5. Phương pháp nghiên cứu
1.3. Văn hóa Khmer Nam bộ và hoạt động phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ
1.3.2. Đời sống vật chất
Ẩm thực: Người Khmer trồng hơn 150 giống lúa tẻ và nếp khác nhau, họ thường ăn cơm tẻ và cơm nếp. Thức ăn hằng ngày có tơm, cá nhỏ, ếch, nhái, rau, củ. Họ chế biến rất nhiều loại mắm: mắm ơn Pứ làm bằng tôm tép, mắm Pơ - inh làm bằng cá sặc, nổi tiếng nhất là mắm pro-hoc làm bằng cá lóc, các sặc, cá trê, tôm tép trộn với muối, cơm nguội và thính. Gia vị ưa thích nhất là vị chua (quả me) và cay (hạt tiêu, tỏi, sả,...). Ẩm thực của người Khmer rất đặc trưng nhờ vào hương vị của mắm prohoc. Họ ăn gạo và nếp kết hợp với nguồn thực phẩm là những nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên, trong vườn nhà cùng các loại thủy sản. Tại Trà Vinh, ẩm thực Khmer Nam bộ nổi bật hơn với các món ngon như:
Bún nước lèo: món ăn được làm từ mắm prohoc nấu cùng cá, củ ngãi bún, nấm, huyết heo hoặc huyết vịt. Một tơ bún hồn chỉnh phải đi kèm với rau giá, bông chuối bào, bông súng; các thức ăn kèm cũng phong phú và đa dạng tùy theo sở thích của người dùng: bánh giá, chả giò, thịt heo quay. Bún nước lèo – một món ăn dân dã nhưng đã làm nổi bật sự chân chất, tính hào phóng và sáng tạo của con người Nam bộ nói chung, người Khmer nói riêng.
Bánh tét Trà Cn: Bánh tét là món ăn truyền thống của người dân Nam bộ trong các dịp lễ tết và đám tiệc của từng gia đình. Tuy nhiên đối với người Khmer, họ lại nâng tầm chiếc bánh lên với một vị thế cao hơn, khi trong cùng một đòn bánh, vỏ bánh, nhân đậu mỡ truyền thống lại có sự kết hợp độc đáo của lá bồ ngót (tạo màu xanh tự nhiên cho vỏ bánh), mỡ nay là thịt ba rọi (thịt và mỡ), lòng đỏ trứng muối hoặc lạp xưởng. Một địn bánh có thể nặng từ 0.5 kg đến 1.5 kg.
Cốm dẹp Ba So: món bánh được làm từ nếp non mới thu hoạch, được rang và giã vào buổi sáng sớm. Cách chế biến cũng vô cùng đơn giản với nước dừa, dừa nạo, đường và ít sữa (nếu thích) rồi trộn đều cùng nhau. Món ăn dân dã, mát ngọt
tình q; hiện nay để tăng thêm sức sống cho món cốm dẹp này, người dân Trà Vinh đã sáng chế thêm món bánh tét cốm dẹp với nguyên liệu chính là cốm dẹp và đậu xanh.
Các loại bánh truyền thống của người Khmer cịn có: bánh ống, bánh quặng (bánh lá mơ), bánh dứa, …. đây là những loại bánh dân gian đơn giản, dễ làm. Ngày nay, du khách dễ dàng thưởng thức các món bánh này tại khu danh thắng Ao Bà Om với giá cả rất phải chăng.
Trang phục: Nam nữ trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự
dệt. Thanh niên ngày nay thích mặc quần âu với áo sơmi. Những người đứng tuổi, người già thường mặc quần áo bà ba đen, nam giới khá giả đôi khi mặc quần áo bà ba trắng với chiếc khăn rằn luôn quấn trên đầu, hoặc vắt qua vai. Chỉ đặc biệt trong cưới xin, nam nữ mới mặc quần áo cổ truyền. Chú rể mặc xà rông, áo màu đỏ, cổ đứng với hàng khuy trước ngực, bên vai trái quàng chiếc khăn dài trắng (Kăl xinh) và con dao cưới (Kầm pách) ngụ ý để bảo vệ cơ dâu. Cịn cơ dâu mặc Xăm pốt (váy) màu tím hay màu hồng, áo dài màu đỏ, quàng khăn và đội mũ cưới truyền thống. Áo dài Khmer (Wện) gần gũi với chiếc áo dài của phụ nữ Chăm: áo bịt tà, thân áo rộng và dài dưới gối, cổ áo thấp và xẻ trước ngực vừa đủ để chui đầu vào, tay áo chật, hai bên sườn thường ghép thêm bốn miếng vải (thường hoặc màu) kéo dài từ nách đến gấu áo.
Nhà ở: Đồng bào Khmer cư trú quần tụ thành những phum, sóc ở chung quanh ngơi chùa. Nhìn từ phương diện giao lưu tộc người, ở người Khmer có hai hình thái cư trú: Một là sống tập trung ở các phum, sóc cổ truyền, sống quây quần quanh các ngôi chùa đồ sộ mái cong ẩn hiện dưới bóng cây dầu, cây sao cao vút. Hai là sống rải rác, xen kẻ với các tộc người cùng cộng cư trên địa bàn: người Kinh và người Hoa. Riêng về nhà ở, trước đây người Khmer ở nhà sàn, nay sống trong các ngôi nhà đất cũng giống như người Kinh, nhưng trong nhà người Khmer khơng có bàn thờ tổ tiên, nơi trang trọng nhất là bàn thờ Phật.
Di chuyển: Thường sử dụng xe bò, xe lôi bánh gỗ hoặc bánh hơi, đi lại trên
đường hay những chân ruộng khô, vận chuyển nông sản trong mùa thu hoạch. Sống trong môi trường chằng chịt kênh, rạch, ghe, thuyền của người Khmer có rất nhiều loại: xuồng ba lá, ghe tam bản, thuyền “tắc rán” hoặc thuyền “đuôi tôm” chạy máy.
Ðặc biệt nhất là chiếc ghe Ngo (Tuộc mua) dài 30m, làm bằng gỗ sao, có từ 30 - 40 tay chèo, mũi và hai bên thành thuyền có vẽ hình ó biển, voi, sư tử, sóng nước. Ghe Ngo chỉ sử dụng trong dịp lễ chào mặt trăng Ok Om Bok (tháng 10 âm lịch), còn ngày thường họ gửi trong chùa, được cư dân trong các "Phum", "Sóc" coi như vật thiêng.