CHƯƠNG 2 : BỆNH TRÊN THÚ CÁI TRONG THỜI KỲ MANG THAI
1. Hiện tượng đẻ bình thường trên gia súc
Trong điều kiện sinh lý bình thường, thú đẻ tự nhiên không cần sự can thiệp của con người, đây là điều kiện tốt nhất cho cơ thể thú mẹ. Trong giai đoạn chuẩn bị lâm bồn thú mẹ có những biểu hiện bên ngoài: Bồn chồn, làm ổ, hay quay đầu về phía bụng…,những thay đổi bên trong: Co rút các cơ hoành, cơ bụng, cơ tử cung với cường độ và biên độ tăng dần, cổ tử cung mở ra (đây là dấu hiệu quan trọng của sự sinh con)
Sau khi cổ tử cung mở ra, nhau tách khỏi núm tử cung, thai chui dần vào âm đạo theo nhịp co thắt của tử cung. Tại đây túi nước ối vỡ ra và dịch ối đầu thoát ra ngồi, tử cung tạm ngừng co bóp vài phút và co bóp trở lại với cường độ cao hơn, cùng với sự nín thở và phản xạ rặn đẻ tống thai vào âm đạo.
Thai được bao bọc bằng các màng đệm, màng niệu, màng ối. Các màng này vỡ, dịch ối chảy ra với độ nhầy rất cao trợ giúp thai tiến dần ra cửa âm hộ. Bên ngoài âm hộ xuất hiện hai chân (chân trước là ngơi đầu, chân sau là ngơi sau). Cuối cùng tồn thân thai được tống ra ngoài, dây rốn tự đứt.
Giai đoạn này cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa những phản xạ rặn đẻ đối với sự phân tiết nội tiết tố như oxytocine, relaxin... để điều khiển quá trình sinh đẻ của thú mẹ. Thời gian tống nhau thay đổi tuỳ thuộc nhiều yếu tố: giống, tuổi, lứa đẻ, kích cỡ xương chậu... Thai vừa lọt lịng mẹ cần phải thơng đường hô hấp, nếu không thở được cần phải hô hấp nhân tạo. Đối với bê con cần được cạo lớp sừng mỏng ở bốn đầu móng chân để bê dễ dàng đứng dậy.
18
Hình 3.1: Các hormone chi phối quá trình đẻ 2. Nguyên tắc cơ bản để kiểm tra đẻ khó
Kiểm tra thời gian mang thai, thời gian sinh, thời gian ra nhau...các diễn biến trong quá trình mang thai và sinh đẻ
Kiểm tra lâm sàng: thể trạng thú, các biểu hiện ở đường sinh dục, âm hộ, hiện tượng rặn đẻ...
Xem bên trong bằng mỏ vịt: xem cổ tử cung, các biểu hiện như cổ tử cung mở, trạng thái, (cứng hay mềm), kích thước, (nhỏ hay to), màu sắc…
Kiểm tra dịch ối: màu sắc, độ nhầy (đỏ tươi là xuất huyết ở tử cung, đỏ xẩm là xuất huyết ở nhau thai, độ nhầy thấp do dịch thuỷ thủng mô bào ).
Kiểm tra ngơi (trước hay sau). Nếu là ngơi trước móng của thai úp xuống theo chiều dài sống lưng thú mẹ, tiếp tục sờ được đầu của thai. Nếu là ngơi sau móng của thai ngửa lên theo chiều dài sống lưng thú mẹ.
Cần quyết định nhanh chóng khi phát hiện bất thường để cứu được mẹ hoặc cả mẹ và con.
