Kiến nghị cải thiện sự thiếu hụt nhân lực ngành Logistic sở cấp độ nhà

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 59 - 60)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS VÀ NGUỒN NHÂN LỰC

1. Kiến nghị cải thiện sự thiếu hụt nhân lực ngành Logistics Việt Nam

1.1 Kiến nghị cải thiện sự thiếu hụt nhân lực ngành Logistic sở cấp độ nhà

nước

Nhà nước ở cấp độ quản lý bao quát hơn doanh nghiệp, có chức năng đưa ra những nghị định, chủ trương, chính sách vĩ mơ định hướng phát triển chung. Những chính sách này tuy khơng đi vào giải quyết thực trạng cụ thể từng doanh nghiệp nhưng sẽ là phương hướng chung để doanh nghiệp áp dụng và cải thiện tình trạng chung của ngành. Nhân lực ngành Logistics Việt Nam hiện nay đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, vì vậy, đây là vấn đề mà Nhà nước cần quan tâm và đưa ra giải pháp cải thiện. Sau đây là những kiến nghị bài nghiên cứu đưa ra có thể áp dụng ở cấp Nhà nước.

Logistics hiện là ngành mới nên các cơ sở đào tạo Logistics chưa đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại của ngành dù cũng đã được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây. Vì vậy Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thêm các cơ sở đào tạo về Logistics, các ngành liên quan mật thiết như Quản trị chuỗi cung ứng, Vận tải,… cả ở cấp Đại học, Cao đẳng hay những trung tâm đào tạo nghiệp vụ. Để giải quyết tình trạng này cần sự quan tâm đặc biệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(1) Chỉ đạo các trường Đại học đưa thêm ngành Logistics vào chương trình đào tạo của trường, hỗ trợ kinh phí để giảng viên có điều kiện tu nghiệp nâng cao trình độ. Thêm nhiều địa chỉ cơ sở đào tạo đồng nghĩa với việc sô lượng tuyển sinh đầu vào nhiều hơn, bước đầu gia tăng được nhân lực tham gia vào ngành

Logistics. Bên cạnh đó trình độ của giảng viên được nâng cao thì chất lượng đào tạo cũng được tăng theo.

(2) Chỉ đạo biên soạn giáo trình mới hay dịch giáo trình, sách tiếng anh chuyên ngành Logistics để tạo nguồn tài nguyên học liệu phong phú hơn cho cả giảng viên và sinh viên, từ đó giúp những ai quan tâm đến ngành Logistics có thể thu nạp nhiều kiến thức từ nguồn chính quy hơn.

(3) Tạo điều kiện làm việc, lương thưởng, phúc lợi xã hội tốt để giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc tại Việt Nam, giảm thiểu thực trạng chảy máu chất xám. Đưa ra chính sách thu hút nhân tài về làm việc cho đất nước.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NGHIÊN cứu KHOA học SINH VIÊN năm 2018 – 2019 đề tài NHÂN lực NGÀNH LOGISTICS và tác ĐỘNG đến nền KINH tế (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)