Tình hình Vốn huy động và Vốn tự có

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng nam á – phòng giao dịch bến thành (Trang 52)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Vốn huy động (VHĐ) 162.621 149.058 152.244

-Tăng(giảm) số tuyệt đối - 13.563 + 3.186

-Tỷ lệ so với năm trước 8,34% 2,14%

Vốn tự có (VTC) 8.458 8.857 11.565

Tổng nguồn vốn 175.155 165.038 173.636

Tỷ lệ VHĐ/VTC 19,23 (lần) 16,83 (lần) 13,16 (lần)

Tỷ trọng VTC/Tổng nguồn vốn 4,83% 5,37% 6,66%

SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhi Trang 39

Qua bảng số liệu trên cho thấy, cùng với sự biến đổi kinh tế trên thị trường nguồn vốn huy động của PGD tăng giảm không ổn định qua các năm. Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động là 162.621 triệu đồng, nhưng đến 31/12/2010, con số này giảm còn 149.058 triệu đồng, tương đương giảm 8,34% so với cùng kỳ 2009. Đến 31/12/2011, tổng huy động vốn tăng thêm được 3.186 triệu đồng so cùng kỳ 2010, đạt mức 152.244 triệu đồng.

Biểu đồ 2.4: Tình hình tăng trưởng Vốn huy động tại PGD năm 2009 – 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Cùng thay đổi theo thời gian là nguồn vốn tự có của PGD đã tăng lên một cách rõ ràng và đây là một tín hiệu tốt. Năm 2009, nguồn vốn tự có của PGD chỉ là 8.458 triệu đồng, chiếm chỉ 4,83% so với tổng nguồn vốn của PGD, nhưng đến năm 2011 đã lên đến 11.565 triệu đồng (bằng 137% so với năm 2009), và nâng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lên 6,66%. Điều này chứng tỏ PGD đã có sự đầu tư và phát triển theo chiều hướng ngày càng tốt.

162.621 149.058 152.244 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2009 2010 2011 Năm Số tiền

SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhi Trang 40

Biểu đồ 2.5: Tình hình tăng trưởng Vốn tự có tại PGD năm 2009 – 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Bên cạnh đó, tỷ lệ VHĐ/VTC của PGD đang giảm dần theo từng năm. Cụ thể là năm 2009 vốn huy động đạt gấp 19,23 lần so với vốn tự có, đến năm 2010 đã giảm còn 16,83 lần và đến năm 2011 chỉ là 13,16 lần. Con số này phù hợp với quy định tỷ lệ VHĐ/VTC không được vượt mức 20 lần. Tuy nhiên, sự sút giảm này cũng cần được lưu ý. Có thể là do nguồn vốn huy động trong những năm gần đây tăng giảm khơng ổn định, nguồn vốn huy động khó khăn. Nguyên nhân có thể do sự cạnh tranh của các Ngân hàng khác, chính sách huy động vốn,… nhưng PGD đã kịp thời bổ sung một lượng lớn vốn tự có nhằm đảm bào an toàn cho hoạt động của Ngân hàng.

2.2.2.2.2. Tỷ lệ Vốn huy động so với Tổng nguồn vốn

8458 8857 11565 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vốn tự có

SVTH: Ngơ Thị Tuyết Nhi Trang 41

Bảng 2.6: Biến động của nguồn vốn huy động tại PGD năm 2009-2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tổng nguồn vốn 175.155 165.038 173.636

Vốn huy động (VHĐ) 162.621 149.058 152.244

Tỷ trọng VHĐ/Tổng nguồn vốn 92,84% 90,32% 87,68%

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của NAB – PGD Bến Thành)

Qua bảng số liệu, dựa vào tỷ trọng Vốn huy động so với Tổng nguồn vốn qua 3 năm 2009, 2010 và 2011, ta có thể thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn này có vai trị rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng Thương mại vì nó tạo ra lãi suất đầu vào cao hay thấp.

