ngay vào thực tế của doanh nghiệp như chiến lược cắt giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.5 Kiến nghị đối với nhà nước:

- Cần siết chặt quản lý đối với thị trường sữa, ngăn chặn việc sản xuất và buôn bán sữa giả, sữa kém chất lượng. Chính phủ cần phải xử lí nặng các trường hợp sản xuất và bn bán sữa giả, kém chất lượng.

- Cần quản lý thị trường bán lẻ một cách chặt chẽ hơn, tránh tình trạng bán phá giá của các cửa hàng, tạo một thị trường công bằng cho các nhà kinh doanh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 đã đề ra các mục tiêu chiến lược phát triển kinh doanh trong thời gian tới của Cơng ty TNHH Lợi Doanh dừa trên tình hình thực tế của cơng ty tai thời điểm hiện tại.

Căn cứ váo thực trạng quản trị của Cơng ty trong các năm qua nhằm tìm ra các chiến lược và các giải pháp để thực hiện các chiến lược đã đề ra. Các chiến lược đó gồm : Sử dụng thế mạnh để nắm bắt cơ hội, sử dụng thế mạnh để vượt qua thử thách, vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội, tối thiểu hóa điểm yếu để vượt qua thử

thách. Từ đó có một số kiến nghị đối với Nhà nước để thực hiện thành công các giải pháp trên.

KẾT LUẬN CHUNG



Chiến lược kinh doanh xác định định hướng phát triển, mục tiêu cơ bản trong dài hạn của một doanh nghiệp, đồng thời lựa chọn cách thức tiến hành cũng như các tiến trình để thực hiện và phân bổ các nguồn tài nguyên giới hạn của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đó.

Xây dựng chiến lược kinh doanh cho Cơng ty TNHH TM Lợi Doanh, khóa luận đã thực hiện phân tích, đánh giá một cách cụ thể mơi trường kinh doanh, thị trường bán lẻ sữa, tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong thời gian vừa qua. Với mục tiêu xây dựng hệ thống bán lẻ sữa uy tín, chất lượng hàng đầu trong lịng người tiêu dùng, giai đoạn 2014-2020 được xem là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển bền vững của công ty Lợi Doanh cũng như hệ thống MILKMART. Qua phương pháp phân tích ma trận SWOT, luận văn đã xây dựng một số chiến lược phát triển và các giải pháp để thực hiện chiến lược.

Do môi trường kinh doanh luôn tiềm ẩn các nguy cơ nên tất cả các chiến lược và giải pháp để thực hiện chiến lược cần được lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế của cơng ty.

Khóa luận xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH TM Lợi Doanh đến năm 2020 là một thực tiễn khách quan hết sức cần thiết, góp phần giúp giám đốc cơng ty Lợi Doanh có một cách nhìn tổng thể, bao quát trong việc xây dựng và lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp. Cũng như đưa ra các giải pháp để thực hiện các chiến lược đó, nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của công ty, xây dựng thương hiệu, đưa công ty pháp triển ngày càng lớn mạnh, là công ty tiên phong trong lĩnh vực bán lẻ sữa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Bùi Văn Danh (2011), “Quản trị chiến lược”, NXB Phương Đơng, TP.HCM.

2. Đồn Thị Hồng Vân (2010), “Quản trị chiến lược”, NXB Thống kê, Hà Nội.

3. Báo cáo tài chính Cơng ty TNHH TM Lợi Doanh năm 2012, 2013. WEBSITE www.google.com www.gopfp.gov.vn www.gso.gov.vn www.luatvietnam.vn www.milkmart.com.vn www.thongtincongty.com

Mã số thuế: 0310961684

Đơn vị tính: Đồng

HẠNG MỤC

SỐ

THUYẾT

MINH KỲ TRƯỚC KỲ NÀY

1 2 3 4 5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 1 VI.25 3518764594 7819476875

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 3518764594 7819476875

4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 3424895643 7527749627

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 93868951 291727248

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 1752007 1314005

7. Chi phí tài chính 22 VI.28 23847973 56780887

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 23847973 56780887

8. Chi phí bán hàng 24 127404236 254808472

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 227709437 284636796

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 -283340688 -303184902

11. Thu nhập khác 31 18958864 39497633

12. Chi phí khác 32 -

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 18958864 39497633

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH TM lợi doanh đến năm 2020 (Trang 54)