CHƯƠNG 2 : BỆNH TRÊN THÚ CÁI TRONG THỜI KỲ MANG THAI
3. Các trường hợp đẻ khó
3.5. Tư thế vị trí và hướng thai bất thường
3.5.3. Hướng bất thường
a. Thú con đưa lưng ra trước
Thường xảy ra trên ngựa, đơi khi trên trâu bị nhưng ít khi gặp trên heo. Việc tống thai ra ngồi khơng tiến triển trong khi nước ối đã thoát ra hết. Nguyên nhân do sự xoay chuyển thai không đúng hướng, cơn rặn của thú mẹ làm thai lệch hướng dần, trục thai có thể dần dần thẳng góc với trục thân thú mẹ, đôi khi trục thai xoay dần.
Can thiệp: Khơng được dùng oxytocine vì có thể gây vỡ tử cung, khó can thiệp cho thú mẹ. Có thể gây tê màng cứng tủy sống để hạn chế cơn rặn. Đưa tay vào tử cung, đẩy thai vào bên trong, tìm nắm lấy chân trước kéo ra cổ tử cung và chỉnh lại tư thế thai phù hợp, nhẹ nhàng kéo thai ra ngồi . Nếu q khó thì có thể cắt thai hoặc mổ lấy thai ra.
b. Thú con đưa bụng ra trước
Hai chân trước và hai chân sau chụm lại. Một số trường hợp thai xoay ngang hay mõm thai hướng lên trên.
Can thiệp tương tự như ngôi lưng, cố gắng sửa lại tư thế bình thường trước khi kéo thai ra ngồi, có thể dùng dung dịch bơi trơn hỗ trợ cho sự can thiệp.Tùy vào tình trạng của thú con, có thể móc, cắt thai, mổ lấy thai.
24
Hình 3.2 : Tư thế - Vị trí và hướng thai bất thường (A: Đầu thai quập
xuống ; B: Chân thai khơng đưa ra ngồi ; C: Đầu của thai ngửa ra sau ; D : Đầu của thai quẹo sang một bên ; E,F : Bốn chân của thai ra cùng lúc ; G : Chân sau của thai co quấp lại ; H : Thai đưa lưng ra trước
A B
C D
E F
25
4. Thực hành: Kiểm tra chăm sóc nái trước khi sinh Câu hỏi ôn tập :
1. Trình bày hiện tượng đẻ bình thường trên gia súc. 2. Trình bày nguyên tắc cơ bản để kiểm tra đẻ khó. 3. Nguyên nhân, can thiệp bệnh hẹp khung xương chậu. 4. Thảo luận trường hợp cổ tử cung mở chậm.
5. Trình bày trường hợp xoắn tử cung, can thiệp. 6. Can thiệp sinh đôi trên thú can đơn thai.
7. Các tư thế thai bất thường. 8. Các vị trí thai bất thường. 9. Các tư hướng thai bất thường
26
CHƯƠNG 4
BỆNH SINH SẢN TRÊN THÚ CÁI SAU THỜI KỲ SINH SẢN MH27- 02
Giới thiệu: Nội dung chương cung cấp cho người học các kiến thức về bệnh
trên gia súc sau thời kỳ sinh sản.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm kiến thức phục vụ cơng tác chăm sóc sau khi sinh trên đàn gia súc, gia cầm.
- Kỹ năng: Phân biệt được các bệnh sinh sản trên thú cái sau thời kỳ sinh sản - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với cơng việc, có khả năng tự học.
1. Sót nhau
Sau khi tống thai thì đến thời kỳ tống nhau (bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị, bong nhau, tống nhau và tắt mạch), nếu quá một khoảng thời gian nhất định mà nhau chưa ra thì coi như sát nhau. Bệnh thường xảy ra trên thú cao sản như bò sữa.