Cụ thể, năm 2009, tỷ trọng của nguồn vốn này là 92,84%, đến năm 2010 chỉ còn là 90,32% và năm 2011 là 87,68%. Con số này đang có xu hướng giảm xuống có thể do thời gian này nền kinh tế thế giới đang khủng hoảng và Việt Nam khơng tránh khỏi những ảnh hưởng vì vậy việc huy động vốn cũng gặp khơng ít khó khăn. Tuy nhiên, nhìn chung thì vốn huy động vẫn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn.

Với phương châm tăng cường nguồn vốn, PGD Bến Thành đã cố gắng thực hiện đa dạng hóa các hình thức, tạo mọi điều kiện thoải mái nhất cho khách hàng khi giao dịch, đặc biệt là thái độ làm việc chuyên nghiệp và tận tình của các nhân viên đã giúp cơng tác huy động vốn có những biểu hiện tích cực.

Nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động, Ngân hàng Nam Á – PGD Bến Thành đã tập trung mọi nỗ lực và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm nên trong những năm gần đây nguồn vốn huy động đã dần khắc phục khó khăn. Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt để khắc phục tình trạng biến động, duy trì được tỷ trọng. Nguồn vốn huy động đã giúp PGD Bến Thành luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhi Trang 42 2.2.2.2.3. Tỷ trọng các loại tiền gửi so với Tổng nguồn vốn huy động

Nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được chiếm tỷ lệ lớn, hầu như mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đều dựa vào nguồn vốn này. Trong đó, nguồn huy động lớn nhất là từ tiền gửi của các thành phần kinh tế và dân cư. Vì là PGD nên huy động vốn chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Và như đã đề cập ở trên, phát hành giấy tờ có giá tại PGD Bến thành chủ yếu thơng qua sổ tiết kiệm nên ở đây sẽ được tính vào khoản tiền gửi tiết kiệm.

Bảng 2.7: Cơ cấu huy động vốn của PGD Bến Thành năm 2009- 2011

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

1. Tiền gửi thanh toán 32.071 19,72 22.148 14,86 62.988 41,37 2.Tiền gửi tiết kiệm 130.550 80,28 126.910 85,14 89.256 58,63

3.Phát hành giấy tờ có giá - - - - - -

Tổng nguồn vốn huy

động 162.621 149.058 152.244

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh của NAB – PGD Bến Thành)

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn tiền gửi thanh toán đang dần tăng lên qua các năm. Việc tăng lên của tiền gửi thanh toán là một điều đáng mừng vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp tạo điều kiện cho Ngân hàng tiết kiệm chi phí và tăng được sức cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm lại đang có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố bên ngoài. Sự tăng giảm này làm thay đổi tỷ trọng của các nguồn tiền gửi trong tổng nguồn vốn huy động của PGD, và được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhi Trang 43

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu các loại tiền gửi tại PGD Bến Thành qua các năm

Từ biểu đồ, có thể thấy được mức chênh lệch về tỷ trọng của hai loại tiền gửi này so với tổng nguồn vốn huy động khá rõ trong 2 năm 2009 và 2010. Trong khi tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng thấp ( chỉ 15-20%) thì tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm lại chiếm rất cao, khoảng 80-85% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2011 thì tỷ trọng của TGTT là 41,37% trong khi TGTK là 58,63%, hai nguồn tiền này đạt mức tương đương nhau, tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm ưu thế hơn so với tiền gửi thanh tốn. Qua đó, có thể thấy rõ nguồn vốn huy động chủ yếu hiện nay của PGD Bến Thành vẫn là tiền gửi tiết kiệm từ tầng lớp dân cư.

2.3. Đánh giá thực trạng công tác huy động vốn 2.3.1. Kết quả đạt được 2.3.1. Kết quả đạt được

Trong 3 năm hoạt động vừa qua 2009 - 2011 PGD Bến Thành Ngân hàng Nam Á đã đạt được những kết quả khả quan:

- Với phương châm: “An toàn, phát triển, hiệu quả và bền vững”, PGD đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình nhằm khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu quả. Nhờ đó, tổng nguồn vốn huy động có những biểu hiện khả quan.

- Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ lệ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

80.82% 85.14%

58.63%

19.72% 14.86%

41.37%

SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhi Trang 44

lớn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ngày càng lớn hơn loại tiền gửi không kỳ hạn. Điều này tạo điều kiện trước mắt để mở rộng đầu tư tín dụng, chủ động đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, tạo lợi thế giúp Ngân hàng ổn định vốn đầu tư, tăng cơ hội mở rộng khách hàng tiềm năng, quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời làm tăng uy tín của Ngân hàng trên thị trường.

- Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua chiếm 1 tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn. Nguồn vốn này nói chung phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của Ngân hàng.

- Cơ sở vật chất, công nghệ Ngân hàng phục vụ hoạt động huy động vốn đã và đang được đổi mới, nâng cấp.

- Trình độ nhân viên ngày càng được nâng cao.

Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do PGD Bến Thành đã thực hiện được một số biện pháp đa dạng hóa hình thức huy động vốn trong dân cư, áp dụng các chính sách ưu đãi phù hợp với tình hình thực tế của Ngân hàng. Cùng với thái độ phục vụ tận tình của nhân viên đối với khách hàng và việc bố trí sắp xếp hợp lý nhân viên vào các vị trí cơng việc.

2.3.2. Những vấn đề tồn tại

Từ khi thành lập cho đến nay, PGD Bến Thành đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng cũng khơng tránh khỏi những hạn chế cịn tồn tại và cần khắc phục:

 Nguồn TGTK trong dân cư tương đối ổn định nhưng lại có xu hướng đang giảm dần so với tiền gửi thanh toán từ các doanh nghiệp.

 Các sản phẩm dịch vụ chưa có nhiều đổi mới, các dịch vụ đang khai thác chủ yếu vẫn là sản phẩm truyền thống, chưa có sự khác biệt trên thị trường.

 Chưa có nhiều khách hàng mới biết đến PGD qua các phương tiện thông tin đại chúng.

 Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Việc huy động vốn của PGD những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả khả quan tuy nhiên vốn

SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhi Trang 45

trung và dài hạn còn thiếu sẽ gây khó khăn cho PGD trong việc cho vay trung và dài hạn, ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn của Ngân hàng.

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

2.3.3.1.1. Môi trường kinh tế - xã hội

Hoạt động kinh doanh của PGD đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn cùng với sự hình thành của các Ngân hàng thương mại khác tạo nên một môi trường cạnh tranh gay gắt, việc tìm kiếm thị phần nguồn vốn với chi phí thấp sẽ khơng dễ dàng.

2.3.3.1.2. Tâm lý, thói quen khách hàng

Điều kiện kinh tế của Việt Nam chưa phát triển, thu nhập dân cư nhìn chung còn thấp, chỉ đủ cho chi dùng nên tích luỹ chưa nhiều.Vả lại, người Việt Nam có thói quen dùng tiền mặt trong thanh tốn nên muốn thay đổi thói quen này cần trải qua thời gian dài. Trình độ dân trí cũng thấp, hiểu biết về hoạt động Ngân hàng cịn ít cũng là một hạn chế lớn đối với hoạt động giao dịch với Ngân hàng.

2.3.3.1.3. Sự phát triển của thị trường tài chính

Có thể nói rằng, mọi bước đi của Ngân hàng đều xuất phát từ nguồn vốn, mọi biến động cũng xảy ra ở nguồn vốn. Khi mơi trường tài chính tiền tệ phát triển các Ngân hàng cũng sẽ được tạo điều kiện thuận lợi trong mọi nghiệp vụ của mình. Nhưng thị trường này cũng ln chứa đựng những yếu tố bất ổn, Ngân hàng Nam Á cần có một chiến lược nguồn vốn sâu sắc hơn, hướng vào mục tiêu bền vững, có sức chịu đựng trước những biến đổi bất lợi.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

2.3.3.2.1. Chính sách lãi suất cạnh tranh:

Việc thu thập các thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu người gửi tiền cịn thụ động.

