CHƯƠNG I : THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN VÀ HÀNG HÓA GIAO DỊCH
2.2. Phân tích các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng
2.2.9. Điều khoản giá cả
Đơn giá: 1048 USD/MT, CIF Hai phong, Vietnam, Incoterm 2010 Tổng giá trị hợp đồng: 37728 USD
Đồng tiền tính giá: USD Loại giá: Giá cố định
Giảm giá: Công ty TNHH Nhựa Đông Á đàm phán với công ty trung gian Jampoo về giá cả hàng hóa trước khi ký hợp đồng và giá trên hợp đồng là giá đã giảm. Yêu cầu giảm giá dựa vào 2 lý do: giá hiện tại của các bên khác thấp hơn và giá các nguyên liệu đầu vào đang giảm (do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, giá dầu thô giảm tác động đến giá hạt nhựa GPPS cũng giảm vì dầu thơ là ngun liệu đầu vào của sản phẩm hạt nhựa GPPS). Đàm phán kết thúc, Công ty TNHH Nhựa Đông Á được giảm 1-5% giá trị chào hàng ban đầu. Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá: CIF Hai Phong Port, Incoterm
2010.
Nhận xét:
Hai bên giao dịch không sử dụng đồng tiền thanh tốn là nội tệ của nước mình mà sử dụng đồng USD (đơ la Mỹ) do tính thanh khoản cao, là một loại tiền tệ toàn cầu khi 88% các giao dịch ngoại hối trên thế giới sử dụng đồng USD, được dự trữ ngoại hối tới 60.9% so với các đồng tiền khác trên thế giới như Euro, Yên Nhật, Bảng Anh (Theo Quỹ Tiền tệ Thế giới) .Đây là đồng tiền quốc tế được chấp nhận thanh toán trong thương mại quốc tế ở tất cả các quốc gia, là đồng tiền có tính quy đổi cao và ổn định.
Điều khoản giá cả được hai bên thỏa thuận bằng việc đưa ra đơn giá kèm theo điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá, sau đó là đưa ra tổng giá trị hợp đồng
Sử dụng loại giá cố định trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài, diễn biến phức tạp và các yếu tố kinh tế biến động bất thường có thể gây ra rủi ro cho cả người mua và người bán. Điển hình như vào tháng 4 khi giá dầu thế giới giảm mạnh đến mức âm ảnh hưởng rất nhiều đến các ngành công nghiệp liên quan trong đó có cơng nghiệp sản xuất hạt nhựa GPPS (vì dầu thơ là ngun liệu đầu vào) có thể khiến cho giá của hạt nhựa giảm theo, gây bất lợi cho người mua. Với các doanh nghiệp Việt Nam, việc nhập CIF rất phổ biến vì khả năng vận
tải cũng như dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam cịn chưa phát triển trình độ cao và có nhiều hạn chế so với nước ngoài, việc lựa chọn nhập CIF thì người mua chỉ cần làm nhiệm vụ thơng quan nhập khẩu, mọi trách nhiệm về bảo hiểm rủi ro, giao hàng thuộc về người bán nên người mua sẽ né tránh được tối đa rủi ro trong q trình vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, với hình thức này người mua thường sẽ phải nhập khẩu với giá cao hơn do bao gồm cả chi phí vận tải và bảo hiểm. Theo CIF, người xuất khẩu chịu tồn bộ chi phí vận chuyển hàng hóa từ kho nhà xuất khẩu đến cảng đi, chi phí xếp dỡ lên xe trung chuyển và ở trạm vận tải chính, chi phí trạm vận tải chính. Bảo hiểm trạm vận tải chính cũng do nhà xuất khẩu mua với điều kiện tối thiểu (điều kiện C trong ICC) và rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua tại thời điểm hàng xếp lên boong tàu ở cảng đi. Lợi ích của việc sử dụng điều khoản này với bên mua là mọi khâu vận chuyển ở trạm chuyên chở chính và bảo hiểm người bán sẽ chịu trách nhiệm. Trong hợp đồng hai bên cũng không quy định lại hay bổ sung về trách nhiệm hai bên đối với điều khoản giao hàng này.
Phương thức giao hàng: Đường biển
Thời hạn giao hàng: không định kỳ: sau khi nhận được LC gốc từ người mua và ngày nhận LC gốc muộn nhất vào ngày 15 tháng 3 năm 2020 kiểu giao hàng gì (xem trên vận đơn)
Cho phép giao hàng từng phần, cho phép truyền tải: Partial shipment: allowed Transshipment: Allowed
Địa điểm giao hàng:
Cảng đi: Trên hợp đồng ghi: “Bất kỳ cảng nào ở Đài Loan” Cảng đến: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Hợp đồng thực hiện theo điều khoản CIF của Incoterm 2010: Người bán chuyển giao mọi rủi ro cho người mua sau thời điểm hàng hóa được giao xong xuống tàu (on board) tại cảng chỉ định.
Nhận xét:
Thời hạn giao hàng: Vì thanh tốn theo hình thức LC nên trong hợp đồng chưa thể xác định được ngày giao hàng tại cảng đi do phụ thuộc vào thời điểm LC được phát hành. Do vậy, thời hạn giao hàng: không kỳ hạn như hợp đồng là hợp lý.
Cảng đi: Trong hợp đồng chưa quy định rõ cảng đi là cảng nào, mới chỉ đề cập chung là thuộc Đài Loan. Sau đó khi bên xuất khẩu thuê tàu và xuất hàng mới ấn định cảng đi là Cảng Kaohsiung, Đài Loan (nội dung này được nêu trong Vận đơn đường biển).
Trên hợp đồng ghi “cho phép giao hàng từng phần” nhưng trong LC thì ghi khơng cho phép. Trên thực tế hai bên thỏa thuận sau hợp đồng và thực hiện theo như trên LC quy định là “Không cho phép giao hàng từng phần”. Để giải thích vấn đề này, có thể do đặc tính sản phẩm là hạt nhựa, có thể dễ dàng xếp
hàng và nhà sản xuất có thể cung cấp tồn bộ, cùng với đó để giảm thiểu chi phí vận tải và sự rắc rối trong thanh tốn thì LC khơng cho phép giao hàng từng phần.
Về thông báo giao hàng: Trong hợp đồng khơng có quy định về số lần thơng báo giao hàng về nội dung trước và sau khi giao hàng. Hai bên khơng có văn bản trao đổi cụ thể về thời gian hàng rời cảng và thông báo giao hàng mà chủ yếu trao đổi qua email. Có một văn bản duy nhất về thông báo giao hàng là “Giấy báo hàng đến”. Văn bản này không được nhắc đến hay quy định trong hợp đồng mà được đính kèm trong bộ chứng từ.