1.1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng bong nhau và tống nhau: - Bên ngoài: Thiếu vận động trong thời gian mang thai, thiếu dinh dưỡng (A, E, Ca, Mg hay Se ), thú mẹ có thể bị nhiễm vi sinh vật trong thời gian mang thai. - Bên trong: Thú mẹ đẻ non, sinh nhiều thai, viêm núm tử cung, núm nhau, tử cung co bóp yếu, nước ối nhiều hơn bình thường.
1.2. Triệu chứng
1.2.1. Sót nhau một phần
Thường lá nhau bị rách, khi ráp hai mí rách lại các mạch máu khơng trùng khớp thì khả năng cịn lại một mảng trong tử cung thú mẹ. Trên heo, mảng nhau cịn sót có thể được tống ra cùng với các lần rặn đẻ con kế tiếp hoặc ra cùng với lá nhau khác. Trên trâu bị phần sót < 1/5 lá nhau khó phát hiện, 1 hoặc 2 ngày sau hơi thối khó chịu. Nếu sót mảng nhau > 1/3 lá nhau thì có thể thấy phần nhau ló ra ngồi âm đạo và cũng hơi thối sau 1-2 ngày. Xảy ra mãnh liệt trên ngựa do bại huyết và có thể chết, trên heo gây sốt, bỏ ăn thai , tái lạnh, sản dịch và nhau thai thối tống ra âm đạo dẫn đến viêm tử cung, mất sữa trong hội chứng MMA (Mastitis, Metritis, Agalactiae). Trên trâu bò kém nhai lại, bỏ ăn, cong lưng rặn, sốt, sản lượng sữa giảm (30-50% ).
27
1.2.2. Sót nhau tồn phần
- Số con đẻ ra nhiều hơn số nhau (heo, dê, cừu…). Trên trâu bò dễ nhận khi kiểm tra phía sau.
- Phân biệt với trường hợp thú ăn lại nhau (theo dõi triệu chứng toàn thân). - Trên thú lớn, khi chưa thấy tống nhau, không thấy các màng trắng hồng ở âm hộ, chỉ thấy nước nhầy ở âm đạo, không thấy màng đàn hồi dai của lá nhau thì thú có thể sót nhau. Trên ngựa, sót nhau tồn phần để lại cuống nhau ló ở âm hộ và sau 12-24 giờ mà nhau chưa ra sẽ có triệu chứng tồn thân như sốt, bỏ ăn, rặn cong đi, sữa giảm. Nhau tự thối rữa và tống ra ngoài nhưng thường để lại hậu chứng viêm tử cung vào thời kỳ hậu sản.
Hình 4.1: Sót nhau trên bị sữa Bảng 4.1: Thời gian ra nhau của một số loài gia súc
1.3. Can thiệp
- Ưu tiên theo thứ tự ngựa, heo, dê, cừu, trâu bị.
TT Lồi động vật Thời gian ra nhau Thời gian sót nhau
1 Trâu, bò 02 – 06 giờ > 12 giờ
2 Ngựa 30 – 60 phút > 60 phút
3 Dê, Cừu 30 – 120 phút > 120 phút
28
- Không lôi kéo, cột vật nặng, hay cắt bỏ phần nhau lịi ra ngồi.
- Không bơm dung dịch rửa tử cung vào vì có thể gây viêm tắt ống dẫn trứng. - Trên trâu bị có thể bóc nhau (thực hành).
- Bảo lưu nhau lại trong tử cung (đặt thuốc ngừa viêm nhiễm, tiêm kháng sinh tòan thân), nhau tự ra sau một tuần.
- Trên heo có thể tiêm oxytocin để hỗ trợ tống nhau
- Trên ngựa sau khi đẻ 30 phút khơng thấy nhau ra thì dùng phương pháp bóc nhau. Thao tác có thể nhẹ nhàng hơn trên trâu bị vì sức bám của nhau thai kém hơn trên trâu bị.
- Khơng thụt rửa tử cung, chỉ làm vệ sinh bên ngồi, có thể đặt nang thuốc kháng sinh
- Có thể tiêm oxytocin trong ba ngày đầu, mỗi ngày một lần nhằm hỗ trợ tử cung tống sản dịch tốt hơn.