CHƯƠNG I : THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN VÀ HÀNG HÓA GIAO DỊCH
2.3. Đánh giá chung về hợp đồng thương mại
Như vậy, hợp đồng này được ký kết giữa hai bên JAMPOO UNION CORP. và CÔNG TY TNHH NHỰA ĐÔNG Á ngắn gọn, đảm bảo các điều kiện tối thiểu để thực hiện giao dịch. Hợp đồng thể hiện rõ ý chí tự do và tự nguyện giữa hai bên mua và bán, đồng thời đáp ứng đủ 4 điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo Điều 81 của Bộ Luật Thương mại Việt Nam:
Chủ thể của hợp đồng có đủ tư cách pháp lý Đối tượng của hợp đồng hợp pháp
Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp
Hợp đồng đã quy định rõ ràng về các điều khoản của một bản hợp đồng chính thống, hợp pháp. Cả hai bên đã quy định với nhau và thỏa thuận mọi điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng được đóng dấu giáp lai của bên mua và bên bán, đồng thời
có cả chữ ký của hai người đại diện của hai công ty. Bản hợp đồng này có tính pháp lý cao, được soạn bằng tiếng Anh. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Bản hợp đồng đầy đủ các điều khoản cơ bản của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh những phần đã quy định chi tiết, đầy đủ ở trên, bản hợp đồng còn một số điểm thiết sót nên bổ sung, các điều khoản vẫn chưa thực sự chặt chẽ và chi tiết. Nguyên nhân có thể do hai bên đối tác có quan hệ làm ăn lâu dài, đã thực hiện nhiều giao dịch từ trước và chưa từng phát sinh tranh chấp hay rủi ro nào trong các giao dịch trước đó nên hồn tồn tin tưởng nhau, khơng muốn làm khó đối phương. Nên có thể cho rằng những thiếu sót khơng gây ảnh hưởng đến giao dịch lần này và hợp đồng chỉ mang tính pháp lý. Ta có thể nhận xét những thiếu sót của Hợp đồng về những điều khoản như sau:
Hợp đồng thiếu điều khoản chất lượng: Cần bổ sung điều khoản chất lượng vào trong hợp đồng và ghi rõ đặc điểm của hàng hóa về chất liệu, hình dáng, hàm lượng chất…
Các điều khoản về số lượng, bao bì chưa đầy đủ nội dung, thơng tin chưa rõ ràng, cần bổ sung để thuận tiện trong quá trình thực hiện hợp đồng
Điều khoản bất khả kháng, điều khoản khiếu nại, điều khoản chế tài vi phạm hợp đồng và điều khoản luật áp dụng cho hợp đồng đều không được quy định rõ trong hợp đồng. Điều này là khơng nên vì dù hai bên là đối tác lâu năm và hoàn toàn tin tưởng nhau nhưng những rủi ro xảy ra do yếu tố khách quan là khơng thể kiểm sốt được. Khi rủi ro xảy ra, nếu không quy định rõ ai là người chịu trách nhiệm và luật cụ thể được áp dụng trong trường hợp rất dễ gây nên mâu thuẫn và tranh chấp, từ đó có thể gây nên mất mối quan hệ đối tác kinh doanh. Trong trường hợp này, khi rủi ro xảy ra đối với hàng hóa trên đường vận chuyển thì người mua là người chịu trách nhiệm vì trong điều kiện CIF, rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua khi người bán giao hàng xong lên tàu nên người mua sẽ gặp nhiều bất lợi.