Tổng quan về tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh tây sài gòn (Trang 27)

5. Kết cấu của đề tài khóa luận tốt nghiệp

1.3. Tổng quan về tín dụng cá nhân

1.3.1. Khái niệm về tín dụng cá nhân.

Trên cơ sở định nghĩa “Tín dụng ngân hàng”, đối tượng khách hàng cá nhân bao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể, vì vậy Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trị là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.

Tín dụng cá nhân đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồn vốn trong xã hội, điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình.

1.3.2. Quy trình tín dụng cá nhân.

Quy trình tín dụng là tổng hợp các ngun tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấp dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hồn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó nhau.

Tùy theo đặc điểm tổ chức và quản trị, mỗi ngân hàng đều thiết kế và xây dựng cho mình một quy trình tín dụng riêng. Sau đây là các bước căn bản của một quy trình tín dụng:

BƯỚC 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng: Là khâu căn bản đầu tiên của quy

trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng u cầu và qui mơ tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khách hàng.

BƯỚC 2: Phân tích tín dụng: Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của

khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hồn trả nợ và khả năng thu hồi vốn vay cá nhân gốc và lãi.

BƯỚC 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng:

Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hay từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

BƯỚC 4: Giải ngân: Là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng được ký

kết, khâu phát triển vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng.

BƯỚC 5: Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu đảm

bảo tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

BƯỚC 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Đây là khâu kết thúc của quy trình tín

dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý đó là: thu hồi cả nợ gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng.

1.3.3. Các sản phẩm tín dụng cá nhân

1.3.3.1. Cho vay cá nhân

Tại Việt Nam, do phát triển chưa lâu nên các sản phẩm cho vay cá nhân chủ yếu phát triển ở bề rộng là các sản phẩm truyền thống, áp dụng hầu hết cho mọi đối tượng khách hàng như:

- Cho vay bất động sản: phục vụ nhu cầu mua nhà, đất, nhà dự án (thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai), xây dựng, sửa chữa nhà.

- Cho vay bổ sung vốn cho hộ kinh doanh cá thể.

- Cho vay tín chấp (khơng có tài sản đảm bảo): cho vay tiêu dùng, thấu chi. - Cho vay kinh doanh chứng khoán.

- Cho vay du học: thanh tốn học phí và sinh hoạt phí của du học sinh. - Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

- Cho vay tiêu dùng.

1.3.3.2. Bảo lãnh cá nhân

Loại hình nghiệp vụ ngân hàng này cung cấp cho khách hàng (bên được bảo lãnh) dịch vụ bảo lãnh theo yêu cầu của bên thứ ba (bên nhận bảo lãnh) trong các lĩnh vực giao dịch nhà đất, sản xuất, kinh doanh, thương mại… như: Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đối ứng.

1.3.3.3. Phát hành – Thanh tốn thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng là một sản phẩm kết hợp của tín dụng và thanh tốn.

Có thể hiểu một cách đơn giản thẻ tín dụng là loại hình tín dụng mà khách hàng được quyền chi tiêu trước, trả tiền sau thông qua phương thức chi trả bằng thẻ, với hạn mức do ngân hàng quy định. Phương thức thanh toán được thực hiện bằng máy chấp nhận thẻ (POS) hoặc phối hợp với các trang web bán hàng trực tuyến, hãng máy bay, điện thoại, trò chơi điện tử... cho khách hàng thanh toán tiền mua hàng, mua thẻ cào, vé máy bay qua mạng.

Sử dụng thẻ tín dụng một cách hợp lý sẽ giúp khách hàng quản lý tài chính hiệu quả khi biết tận hưởng một khoảng thời gian không lãi suất (thông thường từ 30-45 ngày), thuận tiện trong thanh tốn khi mua sắm, du lịch… lại khơng phải ứng tiền cá nhân để trả trước cho các chi phí này.

Các thương hiệu thẻ tín dụng nổi tiếng trên toàn cầu bao gồm: Visa, Master, Amex (American Express), Dinner Club, Discover, Chase, Capital One…

1.3.4. Rủi ro tín dụng.

 Khái niệm:

Là sự xuất hiện những biến cố khơng bình thường trong quan hệ tín dụng, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng.

 Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra:

- Đối với ngân hàng: Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: thiếu tiền chi trả cho khách hàng, lợi nhuận ngày càng giảm dẫn đến lỗ và mất khả năng thanh toán.

- Đối với xã hội: Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của

tồn bộ nền kinh tế. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một vài ngân hàng, có khả năng lây lan các ngân hàng khác tạo cho dân chúng một tâm lý sợ hãi nên đua nhau đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn. Điều đó có thể đưa đến phá sản hàng loạt các ngân hàng và sẽ tác động xấu đến nền kinh tế.

1.3.5. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng cá nhân của NHTM.

Việc đánh giá chất lượng cho vay trong ngân hàng là yếu tố chủ quan, bởi vì chất lượng cho vay có thể tốt ở thời điểm phân tích nhưng sau lại có thể xấu đi.

Chi tiêu định tính.

Để xem xét được chất lượng cho vay KHCN của một ngân hàng có tốt khơng ta có thể căn cứ vào một số chỉ tiêu định tính như sau:

- Số lượng khách hàng đến vay tại ngân hàng: Chất lượng cho vay của ngân hàng có tốt thì mới có nhiều người đến với ngân hàng. Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh và đầy đủ.

- Uy tín của ngân hàng là chỉ tiêu quan trọng, nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng. Ngân hàng tồn tại được chính là nhờ vào sự tin cậy của khách hàng với ngân hàng.

- Thủ tục tuân theo đúng quy định, quy chế cho vay KHCN của ngân hàng được cán bộ tín dụng làm nhanh chóng chính xác, an tồn cũng góp phần làm tăng chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.

Chỉ tiêu định lƣợng

Doanh số cho vay

Doanh số cho vay bao gồm tất cả các khoản vay phát sinh trong năm tài chính. Các khoản vay mà khách hàng vay lại năm sau khi thanh toán hợp đồng cũ hoặc vay lần đầu.

Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ bao gồm tất cả các khoản thu vốn gốc mà khách hàng phải trả trong năm tài chính kể cả vốn thanh toán dứt điểm hợp đồng hoặc vốn khách hàng trả một lần

Dư nợ

Dư nợ là các khoản vay qua các năm của khách hàng nhưng chưa đến kỳ hạn trả theo hợp đồng đã ký kết hoặc những khoản vay đã đến kỳ hạn nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó chưa trả được bao gồm nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ quá hạn

Cơng thức dư nợ bình qn:

Dƣ nợ bình quân = (Dƣ nợ tháng 1+…+dƣ nợ tháng 12) / 12

Chỉ tiêu vòng quay của vốn

Vòng quay vốn = Doanh số trả nợ trong kỳ / Dƣ nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng cho vay KHCN của ngân hàng, hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vịng quay của vốn tín dụng càng cao càng chứng tỏ nguồn vay ngân hàng luân chuyển càng nhanh, tham gia càng nhiều vào chu kỳ sản xuất và lưu thơng hàng hố. Hệ số này càng tăng thì càng cho thấy tình hình quản lý vốn tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao. Bên cạnh đó, nó cịn thể hiện khả năng thu nợ tốt, hiệu quả cho vay của ngân hàng. Chính vì thế, một đồng vốn khi cho vay được nhiều lần sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn. Tuy nhiên, cần xét đến một nhân tố quan trọng là dư nợ bình quân. Khi dư nợ bình quân thấp sẽ làm cho vòng quay lớn nhưng lại không phản ánh chất lượng khoản cho vay là cao bời nó thể hiện khả năng cho vay kém của ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn: là tỷ lệ phần trăm giữa dư nợ quá hạn và tổng dư nợ của

NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp.

Tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu nợ khó địi

Tỷ lệ nợ khó địi = Nợ khó địi / Nợ q hạn

chỉ xem xét đến giá trị của khoản nợ quá hạn, trong khi đó tỷ lệ nợ khó địi xem xét giá trị các khoản nợ khó địi trong nợ q hạn.

