Tổn thương đường sinh dục sau khi sinh

Một phần của tài liệu Giáo trình Sản khoa (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2 : BỆNH TRÊN THÚ CÁI TRONG THỜI KỲ MANG THAI

4. Tổn thương đường sinh dục sau khi sinh

4.1. Viêm âm đạo

Niêm mạc âm đạo và âm hộ thường bị tổn thương sau khi sinh, nhất là trên gia súc mới đẻ lứa đầu hay do bộ phận sinh dục có kích thước nhỏ hơn bình thường, sự viêm nhiễm này thường không chuyên biệt.

4.1.1. Nguyên nhân

- Do can thiệp bên ngồi hay do đẻ khó

- Do viêm tử cung, sót nhau, dịch viêm đi qua âm đạo - Sa âm đạo sau khi sanh

- Xâm nhiễm các chất dơ từ bên ngoài như phân từ hậu môn, nền chuồng. - Ung thư âm đạo, âm đạo có hạt bội triển.

4.1.2. Triệu chứng

- Âm hộ, âm đạo sưng đỏ hay xám, có vết xây sát, màng niêm dễ chảy máu, có khi hoại tử có mủ, hơi thối.

- Âm hộ có thể phù độc (Clostridium septicum), có thể chết sau 1 - 2 ngày - Ít gây ảnh hưởng tình trạng chung nhưng có thể lây sang tử cung.

4.1.3 Điều trị

- Có thể tự khỏi nhưng cần điều trị để giảm sự đau đớn. - Bơm rửa các dung dịch sát trùng nhẹ.

- Nặng, có thể tiêm kháng sinh chống nhiễm trùng tồn thân. - Có thể gây tê để giảm đau.

31

4.2. Viêm âm đạo thú nhỏ 4.2.1. Nguyên nhân 4.2.1. Nguyên nhân

Do giao phối, do sinh đẻ, do ngoại vật vào âm đạo, nang thủng buồng trứng kích thích phân tiết estrogen liên tục, một số trường hợp có thể do sót nhau

4.2.2. Triệu chứng

- Vết mủ rơi vải nơi thú nằm, hay dính khơ ở hai mép âm mơn, mơi âm đạo sưng to tùy theo mức độ bệnh.

- Ở chó dịch viêm tiết ra có thể gây hấp dẫn chó đực và dễ nhầm lẫn với hiện tượng lên giống.

- Khám âm đạo bằng mỏ vịt thấy các hạt nhỏ, đỏ, có mủ. Nặng thì cả âm đạo viêm đỏ.

4.2.3. Điều trị

- Dùng dung dịch sát trùng nhẹ rửa sạch âm đạo và âm hộ. - Khi có triệu chứng tồn thân cần tiêm kháng sinh.

- Khi có biểu hiện lên giống cần tiêm progesterone.

4.3. Viêm tử cung 4.3.1. Nguyên nhân

Do can thiệp, do đẻ khó, nhiễm vật lạ vào trong tử cung, thú mẹ suy nhược khi đẻ, do xảy thai, sót nhau.

4.3.2. Triệu chứng

- Suy nhược toàn thân, thân nhiệt tăng, mạch tăng, thở nhanh, tử cung teo lại chậm, tiết chất hơi thối, màu trắng, xám có lẫn máu hay tế bào.

- Nặng có thể gây thủng lớp niêm mạc, lớp cơ tử cung, lớp tương mạc tử cung gây chết thú.

- Trên heo nái thường đi đôi với viêm vú và mất sữa ( MMA ). - Trên ngựa, dê, cừu thường đi đơi với hiện tượng sót nhau.

4.3.3. Điều trị

- Kịp thời thì mau lành bệnh và ít ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của thú. - Phải tích cực, đúng phương pháp

- Chú ý một số trường hợp kết hợp với tồn lưu hoàng thể - Chú ý sự vấy nhiễm vsv khi can thiệp đẻ khó

32

- Có thể đặt thuốc (viên nang), tiêm kháng sinh điều trị toàn thân. - Chú ý sự suy nhược của thú mẹ (hỗ trợ bằng glucose & acid amin).

Hình 4.2: Cơ chế gây viêm 4.4.Viêm tử cung ở thú nhỏ

4.4.1. Nguyên nhân

Tổn thương sau khi sanh, sót nhau, đẻ khó, thai chết, do thời kỳ động dục trong năm, ung thư tử cung, do lớp niêm mạc tử cung bội triển.

4.4.2. Triệu chứng

- Thể cấp thú sốt cao, uống nhiều nước, nơn ói, tiêu chảy, suy nhược tồn thân, đôi khi dẫn đến nhiễm độc máu.

- Tiết chất lẫn mủ, máu, dịch chảy ra âm hộ.

- Ít xảy ra viêm kinh niên, tuy nhiên khó thụ thai và thường sinh non. - Đôi khi chỉ thấy được khi chụp X quang (thành tử cung dày lên).

4.4.3. Điều trị

- Vệ sinh đường sinh dục và âm môn. - Đặt viên nang vào tử cung, âm đạo.

- Dùng oxytocin liều thấp để tống dịch viểm ra ngoài. - Tiêm kháng sinh toàn thân.

Động dục Mở cổ tử

cung Đẻ mang thai Giai đoạn Táo bón, tress Viêm tử cung Tạo nang

buồng trứng Nâng, chậm lên giống

MMA Vệ sinh chuồng trại Nhiễm bẩn quanh âm đạo Viêm âm đạo Viêm bang quang Viêm bể thận Viêm thận

33 - Nặng thì cắt bỏ buồng trứng, tử cung.

4.5. Sa tử cung 4.5.1. Nguyên nhân

Sa tử cung do nhiều nguyên nhân: có thể do thú đẻ nhiều lần, thai quá lớn, can thiệp khơng đúng cách, thơ bạo, sót nhau…

4.5.2. Triệu chứng

- Tồn bộ tử cung lịi ra bên ngoài - Niêm mạc sưng, xuất huyết.

4.5.3. Điều trị

Việc điều trị cần tich cực, nhanh chóng với các thao tác sau: - Gây tê màng cứng để hạn chế sức rặn.

- Đưa tử cung trở lại vị trí bình thường. - Cố định bằng các đường may.

- Trợ sức bằng dung dịch glucose 5% hoặc 30%. - Dùng kháng sinh toàn thân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Sản khoa (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)