Bảng này trình bày đặc trƣng mẫu gồm 163 cơng ty trong giai đoạn 2007-2014. CASH là tỷ lệ của tổng số tiền mặt và tƣơng đƣơng tiền trên tổng tài sản. LEV là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản. BANK là tỷ lệ
của tổng số các khoản vay ngân hàng trên tổng nợ. DIV là tỷ lệ thanh toán cổ tức trên tổng tài sản. CF là tỷ lệ lợi nhuận trƣớc thuế cộng với khấu hao trên tổng tài sản. SIZE là ln (tổng tài sản). VAR là độ lệch chuẩn của dòng tiền trên tổng tài sản. GRT là tốc độ tăng trƣởng tài sản. LIQ đƣợc xác định bằng cách lấy(tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn – tiền và tƣơng đƣơng tiền) chia cho tổng tài sản. EX là tỷ lệ số thành viên HĐQT tham gia điều hành trên tổng số lƣợng thành viên HĐQT. CEO là biến giả, nhận giá trị 1 nếu chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm vị trí tổng giám đốc điều hành và ngƣợc lại sẽ nhận giá trị 0.
Theo bảng 4.1 ta thấy, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của các doanh nghiệp
Việt Nam khoảng 10,4%. Giá trị này tƣơng đối đồng nhất với các quốc gia khác.
Chẳng hạn kết quả này trong bài nghiên cứu ở Pakistan củaAttaullah Shah (2011) là 8,26%; còn theo nghiên cứu của Ozkan &Ozkan (2004), Kim và cộng sự (1998) lần lƣợt ở Anh và ở Mỹ là 9,9% và 8,1%. Hay kết quả nghiên cứu của Marco & Javier (2012) đối với các công ty ở Ý cũng cho kết quả là 10% và phát hiện của Drobet và công sự (2010) trên 45 quốc gia từ 1995-2005 là 12,6%.
Ngoài ra, bảng 4.1 cũng cung cấp một cái nhìn sơ lƣợc về cơ cấu ban giám đốc của các công ty Việt Nam. Khoảng 39% trong tổng số 163 công ty (tƣơng đƣơng 65 cơng ty) có chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm vị trí tổng giám đốc điều hành.Con số này đối với nghiên cứu của Ozkan & Ozkan (2004) chỉ 8,6%. Mức độ thành viên HĐQT nắm giữ các chức vụ giám đốc điều hành chiếm khoảng 37,1%. Hai yếu tố trên cho thấy mức độ phân bổ thành viên HĐQT trong bộ máy quản lý điều hành của các công ty Việt Nam là khá cao. Điều này cũng khá hợp lý với đặc trƣng môi trƣờng kinh doanh tại Việt Nam khi số lƣợng cơng ty gia đình chiếm tỷ trọng khơng nhỏ, cũng nhƣ các mối quan hệ gia đình chi phối khá mạnh trong cơng tác điều hành và tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
14.00% 12.00% CASH 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Biểu đồ 4.1 bên dƣới thể hiện sự biến động trong tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam qua các năm 2007 – 2014.
Hình 4.1: Diễn biến tỷ lệ nắm giữ tiền mặt qua các năm của các công ty niêm yết trên 2 sàn chứng khốn HOSE và HNX
- Nhìn trên hình 4.1 ta có thể thấy tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam biến động mạnh qua các năm 2007-2008-2009 với tỷ lệ tƣơng ứng 11.14% - 8.39% - 11.78%. Điều này có thể đƣợc lý giải bới các lý do nhƣsau:
Năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, các nguồn vốn nƣớc ngồi bắt đầu gia tăng chảy vào Việt Nam. Chính vì điều này mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tìm kiếm các khả năng đầu tƣ mới, dẫn đến thực trạng các họ gia tăng vốn tiền mặt để sẵn sàng đón nhận các cơ hội đầu tƣ này. Hơn thế nữa, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chứng kiến tốc độ tăng trƣởng cực mạnh vào năm 2007. Đó cũng chính là thời điểm mà những hoạt động nâng cao tính cơng bằng, công khai, minh bạch cho thị trƣờng chứng khoán đƣợc yêu cầu. Việc tổ chức cuộc bình chọn báo cáo thƣờng niên của các doanh nghiệp niêm yết diễn ra từ năm 2007
là một ví dụ điển hình. Tất yếu các doanh nghiệp niêm yết gia tăng tính thanh khoản để tạo sức hút với nhà đầu tƣ bằng công tác nâng cao lƣợng tiền mặt và tƣơng đƣơng tiền trên bảng cân đối kế toán.