Vỏ não
Hypothalamu s
Tuyến yên Oxytoxin
PGF2 ACTH Vỏ thượng thận Corticosteroid Nhau thai Tử cung Estrogen Relaxin Tăng áp lực rặn Thai lớn và chin mùi Dãn dây chằn xương chậu Phá hủy hoàng thể, ức chế progesterone Đẻ Tăng nhạy cảm với Oxytoxin
19
Đối với heo là động vật đa thai, khi đẻ được một số con thì thú mẹ ngưng đẻ nhưng bụng vẫn cịn to, heo mẹ có biểu hiện mệt mỏi. Người chăm sóc có thể can thiệp bằng cách đưa tay vào kiểm tra (có thể thai quá lớn hoặc tư thế, vị trí, hướng thai bất thường).
Cần xác định dạng đẻ khó để quyết định cách can thiệp. Cơng việc chăm sóc thú sinh sản, nhất là trong những trường hợp đẻ khó địi hỏi phải có tính kiên nhẫn, bình tĩnh, thao tác chín xác và khéo léo. Như vậy thành công hay thất bại tùy thuộc vào các yếu tố:
- Tay nghề chuyên môn.
- Biện pháp kỹ thuật, thiết bị hỗ trợ (dụng cụ, thuốc thú y).
3. Các trường hợp đẻ khó 3.1. Hẹp khung xương chậu 3.1. Hẹp khung xương chậu 3.1.1 Nguyên nhân
Bộ khung xương chậu hẹp hay nhỏ hơn bình thường do các nguyên nhân: - Thú cái tơ chưa phát triển hoàn chỉnh, cho phối giống sớm.
- Do bẩm sinh, còi cọc suy dinh dưỡng nhất là trong giai đoạn sơ sinh. - Thú ít vận động trong thời kỳ mang thai.
- Thú bị bại liệt trước khi sinh
- Rối loạn sản xuất và phân tiết hormone relaxin. Hormone này có tác dụng làm dãn dây chằng xương chậu, dãn cổ tử cung.
3.1.2. Biện pháp can thiệp
Cần phân biệt hẹp khung xương chậu với các trường hợp khác như sự phối hợp hoạt động không đồng bộ giữa cơ tử cung, cơ bụng...với sự rặn đẻ, thai quá lớn, hai thai ra cùng lúc. Các biện pháp có thể áp dụng như:
- Xoay thai ngang: Khi xương chậu hẹp vừa phải hoặc thai không quá lớn, biện pháp thực hiện bằng cách sửa vai thú con từng bên để lọt qua xương chậu, giảm được độ vướng khi hai vai ra cung lúc.
- Dùng móc sản khoa: Trong trường hợp thai đã chết thì dùng móc sản khoa móc vào hốc mắt của thú con hoặc cắt thai.
- Cắt thai: Thai sẽ được cắt thành từng mảnh nhỏ và đem ra ngoài qua đường âm đạo , biện pháp này rất khó, địi hỏi kỹ thuật cao.
20
3.2. Cổ tử cung mở chậm
Trong điều kiện sinh lý bình thường, sau khi thú có những biểu hiện của triệu chứng rặn đẻ thì cổ tử cung sẽ mở và chuẩn bị sinh con. Nếu cổ tử cung không mở hoặc mở khơng đạt kích thước coi như cổ tử cung mở chậm. Tử cung có dạng ống hình trụ dài 8-10cm (trâu bò), kích thước có biểu hiện giảm dần khi thú chuyển dạ, sự giảm kích thước được gọi là sự xóa mất cổ tử cung hay độ mở tử cung khi lỗ tử cung rộng ra.
Khi triệu chứng sinh đẻ đã trãi qua các cơn rặn mãnh liệt nhưng cổ tử cung chưa mở hay mở chưa đạt kích thước có thể dẫn đến vỡ tử cung (cẩn thận khi dùng oxytocine). Để hạn chế các cơn rặn này có thể dùng các loại thuốc tê gây tê màng cứng tuỷ sống (novocain, lidocain, procain). Khi triệu chứng sinh đẻ thông qua các cơn rặn yếu, cổ tử cung mở chậm do trở ngại trong co thắt tử cung thường xảy ra trên thú thiếu calcium trong máu; đôi khi do sốt sữa…, lúc này cần tăng cường co bóp tử cung bằng oxytocine.
