Chương 2 : Thực trạng hoạt động phân phối của công ty SCD
2.1 Giới thiệu khái quát về của công ty SCD
2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
2.1.4.1 Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của công ty SCD
Mơ hình của cơng ty tạo được sự linh hoạt, tự chủ trong quá trình kinh doanh. . Các mệnh lệnh, chỉ thị của Ban Giám đốc được truyền đạt nhanh đến các đơn vị, đồng thời cấp lãnh đạo cơng ty có thể ln bám sát và xử lý nhanh chóng, kịp thời những biến động của thị trường.
2.1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Ban Giám đốc
Thực hiện tổ chức quản lý điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; lập kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ, phù hợp với chiến lược, mục tiêu kinh doanh chung của công ty. Đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm quản lý chung, ngồi ra cịn có các Phó Giám đốc làm nhiệm vụ hỗ trợ Giám đốc trong các công việc điều hành, quản lý cơng ty.
Phịng Hành chính – Nhân sự
Có nhiệm vụ tuyển chọn, đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn cho từng nhân viên và là bộ phận tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc bố trí nguồn nhân lực. Tổ chức, sắp xếp cơ cấu bộ máy của công ty đảm bảo cân đối và hợp lý, theo dõi việc thực hiện các chế độ cho CB - CNV trong cộng ty như: lương, thưởng, các chính sách bảo hiểm và phúc lợi của nhân viên.
BAN GIÁM ĐỐC HÀNH CHÍNH - NHÂN SỰ KẾ TỐN - TÀI CHÍNH KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU MARKE TING HÀNGKHO
Phịng Kế tốn - Tài chính
Có nhiệm vụ điều hành và giám sát các hoạt động tài chính trong cơng ty; ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày; lập các quỹ cho kinh doanh; thực hiện cơng tác hạch tốn, thống kê sổ sách kế toán, xác định lỗ lãi cho từng thời kỳ. Xây dựng bảng tổng kết tài sản, thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước như: đóng thuế, thực hiện việc thanh tốn kịp thời cho đối tác khi nhập hàng, các giao dịch chuyển đổi ngoại tệ cho các hoạt động kinh doanh.
Phòng Kinh doanh
Xây dựng, quản lý và phát triển hoạt động kinh doanh, hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến lược bán hàng, vận hành việc thực hiện theo kế hoạch bán hàng của công ty. Thiết lập, điều hành, quản lý và phát triển các kênh phân phối sản phẩm, quản lý thực hiện hợp đồng bán hàng, xây dựng tác phong bán hàng chuyên nghiệp.
Phòng Xuất nhập khẩu
Chịu trách nhiệm về việc tìm nguồn hàng, thu mua hàng hóa; kiểm tra đảm bảo chất lượng khi nhập hàng về; làm đúng các thủ tục, đưa hàng hóa ra thị trường tiêu thụ.
Phịng Marketing
Nhiệm vụ chính là nghiên cứu đánh giá, phát hiện nhu cầu thị trường, định vị khách hàng; nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để giúp Ban Giám đốc đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn; lên kế hoạch các chương trình hỗ trợ khuyến mãi, tư vấn và lập kế hoạch phân khúc cho từng nhãn hàng, từng khu vực. Tóm lại, bộ phận Marketing chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm của công ty, xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh của công ty với mục tiêu làm hài lòng khách hàng và tạo ra lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Kho hàng
Chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa; xuất hàng bán và nhập hàng trả; kiểm tra, đối chiếu hàng hóa. Trưởng bộ phận kho có nhiệm vụ sắp xếp, kiểm tra lịch giao hàng đến các hệ thống, chịu trách nhiệm về đổi trả hàng.
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 2.1.5.1 Tình hình chung về thị trường tiêu dùng 2.1.5.1 Tình hình chung về thị trường tiêu dùng
Quy mô dân số Việt Nam là một lợi thế tự nhiên của ngành kinh doanh hàng tiêu dùng. Tính đến tháng 11 năm 2013, dân số nước ta đã cán mốc 90 triệu người. Với
quy mô dân số hiện tại, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và cũng nằm trong nhóm các nước có mật độ dân số cao nhất thế giới.
Năm 2010, Việt Nam chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm có thu nhập trung bình thấp (mức thu nhập bình quân là 1.168 USD/ người). Đến năm 2013, GDP bình quân đạt khoảng 1.960 USD/ người, tăng 9,4% so với năm 2012 (1.749 USD). Như vậy, với mức thu nhập đầu người đang ngày một tăng lên, thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ là ngôi sao mới về hàng tiêu dùng ở khu vực châu Á. Với tỷ lệ tiêu dùng chiếm tới 70% thu nhập, người tiêu dùng Việt Nam lại rất lạc quan nên sức mua sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm tới. Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng (CAGR) tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được dự báo sẽ đạt 8%, xếp vào nhóm cao nhất khu vực ASEAN; vượt qua cả Indonesia và Malaysia là 5%; và Philippines, Thái Lan và Singapore cùng là 4% (theo khảo sát của Công ty Bain & Company).
Tiềm năng tăng trưởng doanh thu của ngành tiêu dùng Việt Nam còn lớn. Tổng doanh thu thực của các lĩnh vực có liên quan đến hàng tiêu dùng ở Việt Nam dự tính sẽ tăng lên tới 140 tỷ USD vào năm 2016.
Tất cả những điều này cho thấy Việt Nam là một thị trường năng động, ln có nhu cầu lớn về tiêu dùng, là một thị trường đầy tiềm năng, đầy hứa hẹn cho những nhà cung cấp tốt.
2.1.5.2 Yếu tố về sản phẩm
Với yêu cầu sản phẩm cung ứng trong thị trường là sản phẩm chất lượng, nhắm vào mục tiêu khách hàng là những người có thu nhập trung bình trở lên, tất cả sản phẩm SCD phân phối đều đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Thương hiệu độc quyền
Thế mạnh của SCD là hệ thống kênh phân phối hiện đại và kinh nghiệm trong việc phân phối các thương hiệu độc quyền như: nhân sâm Jingihansam - Hàn Quốc, túi thời trang Looks của tập đoàn Hotta (Nhật)… chiếm 14,6% doanh số bán sản phẩm. Đặc biệt trong đó, các dịng sản phẩm bút viết Parker và Waterman - hai thương hiệu nổi tiếng trên thế giới từ nhiều thập niên qua, được công ty SCD phân phối độc quyền dưới sự ủy quyền của tập đoàn Newell Rubbermaid (Mỹ) đã dần đưa thương hiệu của SCD đến gần hơn với người tiêu dùng Việt Nam. Ngồi ra cịn có các sản phẩm dành cho phái mạnh như bóp da, dây lưng mang thương hiệu Parker.
Hiện nay, SCD đang phân phối các sản phẩm bút viết Parker và Waterman ở hầu hết các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà sách, Showroom. Bên cạnh đó, cơng ty cịn là nhà cung cấp dòng viết Parker cao cấp cho các đối tác lớn như: HSBC, Vietcombank, Ơ tơ Trường Hải, Petrolimex, Lavie, Kềm Nghĩa…
Các mặt hàng hóa - mỹ phẩm
Cùng với sự phát triển không ngừng của mức sống, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng hóa - mỹ phẩm của người dân cũng ngày càng tăng lên. Tại thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua, SCD đã hợp tác phân phối nhiều sản phẩm đến từ các tập đồn hóa phẩm nổi tiếng thế giới như: sữa tắm Olay, dầu gội đầu Head & Shoulders, Pantene… của P&G (Mỹ), nước rửa tay Fruiser từ Công ty Khobates Industries (Malaysia), thuốc nhuộm tóc Sewha – Hàn Quốc, và hơn 20 sản phẩm, nhãn hàng khác.
Đối với mặt hàng hóa - mỹ phẩm, cơng ty thực hiện phân phối chủ yếu qua kênh bán lẻ siêu thị và các đại lý chợ truyền thống.
Nhóm hàng thực phẩm
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu phân phối của cơng ty (46,7%) là nhóm mặt hàng thực phẩm. Với yêu cầu sản phẩm cung ứng trên thị trường là sản phẩm chất lượng, SCD hiện đang phân phối các mặt hàng thực phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu cũng như độ tuổi của tất cả các khách hàng thông qua kênh phân phối chủ yếu là hệ thống các siêu thị, mini mart.