Đến năm 2008, cả thế giới chứng kiến cơn khủng hoảng tài chính từ Mỹ:
Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giảm; bong bóng bất động sản vỡ khi chính sách
thắt chặt tiền tệ đƣợc áp dụng tháng 4/2008 khiến các ngân hàng bị cắt nguồn cung, làn sóng tháo chạy bắt đầu, giá tụt dốc không phanh, thị trƣờng bất động sản rơi vào cảnh lao đao; đến tháng 09/2008trƣờng chứng khoán Việt Nam bắt đầu lâm vào tình trạng rớt điểm mạnh. Tính thanh khoản của các tài sản đầu tƣ trong thời gian này giảm mạnh, làm cho các doanh nghiệp phải gánh chịu áp lực trả nợ và trả lãi lớn do vay nợ quá nhiều trƣớc đó, kết hợp với việc tỷ suất sinh lời giảm mạnh… Điều này dẫn đến nguồn tiền trong doanh nghiệp giảm nhanh.
Năm 2009 là rất khó khăn với nền kinh tế Việt Nam với tốc độ tăng trƣờng GDP là 5,2% - thấp nhất trong 10 năm kể từ 1999-2009. Nguyên nhân thứ nhất là do thời điểm này chúng ta đã hội nhập sâu hơn vào WTO nên gánh chịu áp lực cạnh tranh từ các nƣớc thế giới trong khi tiềm lực các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế hay chƣa bắt kịp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giảm. Thứ hai, các nguồn vốn đầu tƣ và kiều hối chảy vào Việt Nam giảm mạnh do thế giới vẫn đang đối mặt với khủng hoảng toàn cầu. Thứ ba, thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng với mức độ rất nặng nề (điển hình là 11 cơn bão trong năm 2009).Với nền kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp gia tăng nguồn tiền mặt để tạo tấm đệm bảo vệ doanh nghiệp trƣớc những biến động lớn của nền kinh tế. Thêm vào đó, đứng trƣớc dự báo là nền kinh tế bắt đầu có những bƣớc khởi sắc hơn trong những năm sau nên việc gia tăng tiền mặt nhƣmột bƣớc chuẩn bị để đón nhận cơ hơi sau khủng hoảng.
- Mức độ biến động tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từ giai đoạn 2010 đến 2014 hầu nhƣkhơng có sự biến động, xoay quanh các giá trị lần lƣợt 10.7% - 10.5% - 10.1% - 10.71% - 10.06% trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tƣơng đối ổn định qua các năm.
4.1.2 Thống kê mô tả mức độ nắm giữ tiền mặt của các công ty trên hai sàn chứng khoán Việt Nam HNX và HOSE khoán Việt Nam HNX và HOSE
Bảng 4.2: Thống kê mô tả mức độ nắm giữ tiền mặt của các công ty trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX CASH_HNX CASH_HOSE Mean 0.10140 0.10571 Median 0.06579 0.06605 Maximum 0.81518 0.86497 Minimum 0.00028 0.00045 Std. Dev. 0.10868 0.11254 Observations 448 856
Thống kê mô tả biến CASH ở 2 sàn HNX và HOSE cho thấy sự khác biệt trong việc nắm giữ tiền mặt của các công ty trên hai sàn này hầu nhƣ khơng đáng kể (mức nắm giữ tiền mặt trung bình của các công ty trên sàn HNX và HOSE lần lƣợt là 10,14% và 10,57%). Mức độ tƣơng đồng này ủng hộ thêm cho tỷ lệ nắm giữ tiền mặt chung (10,4%) của cả hai sàn là khá vững, mang tính đại diện cho mức độ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp Việt Nam.
4.1.3 Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình