Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa khmer nam bộ tại trà vinh (Trang 46 - 49)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Thực trạng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh

Theo số liệu thống kê tháng 9/2016 của Ban Tuyên giáo tỉnh thì Trà Vinh là địa phương có đơng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh. Họ đã cùng sinh sống lâu đời nay với cộng đồng dân tộc anh em trong vùng, từ đó tạo nên một nét văn hóa đặc thù của người dân Khmer Trà Vinh. Điều này đã mang đến cho địa phương nhiều cơ hội để phát triển du lịch với sản phẩm du lịch đặc thù: du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Tuy nhiên, đến nay các tài nguyên văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh vẫn chưa được khai thác đúng với tiềm năng sẵn có.

2.3.1. Mơi trường du lịch

Các điểm tài ngun văn hóa Khmer vẫn chưa được khai thác và phát triển thành điểm tham quan du lịch hoàn chỉnh nên gây khó khăn cho các đơn vị lữ hành trong công tác thiết kế và tổ chức tour. Hiện trạng đường giao thông nông thôn nhỏ hẹp và chất lượng thấp gây hạn chế cho việc đưa đoàn khách đến tham quan. Đặc biệt khách khó vào tham quan ở các làng nghề, đường nông thôn nhỏ hẹp nên chỉ thích hợp cho khách “tây ba lơ” đi xe đạp hoặc đi bộ quanh làng.

Cơ sở lưu trú đặc biệt là lưu trú với hình thức homestay vẫn cịn thiếu rất nhiều. Tỉnh chủ trương làm du lịch cộng đồng homestay nhưng đến nay chỉ có 2 mơ hình homestay được đưa vào hoạt động đón khách trên địa bàn tỉnh: Sươn sia homestay (huyện Cầu Kè) của gia đình Khmer có 5 phịng, đón tối đa 12 – 15 khách lưu trú qua đêm. Homestay Mekong (huyện Càng Long) của hộ gia đình người Hoa với 3 bungalow, đón tối đa 6 – 10 khách qua đêm. Hai hộ dân này được cơng ty du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh cấp vốn, làm chủ đầu tư và điều hành. Người thân trong gia đình đóng vai trị là chủ nhà, người phục vụ và đối tượng tham quan của khách du lịch.

Hoạt động du lịch vẫn chưa được thực hiện tại các điểm tham quan, du khách tìm đến chủ yếu là tự do tham quan, tìm hiểu mà khơng nhận được thêm thơng tin văn hóa nào từ điểm đến và người dân địa phương. Ví dụ, tại chùa Âng, khách đến tham quan tự do, chụp ảnh lưu niệm; khi muốn biết thơng tin về chùa họ hồn tồn

khơng biết sẽ hỏi ai và tìm kiếm thơng tin ở đâu do khơng có thuyết minh tại điểm, sư “khơng rành” tiếng Việt và khơng có kỹ năng giao tiếp khách du lịch.

Tính đến cuối năm 2016, tồn tỉnh Trà Vinh có 11 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa. Các doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường khách Trà Vinh, đưa họ đến tham quan các điểm du lịch ngoài tỉnh là chủ yếu. Việc nhận khách và tổ chức tour tham quan Trà Vinh rất hiếm, hoặc chỉ một vài tour liên kết điểm như: tour Thành phố Hồ Chí Minh – Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng – Cà Mau. Trà Vinh đóng vai trò là một điểm dừng chân, một điểm tham quan phụ trên tuyến đường di chuyển trong tour. Các cơng ty lữ hành vẫn cịn bỏ ngõ trong việc đầu tư xây dựng tuyến điểm du lịch của Trà Vinh, họ chỉ cung cấp những tour tham quan theo yêu cầu của người dân Trà Vinh nên hình thức kinh doanh nhận khách tham quan không phát triển. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do các doanh nghiệp lữ hành ở Trà Vinh có quy mơ nhỏ, tiềm lực tài chính khơng nhiều, nguồn nhân lực nội tại vẫn còn mỏng. Do đó, các doanh nghiệp tập trung kinh doanh những tour sẵn có, hơn là khai thác sản phẩm mới vốn có nhiều thử thách và rủi ro.

2.3.2. Nguồn nhân lực (năng lực, kinh nghiệm, chuyên môn, tâm huyết với nghề) nghề)

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính đến cuối năm 2016, nhân lực làm việc trong ngành Du lịch của tỉnh Trà Vinh là 1085 người, gồm: nhóm lưu trú 601 người (trong 114 cơ sở lưu trú du lịch), nhóm lữ hành 167 người (trong 10 đơn vị lữ hành), nhóm dịch vụ hỗ trợ 300 người (trong các khu du lịch, vui chơi giải trí), nhóm sự nghiệp 11 người, nhóm quản lý Nhà nước về du lịch 06 người.

Ở cấp tỉnh, Phịng Nghiệp vụ Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thành lập từ năm 2006 đến nay có 05 cơng chức quản lý các hoạt động trong lĩnh vực du lịch tất cả đều có nghiệp vụ về du lịch. Trung tâm Thơng tin Xúc tiến Du lịch với 10 viên chức trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đi vào hoạt động vào đầu năm 2012, với chức năng chính là xúc tiến, quảng bá và kêu gọi các nhà đầu tư vào du lịch Trà Vinh. Cấp huyện, cán bộ quản lý du lịch chủ yếu là phân công 01 cán bộ Phịng Văn hóa Thơng tin phụ trách kiêm nhiệm, rất ít người có trình độ chun mơn về du lịch dù đa số có trình độ đại học.

Nguồn nhân lực tại doanh nghiệp lữ hành hầu hết được đào tạo về chun mơn du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, sau khoảng thời gian làm việc tại các đơn vị lữ hành, họ về lại Trà Vinh và thành lập doanh nghiệp tại tỉnh nhà. Ngoài người đứng đầu doanh nghiệp có chun mơn về du lịch, các nhân viên có thêm nhiều chuyên ngành khơng chun về lữ hành như: kế tốn, cơng nghệ thông tin, ngoại ngữ,… Thực tế này gây cho các doanh nghiệp hạn chế về mặt sáng tạo và tìm tịi sáng phẩm lữ hành mới, thiếu sự linh hoạt trong công tác bán và quảng bá sản phẩm của đơn vị mình.

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ mang nhiều đặc tính khác biệt như, tính thời vụ, yếu tố giới tính và sức khỏe, yếu tố chun mơn hóa, yêu cầu cao về kiến thức. Chính vì vậy người lao động hoạt động trong ngành du lịch luôn trong tâm thế sẵn sàng đối diện với thử thách: tài chính khơng ổn định, sự đào thải và thu nhận của môi trường du lịch gây gắt, ý thức tự nâng cao năng lực và kinh nghiệm nghề nghiệp. Tất cả các yếu tố trên ảnh hưởng rất lớn đến quyết tâm theo nghề và làm nghề của lực lượng lao động trẻ, vốn không nhiều trải nghiệm, chưa hiểu rõ về nghề nghiệp và kiên định đam mê với du lịch.

2.3.3. Yếu tố Văn hóa cộng đồng

Người Khmer có tính cách ơn hịa, giản dị, sống dựa vào thiên nhiên và tính cộng đồng cao. Từ những chất liệu ấy làm nên con người Khmer hồn hậu, dễ mến. Tộc người Khmer sống bao đời với nền kinh tế lúa nước, chăn ni gia súc gia cầm vì thế việc kinh doanh là công việc khá xa lạ với họ. Điều này gây khó khăn cho việc thuyết phục người dân Khmer tham gia vào các hoạt động kinh doanh du lịch.

Người dân Khmer sử dụng tiếng Khmer là chủ yếu, số ít người có thể nói được tiếng Việt. Mặc dù đã có sự cộng cư lâu dài với người Kinh và người Hoa nhưng một số ít vùng, các gia đình vẫn chưa quen với việc sử dụng tiếng nói và chữ viết tiếng Việt để giao tiếp và làm việc. Tất nhiên, việc này cũng bị ảnh hưởng bởi trình độ dân trí của người Khmer, điều này khiến cho việc tiếp cận với cơng tác đón tiếp khách và cùng làm du lịch là một vấn đề khó trong chính sách phát triển du lịch của địa phương.

2.3.4. Chính sách du lịch

Chính quyền địa phương có sự quan tâm đến sự phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch dựa vào tài nguyên sẵn có: văn hóa Khmer Nam bộ. Tuy nhiên, từ văn bản chỉ đạo để đến hành động thực tiễn còn gặp nhiều thách thức. Thứ nhất, về chính sách mời gọi đầu tư theo mục tiêu “xã hội hóa phát triển du lịch”, làm thế nào để nhà đầu tư quan tâm và đầu tư vốn cho du lịch Trà Vinh nói chung và du lịch văn hóa Khmer Nam bộ nói riêng. Vấn đề mà các nhà đầu tư và người dân Trà Vinh quan tâm khơng kém đó chính là làm thế nào để cân bằng lợi ích giữa nhà đầu tư – chủ thể văn hóa Khmer – chính quyền địa phương và người dân bản địa.

Thứ hai, nguồn nhân lực du lịch của tỉnh đang thiếu trầm trọng về cả chất và lượng do nhiều yếu tố. Trà Vinh là một tỉnh đi lên từ nền nơng nghiệp lúa nước, nên trình độ dân trí và kiến thức về du lịch cịn thấp, họ khơng cho con cháu mình làm du lịch. Mặc khác, người dân Khmer quen với ruộng đồng, việc làm du lịch đối với họ rất xa lạ và hồn tồn khó khăn do họ có quan niệm học cho biết con chữ rồi đi làm kiếm tiền. Vì vậy, lực lượng thuyết minh viên tại địa phương là người Khmer rất hiếm, đa phần là người Kinh. Để thay đổi suy nghĩ và tập quán chọn nghề của người dân là một quá trình lâu dài, chính sách khuyến khích và đãi ngộ nhân tài trong ngành du lịch cũng là một quyết sách tốt cho việc đồng bộ hóa nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Trà Vinh trong tương lai.

Thứ ba, làm du lịch dựa vào tiềm năng văn hóa Khmer Nam bộ là một hoạt động khơng khó nhưng cần sự hỗ trợ đồng lòng từ nhiều ngành, nhiều cấp. Kinh doanh du lịch để không làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc là một việc làm khơng dễ, nhưng hiện tại các nhà làm du lịch từ Nhà nước đến địa phương vẫn chưa có một lộ trình cụ thể và thực tế cho đối tượng du lịch “văn hóa Khmer Nam bộ” tại Trà Vinh.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa khmer nam bộ tại trà vinh (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)