Các sản phẩm bánh kẹo: bánh quy Copenhagen, Royal Dansk nhập khẩu từ Đan Mạch, kẹo dừa Bến Tre…
Các sản phẩm sữa dinh dưỡng như: sữa Vitaplan nhập khẩu từ New Zealand, các loại bột dinh dưỡng Topmass từ công ty AIDA, sữa Goldluck & Kidluck nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, các sản phẩm sữa nước Complete, sản phẩm ngũ cốc cao cấp Beech Nut dành cho trẻ em là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của tập đoàn Sanitarium (Úc)…
2.1.5.3 Yếu tố về đối thủ cạnh tranh
Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay thường xun tìm kiếm, thu thập thơng tin từ nhiều nguồn, cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định mua một sản phẩm hay sử dụng một dịch vụ. Công ty SCD đang là một trong những doanh nghiệp phân phối sản phẩm hàng tiêu dùng hàng đầu ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Với lượng
hàng hóa dồi dào, cộng với chính sách chiết khấu hợp lý, thái độ làm việc của nhân viên cơng ty khơng chỉ có thể giữ được lượng khách hàng cũ mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới.
Tuy nhiên, ở thị trường Việt Nam bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp phân phối khác, ngồi ra cơng ty còn phải cạnh tranh gay gắt với các tập đoàn bán lẻ lớn của thế giới đến Việt Nam thiết lập các mạng lưới phân phối hiện đại như: Metro Cash & Carry (Đức), các tập đoàn bán lẻ từ Singapore, Hàn Quốc... đang đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội thơng qua hình thức liên doanh. Với nguồn lực dồi dào, tiềm lực tài chính lớn, ngành thương mại dịch vụ phân phối trong nước có nguy cơ sẽ bị “nuốt chửng” bởi làn sóng các tập đồn bàn lẻ nước ngồi nếu khơng có những chính sách, chiến lược hợp lý.
2.1.5.4 Yếu tố nguồn lực của công ty
Cơ cấu lao động, nhân sự
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự theo giới tính, trình độ của cơng ty SCD (2013)
(ĐVT: người, %) Chỉ tiêu Số lượng Tỉ lệ Giới tính Nam 63 58,9 Nữ 44 41,1 Tổng 107 100 Trình độ Trên Đại học 6 5,6 Cao đẳng - Đại học 59 55,1 Phổ thông 42 39,3 Tổng 107 100
Nguồn: Phịng Hành chính - Nhân sự cơng ty SCD
Cơng ty SCD có tổng số 107 nhân viên, hầu hết là những người trẻ có trình độ, đã tốt nghiệp tại các trường Cao đẳng - Đại học. Số lượng nhân viên của cơng ty có trình độ trên Đại học chiếm 5,6% thường được giữ những chức vụ quan trọng, vị trí lãnh đạo cấp cao. Nội bộ công ty lành mạnh, đồn kết, nhất trí cao; phong cách làm việc năng động, sáng tạo; luôn bám sát mục tiêu và lĩnh vực hoạt động của công ty. SCD xem nhân viên là tài sản quan trọng nhất, vì vậy cơng ty luôn chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo nhân viên. Ngoài việc kết hợp trả lương cơ bản trung bình từ 4 – 6 triệu/ tháng và trả tiền “hoa hồng” theo phần trăm doanh số bán, mỗi năm
nhân viên đều được hưởng tối thiểu 13 tháng lương và thưởng trong các dịp lễ Tết. Thêm vào đó, SCD cung cấp các phúc lợi như: đóng BHXH, BHYT cho nhân viên, kế hoạch du lịch nghỉ mát hàng năm…
Yếu tố về vốn
SCD là công ty TNHH một thành viên, trực thuộc Liên hiệp hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh. Từ số vốn ban đầu là 3,5 tỷ đồng cho đến nay công ty đã tăng vốn điều lệ lên đến 14 tỷ đồng. Điều này cũng là một dấu hiệu tốt đánh dấu sự phát triển không ngừng của công ty. Hiện nay, công ty vẫn đang phấn đấu tìm kiếm, khai thác nhiều kênh để huy động mọi nguồn vốn phục vụ cho chi phí hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối của mình. Cơng ty đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, hệ thống kho bãi, đảm bảo việc lưu trữ hàng hóa và giao hàng tới đại lý một cách nhanh nhất.
Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty SCD (2011 – 2013)
(ĐVT: triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
-Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 76.189 80.890 85.970
-Các khoản giảm trừ doanh thu 1.692 2.056 2.379
-Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 74.497 78.834 83.591
-Giá vốn hàng bán 53.968 55.617 57.462
-Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 20.529 23.217 26.129
-Doanh thu hoạt động tài chính 653 797 1.136
-Chi phí tài chính 218 329 827
Trong đó: Chi phí lãi vay 98 - 394
-Chi phí bán hàng 11.582 12.808 13.405
-Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.434 4.573 4.965
-Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.948 6.304 8.068
-Thu nhập khác - - -
-Chi phí khác - - -
-Lợi nhuận khác - - -
-Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.948 6.304 8.068
-Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.237 1.576 2.017
-Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.711 4.728 6.051
Nguồn: Phòng Kế tốn - Tài chính cơng ty SCD
Bảng 2.3: Bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của cơng ty SCD (ĐVT: triệu đồng, %)
Nguồn: Phịng Kế tốn - Tài chính cơng ty SCD
Phân tích các chỉ tiêu
Chỉ tiêu doanh thu
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy doanh thu của công ty trong ba năm không ngừng tăng trưởng. Doanh thu của công ty SCD năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 75.150.000.000 đồng; 79.631.000.000 đồng và 84.727.000.000 đồng. So với năm 2011 thì năm 2012 doanh thu của công ty tăng 5,96% (tương ứng tăng 4.481.000.000 đồng). Doanh thu của công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 6,4% (tương ứng tăng 5.096.000.000 đồng).
Điều này là do công ty đang mở rộng thị trường ra ở một số tỉnh, cộng với việc công ty bắt đầu phân phối thêm mặt hàng mới. Thực tế này cũng là một minh chứng cho thấy hoạt động phân phối của công ty là khá hiệu quả.
Bên cạnh đó thì doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể theo các năm, có thể thấy cơng ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn từ khủng hoảng kinh tế chung trên thế giới và ở Việt Nam, bắt đầu đà phát triển mới.
Chỉ tiêu chi phí
Cơng ty SCD là công ty kinh doanh thương mại, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong chi phí của doanh nghiệp. Cùng với sự mở rộng quy mô đã kéo theo chi phí tăng lên. Chi phí hoạt động của công ty năm 2012 là 73.327.000.000 đồng, tăng 3.125.000.000 đồng, tức 4,45% so với năm 2011. Tương tự chi phí năm 2013 tăng 4,54% (tương ứng tăng 3.332.000.000 đồng) so với năm 2012.
Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 75.150 79.631 84.727 4.481 5,96 5.096 6,4 Chi phí 70.202 73.327 76.659 3.125 4,45 3.332 4,54 Lợi nhuận 4.948 6.304 8.068 1.356 27,4 1.764 27,98
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ về doanh thu và chí phí của cơng ty SCD (2011 – 2013)
Nhìn vào mối tương quan giữa doanh thu và chi phí, ta thấy tốc độ tăng chi phí năm 2013 là 4,54% nhỏ hơn tốc độ tăng 6,4% của doanh thu nên nhìn chung năm 2013 công ty hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, công ty vẫn cần nỗ lực hơn nữa để tối thiểu hóa chi phí một cách thành cơng.
Chỉ tiêu lợi nhuận
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2012 là 6.304.000.000 đồng trong khi năm 2011 chỉ là 4.948.000.000 đồng, tăng 27,4%. Lợi nhuận năm 2013 tăng 1.764.000.000 đồng, tức là tăng 27,98 % so với năm 2012.
Nói tóm lại, mặc dù có sự biến động trong kết quả kinh doanh 3 năm (2011 – 2013), nhưng hoạt động kinh doanh của công ty SCD vẫn ổn định và ngày càng phát triển.
2.2 Thực trạng hoạt động phân phối của công ty SCD 2.2.1 Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty SCD 2.2.1 Hệ thống kênh phân phối hiện tại của công ty SCD
Hoạt động trong lĩnh vực phân phối trên thị trường hơn 10 năm, công ty SCD hiện đã tổ chức, xây dựng được một hệ thống kênh phân phối kết hợp giữa phân phối trực tiếp và gián tiếp, đồng thời sử dụng song song cả hai kiểu kênh phân phối truyền thống và hệ thống phân phối hiện đại.
0 15 30 45 60 75 90 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013