3.3. Xoắn tử cung
Bệnh có thể xảy ra ở cả thú mang thai một sừng tử cung hay trên thú mang thai cả hai sừng. Nguyên nhân có thể do hệ thống các dây treo bị yếu, thường xảy ra trên thú đẻ nhiều lần, tỷ lệ tăng dần theo tháng mang thai. Tác hại có thể cản trở tuần hồn trong việc cung cấp máu đến tử cung và bào thai. Hình dạng xoắn dài theo trục âm đạo và thân tử cung theo chiều bên phải hay trái, mức độ xoắn 45, 90, 180 hay 360 độ
Có thể xảy ra trên thú đang sinh con do sự di động của thai nhi, sức rặn, sự lăng trở đau đớn của thú mẹ, sự căng dãn quá mức của dây chằng.Trong trường hợp cổ tử cung mở chậm hơn so với các cơn rặn đẩy thai nhi ra làm cho tử cung bị quay vòng. Theo William các trường hợp xoắn xảy ra trên bị ni chăn thả là 2,7% và trên bị ni chuồng là 8,6%. Các nhà thú y tại Mỹ cho rằng tình trạng đẻ khó xảy ra vào mùa xn vì suốt mùa đơng bị bị nhốt trong chuồng từ 4-6 tháng nên thiếu sự vận đơng.
Bệnh có thể can thiệp bằng cách:
- Kiểm tra qua âm đạo để xác định chiều xoắn (nếp nhăn xuyên theo chiều xoắn hướng về cổ tử cung).
- Xác định sớm, can thiệp kịp thời.
- Dùng tay đưa vào âm đạo, tựa vào đầu bê đẩy mạnh qua thành bụng thú mẹ, đẩy thai theo chiều ngược lại.
21 - Mổ đường hơng, sửa tử cung lại vị trí cũ.
3.4. Sinh đôi trên thú cái đơn thai
Trong điều kiện bình thường, hoạt động của các nội tiết tố không bị rối loạn. Nhưng do hai thai sẽ có kích thước và khối lượng lớn hơn bình thường, tử cung phải co dãn rộng hơn để chứa được hai bào thai. Thai thứ nhất được sinh ra dễ dàng nhưng thai thứ hai có thể có những trường hợp xoay trở. Có thể can thiệp bằng cách:
- Nếu hai thai ra cùng lúc sẽ bị vướng ở khung xương chậu (thú đa thai). Chờ cơn rặn giảm đưa tay vào đẩy bớt một thai vào trong, đỡ lần lượt từng con ra ngoài khi đã chỉnh sửa tư thế thuận lợi. Trên thú nhỏ, có thể nắm hai chân sau của thú mẹ nhấc chỏng lên để giúp cho thai tuột vào trở lại vào bên trong, sau đó đỡ lần lượt từng con ra ngồi.
- Trên gia súc lớn, sau khi đã đỡ thai thứ nhất có thể tiêm oxytocine hỗ trợ thêm sức rặn cho thú mẹ và giảm bớt độ rộng của tử cung.
3.5. Tư thế - vị trí và hướng thai bất thường 3.5.1. Tư thế 3.5.1. Tư thế
a. Đầu của thai (vẹo qua một bên, quập xuống, ngửa ra sau gáy, cổ bị vặn) - Đầu của thai quẹo qua một bên:
Do đầu vẹo gấp lại một bên làm đường kính lớn hơn khung xương chậu nên dẫn đến đẻ khó. Có thể lúc đầu chỉ vẹo ít, nhưng do cơn co thắt và cơn rặn đẻ làm cho mức độ vẹo nặng hơn. Đôi khi thai bị vẹo đầu do người can thiệp kéo thai ra quá sớm khi đầu thai chưa qua khỏi cổ tử cung. Tư thế này có thể có trên các lồi gia súc, ngoại trừ trên heo (heo có cổ ngắn).