2.3.3.2.2. Chính sách quảng cáo

Lĩnh vực thông tin tiếp thị về Ngân hàng chưa ảnh hưởng sâu rộng tới khách hàng. Việc tuyên truyền, marketing quảng cáo rộng khắp PGD vẫn chưa phối hợp với các Ngân hàng cấp trên để quảng cáo cho mình.

SVTH: Ngơ Thị Tuyết Nhi Trang 46

Kết luận chương 2:

Trên đây là toàn bộ thực trạng về nghiệp vụ huy động vốn của Phòng giao dịch Bến Thành. Cũng như tình hình chung của những Ngân hàng khác, PGD Bến Thành cũng thấy được tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với kết quả kinh doanh. Vì vậy, PGD cũng tăng cường đầu tư trang thiết bị, máy móc, áp dụng các biện pháp nhằm thúc đẩy khả năng thu hút nguồn vốn trong nền kinh tế. Kết quả thực tế đã chứng minh bên cạnh những thành quả nhất định, nghiệp vụ huy động vốn của PGD cũng còn tồn tại một số vấn đề cần lưu tâm. Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là đưa ra những biện pháp có tính thực tế nhằm hồn thiện và thúc đẩy hiệu quả của nghiệp vụ này. Và các giải pháp cho vấn đề này sẽ được đề cập trong chương 3.

SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhi Trang 47

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

NAM Á – PHÒNG GIAO DỊCH BẾN THÀNH

3.1. Định hướng phát triển của NamAbank – PGD Bến Thành đến năm 2013

Trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ chủ yếu quyết định sự tồn tại, phát triển của một Ngân hàng. Huy động vốn là điều kiện, là tiền đề để thực hiện nghiệp vụ sử dụng vốn, là khâu quyết định đến khả năng sinh lời của đồng vốn Ngân hàng. Nếu nghiệp vụ sử dụng vốn có hiệu quả thì có tác động tích cực đến cơng tác huy động vốn của Ngân hàng. Qua phân tích tình hình thực tế về cơng tác huy động vốn tại Ngân hàng Nam Á - PGD Bến Thành đã đạt được nhiều thành cơng, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế. Mục tiêu của PGD trong thời gian tới là tăng trưởng nguồn vốn huy động và mở rộng tín dụng.

3.1.1. Các mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2013

- Vốn điều lệ tăng 5-10% so với nửa đầu năm 2012

- Nguồn vốn huy động tăng 15-20 % so với nửa đầu năm 2012

- Dư nợ cho vay tăng 22- 25% so với nửa đầu năm 2012. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu tín dụng nhằm đáp ứng đủ vốn cho các nhu cầu hợp lý.

- Phát triển và mở rộng các dịch vụ Ngân hàng, phấn đấu tăng nguồn thu dịch vụ gấp 2 lần so với nửa đầu năm 2012.

- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm sốt các hoạt động Ngân hàng, xử lý nợ tồn đọng, giảm nợ quá hạn xuống dưới 4% tổng dư nợ.

3.1.2. Biện pháp thực hiện

- Tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động, vận dụng chính sách lãi suất và chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Duy trì đối tượng khách hàng tiền gửi truyền thống. Chú trọng khai thác nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể xã hội, từng bước cải thiện và tạo lập một cơ cấu nguồn vốn cân đối, ổn định.

SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhi Trang 48

- Tăng cường số lượng và chất lượng các sản phẩm dịch vụ, tăng tiện ích tối đa cho các sản phẩm truyền thống trên cơ sở chính sách bán hàng phù hợp đảm bảo duy trì và phát triển tốt lượng khách hàng nhằm tăng thị phần, đảm bảo năng lực cạnh tranh kinh doanh trong ngành.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tín dụng, tài chính và kế tốn. Thực hiện nghiêm túc cơng tác chấn chỉnh sau thanh tra, đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh an toàn.

- Phát triển hệ thống quản trị hiện đại trên nền tảng công nghệ thông tin hiện

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ huy động vốn tại ngân hàng nam á – phòng giao dịch bến thành (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)