5. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Văn hóa Khmer Nam bộ và hoạt động phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ
1.3.1. Văn hóa Khmer Nam bộ
Người Khmer Krơm (Khmer dưới) Việt Nam, vốn có nguồn gốc chung với người Khmer Lơ (Khmer trên) đang sinh sống tại Campuchia. Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm. Ngơn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngơn ngữ Mơn – Khmer. Dân số: 328.000 người là dân tộc Khmer, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh (Ban Dân tộc Trà Vinh, 2017).
Diện mạo bên ngoài: nước da ngâm đen, đen sậm gần như nước da của người Ấn Độ. Gương mặt thường có đơi lưỡng quyền và quai hàm nhơ ra, tóc đen và quăn tự nhiên. Chân mày rậm và ngắn, lòng mắt đen thường mở to, dưới mí mắt có quầng đen, mũi nhọn, mơi dày, râu rậm (rất nhiều người có râu quai nón). Vóc mình trung bình như người Kinh. Họ thích sống đơn giản, có tính cần cù, mộc mạc, giỏi chịu đựng gian khổ.
Kinh tế: Người Khmer là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Trong bộ công cụ nơng nghiệp khá hồn thiện và hiệu quả của họ, có những dụng cụ độc đáo thích ứng với điều kiện địa lí sinh thái Nam bộ như cái phảng thay cho cày chuyên dùng ở vùng đất phèn, mặn để phát cỏ, cù nèo (Pok) dùng để vơ cỏ. Cây nọc cấy (Sơ chal) để cắm cây lúa ở những chân ruộng nước nhưng đất cứng, và cái vòn gặt (Kần điêu) dùng để cắt lúa. Người Khmer có nghề đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, ….
Hôn nhân: Thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thoả thuận của con cái. Cưới
xin trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới, được tổ chức ở bên nhà gái. Gia đình nhỏ một vợ một chồng, ở riêng và là đơn vị kinh tế độc lập, có nơi 3 – 4 thế hệ sống chung trong một nhà. Vẫn cịn tồn tại chế độ gia đình mẫu hệ.
Tang ma: Tục hỏa táng đã có từ lâu. Sau khi thiêu, tro được giữ trong tháp
“Pì chét đẩy”, xây cạnh ngơi chính điện trong chùa.