Khi khám bên trong có thể nhận thấy hai chân nhưng không thấy được đầu của thai (cần phân biệt với hai chân sau). Nhìn bên ngồi, thú mẹ có triệu chứng đẻ kéo dài, mệt mỏi.
Can thiệp: Tùy thuộc vào tư thế nằm của thú mẹ, có thể gây tê màng cứng tủy sống để hạn chế cơn rặn của thú mẹ, sau đó đẩy thai ngược vào bên trong xoang bụng, chỉnh lại hai chân và kéo đầu bê thẳng theo trục của thai (dùng tay nắm hàm dưới của thai và kéo đầu thẳng lại). Khi hết tác dụng của thuốc tê, cơn rặn trở lại thì bơm dung dịch bơi trơn vào tử cung và kéo thai ra ngoài theo từng nhịp rặn. Khi đã xác định đầu vẹo sang một bên thì khơng nên cố kéo ra hoặc sử dụng oxytocine. Nếu thai đã chết và dịch ối đã khô, các biện pháp can thiệp bên ngồi khơng hiệu quả có thể cắt thai hoặc mổ lấy thai ra.
22
Đầu co xuống phần ức giữa hai chân trước của thai, trường hợp này xảy ra trên thú có cổ quá dài. Nguyên nhân dẫn đến thường do quá trình di chuyển trong âm đạo thai thường chúi mỏm xuống, đưa gáy vào xương chậu, cơn co bóp sẽ đẩy phần sau thai dồn về trước làm đầu của thai quập xuống từ từ.
Can thiệp giống như tình huống đầu vẹo sang một bên. Tuy nhiên, nếu đầu hơi chúi xuống đưa trán hay đỉnh đầu vào xương chậu thì dễ can thiệp. Một số trường hợp, cơn rặn của thú mẹ mạnh và kéo dài làm thai vướng rất chặt ở khung xương chậu thì phải sử dụng phương pháp gây tê tủy sống để đẩy thai vào trong, cắt thai hoặc mổ bụng lấy thai.
- Đầu thai nhi ngửa ra sau
Được xác định khi khám thai sờ thấy phần sụn khí quản, trường hợp này thường kết hợp với đầu vẹo sang một bên.
Can thiệp theo nguyên tắc làm giảm sức rặn đẻ của thú mẹ và thao tác giống như trường hợp đầu vẹo sang một bên. Tuy nhiên, thao tác sẽ khó hơn nếu thai đã
chết, dịch ối khô. Nên dùng dây cột vào hai chân bê trước khi đẩy thai vào bên trong.
b. Tư thế tứ chi
- Chân trước hay chân sau co quập lại
Có thể xảy ra ở một hay cả hai chân. Ngun nhân có thể do một hoặc hai chân khơng duỗi thẳng ra trước khi cơn rặn tống thai. Khi thai đến xương chậu tư thế này sẽ làm gia tăng kích thước của vai, ngực (vướng thai ở xương chậu).
Can thiệp: Chờ khi thú mẹ giảm cơn rặn đẻ, đẩy mạnh đầu của thai lùi về xoang bụng, có thể cột dây vào chân đã ra. Sau khi thai lùi vào một ít phải nâng và kéo thẳng chân ra, tiếp tục luồng tay vào tìm chân co nâng lên thẳng theo hướng ra của âm hộ. Trên heo khi phát hiện chân co chỉ cần nắm chặt cổ heo và kéo ra ngồi. Trên bị nếu thai chết thì sự can thiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do bị kẹt ở xương chậu, cần cắt phần chân co, đơi khi phải cắt thai, khó hơn phải mổ lấy thai.
- Cả chân trước và chân sau cùng đưa ra âm đạo:
Trường hợp này chân sau hơi thụt vào trong so với chân trước. Cần phân biệt với trường hợp sinh đôi.
Can thiệp trường hợp này chờ cơn rặn giảm, đẩy hai chân sau trở lại xoang bụng, không được kéo bê khi chưa đẩy hai chân sau vì càng làm cho sự việc nghiêm trọng hơn. Chờ cơn rặn tiếp theo kéo hai chân trước và đầu của thai ra bên ngồi theo nhịp rặn.
23
3.5.2. Vị trí bất thường
Nằm ngửa móng lật ngược hướng lên lưng, nằm nghiên thì hai chân chồng lên nhau, đầu thai xoay lên hay xoay nghiên.
Can thiệp: Làm giảm cơn rặn hay chờ khi cơn rặn giảm. Có thể bơm dung dịch bơi trơn tử cung, âm đạo, sửa vị trí cho thai nằm sấp lại, dùng tay hay móc sản khoa kéo thai ra ngoài.
3.5.3. Hướng bất thường
a. Thú con đưa lưng ra trước
Thường xảy ra trên ngựa, đơi khi trên trâu bị nhưng ít khi gặp trên heo. Việc tống thai ra ngồi khơng tiến triển trong khi nước ối đã thoát ra hết. Nguyên nhân do sự xoay chuyển thai không đúng hướng, cơn rặn của thú mẹ làm thai lệch hướng dần, trục thai có thể dần dần thẳng góc với trục thân thú mẹ, đôi khi trục thai xoay dần.
Can thiệp: Khơng được dùng oxytocine vì có thể gây vỡ tử cung, khó can thiệp cho thú mẹ. Có thể gây tê màng cứng tủy sống để hạn chế cơn rặn. Đưa tay vào tử cung, đẩy thai vào bên trong, tìm nắm lấy chân trước kéo ra cổ tử cung và chỉnh lại tư thế thai phù hợp, nhẹ nhàng kéo thai ra ngồi . Nếu q khó thì có thể cắt thai hoặc mổ lấy thai ra.
b. Thú con đưa bụng ra trước
Hai chân trước và hai chân sau chụm lại. Một số trường hợp thai xoay ngang hay mõm thai hướng lên trên.
Can thiệp tương tự như ngôi lưng, cố gắng sửa lại tư thế bình thường trước khi kéo thai ra ngồi, có thể dùng dung dịch bơi trơn hỗ trợ cho sự can thiệp.Tùy vào tình trạng của thú con, có thể móc, cắt thai, mổ lấy thai.
24
Hình 3.2 : Tư thế - Vị trí và hướng thai bất thường (A: Đầu thai quập
xuống ; B: Chân thai khơng đưa ra ngồi ; C: Đầu của thai ngửa ra sau ; D : Đầu của thai quẹo sang một bên ; E,F : Bốn chân của thai ra cùng lúc ; G : Chân sau của thai co quấp lại ; H : Thai đưa lưng ra trước
A B
C D
E F
25
4. Thực hành: Kiểm tra chăm sóc nái trước khi sinh Câu hỏi ơn tập :
1. Trình bày hiện tượng đẻ bình thường trên gia súc. 2. Trình bày nguyên tắc cơ bản để kiểm tra đẻ khó. 3. Nguyên nhân, can thiệp bệnh hẹp khung xương chậu. 4. Thảo luận trường hợp cổ tử cung mở chậm.
5. Trình bày trường hợp xoắn tử cung, can thiệp. 6. Can thiệp sinh đôi trên thú can đơn thai.
7. Các tư thế thai bất thường. 8. Các vị trí thai bất thường. 9. Các tư hướng thai bất thường
26
CHƯƠNG 4
BỆNH SINH SẢN TRÊN THÚ CÁI SAU THỜI KỲ SINH SẢN MH27- 02
Giới thiệu: Nội dung chương cung cấp cho người học các kiến thức về bệnh
trên gia súc sau thời kỳ sinh sản.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm kiến thức phục vụ cơng tác chăm sóc sau khi sinh trên đàn gia súc, gia cầm.
- Kỹ năng: Phân biệt được các bệnh sinh sản trên thú cái sau thời kỳ sinh sản - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tự tin, có trách nhiệm với cơng việc, có