Hai chỉ tiêu này đều chịu ảnh hưởng của chính sách xố nợ của ngân hàng. Một ngân hàng có chính sách tốt phải thiết lập được quỹ dự phịng rủi ro đủ mạnh và thơng báo định kỳ về những món vay khơng có khả năng thu hồi quá lớn và làm giảm tài sản của ngân hàng một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu như ngân hàng thực hiện xoá nợ quá nhanh thì hai tỷ lệ này dù ở mức rất thấp cũng khơng có ý nghĩa thực tiễn.

Các khách hàng có nợ quá hạn

Tỷ lệ khách có nợ quá hạn = Số khách hàng nợ quá hạn / Tổng số khách hàng có dƣ nợ quá hạn

Nếu tỷ lệ các khách hàng có nợ quá hạn thấp hơn tỷ lệ nợ quá hạn hay tỷ lệ rủi ro theo thời gian thì dường như các khoản cho vay lớn có vấn đề hơn các khoản cho vay nhỏ.

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ CVCN / Doanh số CVCN

Trong đó doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản cho vay mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một thời gian nào đó, khơng kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kỳ. Doanh số cho vay KHCN càng cao thì quy mơ cho vay càng lớn.

Tỷ lệ thu lãi từ hoạt động cho vay cá nhân

Tỷ lệ thu lãi CVCN = Thu lãi CVCN / Tổng thu lãi

Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập mà CVCN đem lại cho ngân hàng so với các khoản cho vay khác. Điều này cũng đánh giá được mức hấp dẫn của CVCN so với các loại vay khác. Ngoài ra, tỷ lệ này còn giúp ngân hàng xây dựng định hướng phát triển hoạt động CVCN tại ngân hàng.

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận/ Tổng tài sản= (Lợi nhuận rịng/ Bình qn tổng tài sản)*100

ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các cơng ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích

Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích = Vốn sử dụng sai mục đích / Dƣ nợ CVCN

Có nhiều trường hợp khách hàng dùng số tiền vay tiêu dùng để sử dụng vào mục đích khác. Chỉ tiêu này cho chúng ta biết được khoản cho vay KHCN mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng bị sử dụng sai mục đích chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong dư nợ cho vay KHCN. Từ đó, chúng ta thấy được khả năng quản lý của ngân hàng đối với khoản cho vay. Tuy nhiên trong thực tế để kiểm soát và phát hiện ra những khoản cho vay tiêu dùng khơng đúng mục đích sử dụng khơng phải là điều dễ dàng vì số lượng khách hàng thì nhiều mà số lượng cán bộ tín dụng lại có hạn

TĨM TẮT CHƢƠNG 1:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng đã đưa ra một vài cơ sở lý thuyết cơ bản về tín dụng ngân hàng nói chung và một số vấn đề chung về tín dụng cá nhân nói riêng. Đồng thời, nêu ra một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng.

Trên cơ sở một số lý thuyết đưa ra sẽ là tiền đề để tiếp tục bước vào phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng sẽ được trình bày trong chương 2 và đưa ra một số giải pháp ở chương 3. Từ đó giúp người đọc có cái nhìn khái qt hơn về tầm quan trọng của tín dụng cá nhân đối với các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM (BIDV) – CHI NHÁNH TÂY SÀI GÒN. 2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV)

2.1.1. Các thông tin chung về BIDV

 Tên doanh nghiệp phát hành: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

 Tên giao dịch quốc tế: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM.

 Tên viết tắt: BIDV

 Vốn điều lệ: 28.112.026.440.000 đồng.

 Trụ sở chính: Tháp BIDV, 35 Hàng Vơi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 Điện thoại: 04.2220.5544

 Logo:

 Website: www.bidv.com.vn

 Email: Info@bidv.com.vn

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.

Thành lập vào ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam – Từ năm 1981 đến 1989 : mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Từ 27/04/2012 đến nay: chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước hồ mình trong dịng chảy của dân tộc, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khơi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) – chi nhánh tây sài gòn (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)